Top soạn bài “Phong cách ngôn ngữ hành chính” văn học 12 ngắn gọn nhất

Top soạn bài “Phong cách ngôn ngữ hành chính” văn học 12 ngắn gọn nhất giúp các em biết một số loại văn bản hành chính thường gặp cũng như cách trình bày một văn bản hành chính cụ thể

Soạn bài “Phong cách ngôn ngữ hành chính” số 1

I, Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính

1. Văn bản hành chính

– Văn bản 1: nghị định của Chính phủ, gần nghị là các văn bản của các cơ quan nhà nước: thông tư, nghị định, văn bản pháp luật, hiến pháp….

– văn bản 2: giấy chứng nhận một số thủ trưởng cơ quan nhà nước, giấy chứng nhận: giấy khai sinh, văn bằng, chứng chỉ…

– Văn bản 3 đơn một số cơ quan Nhà nước, do Nhà nước quản lí. Gần với các văn bản: bản khai, báo cáo, biên bản…

Điểm giống và khác giữa các văn bản:

– Giống: có tính pháp lí, giải quyết vấn đề mang tính hành chính, công vụ

– Khác: Văn bản thuộc phạm vi, quyền hạn khác nhau, đối tượng khác nhau

2. Ngôn ngữ hành chính

– Trình bày: theo mẫu sẵn có có kết cấu nhất định

– Từ ngữ: lớp từ ngữ hành chính được dùng với dùng với tần số cao căn cứ, quyết định, trách nhiệm, hiệu lực…

– Kiểu câu: mỗi dòng thường là một thành phần, một vế của câu cú pháp, được tách để nhấn mạnh

II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính

1. Tính khuôn mẫu

Thể hiện trong kết cấu thống nhất

– Phần đầu: gồm các thành phần:

Quốc danh, tiêu ngữ

Tên cơ quan, tổ chức ra văn bản, số hiệu

– Tên văn bản

– Nơi, người thụ lí văn bản

b, Phần chính: nội dung văn bản

c, Phần kết: địa điểm

– Thời gian thực hiện văn bản, chữ kí (đóng dấu) người thực hiện văn bản, nơi nhận (cơ quan có thẩm quyền)

2. Tính chính xác

Văn bản hành chính được viết ra để xử lí, thực thi, do đó đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối

– Không dùng từ đa nghĩa, số liệu cụ thể, rõ ràng, lời khai chứng thực, chính xác từng dấu chấm, dấu phẩy

– Không sửa chữa, tẩy xóa

Văn bản dài phân chia thành các chương mục,điều khoản ngắn gọn, rõ ràng.

3. Tính công vụ

Không dùng từ ngữ có tính biểu cảm, nếu thì chỉ manh tính ước lệ

Sử dụng lớp từ toàn dân, tránh dùng từ địa phương, khẩu ngữ

Luyện tập

Bài 1 (trang 172 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Các loại văn bản hành chính thường gặp: biên bản họp lớp, đơn xin nghỉ học, đơn xin miễn giảm, đơn xin gia nhập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giấy chứng nhận, sơ yếu lí lịch,bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, học bạ…

Bài 2 (trang 172 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Văn bản là Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT về việc ban hành chương trình THCS. Đặc điểm chính là:

    + Trình bày, kết cấu: văn bản được trình bày theo khuôn mẫu

    + Phần đầu: tiết mục của văn bản

    + Phần cuối: các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ kí…)

– Từ ngữ: sử dụng từ ngữ mang sắc thái trung tính

– Câu văn: kết cấu văn hành chính (căn cứ… quyết định) Mỗi ý quan trọng được tách xuống dòng, viết hoa đầu dòng

Bài 3 (trang 172 sgk ngữ văn 12 tập 2): Biên bản cuộc họp

     Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

     Độc lập – tự do- hạnh phúc

     BIÊN BẢN HỌP

Thời gian bắt đầu

Địa điểm

Thành phần cuộc họp:……………………………………………………………

Chủ trì cuộc họp:

Thư kí:

Nội dung cuộc họp: ……………………………………………………………….

Cuộc họp kết thúc lúc: …Giờ…. Ngày…. Tháng….Năm…..

Thư kí                 Chủ tọa

(Chữ kí)                  Chữ kí và dấu (nếu có)

 

Soạn bài “Phong cách ngôn ngữ hành chính” số 2

  2. Dưới đây là mẫu một Giấy mời:

          Anh (chị) hãy :

          a) Điền vào chỗ trống những nội dung thích hợp gửi cho các bạn trong lớp.

          b) Dựa vào mẫu trên, viết một Giấy mời hoàn chỉnh gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp.

          3. Chỉ ra những đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ thể hiện trong văn bản Quyết định được dẫn ra ở cuối bài Phong cách ngôn ngữ hành chính trong sách giáo khoa, trang 188.

 

          1. Có thể tham khảo mẫu biên bản sau đây :

          2. a) Học sinh tự thực hiện theo yêu cầu của bài tập.

          b) Tham khảo Giấy mời sau đây :

          3. Đây là một văn bản Quyết định, loại văn bản khá tiêu biểu cho những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

          – Văn bản thể hiện rõ những đặc điểm chung; của phong cách ngôn ngữ hành chính (tĩnh khuôn mẫu, tính chính xác, tính công vụ).

          – Văn bản tuân theo cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ hành chính (về chữ viết, về từ ngữ, về kiểu câu, về biện pháp tu từ, về bố cục trình bày).

 

Soạn bài “Phong cách ngôn ngữ hành chính” số 3

I. Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính

1. Văn bản hành chính

– Văn bản 1: là nghị định của Chính phủ. Gần với nghị định là các văn bản của các cơ quan nhà nước (hoặc tổ chức chính trị, xã hội… ) như pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định…

– Văn bản 2: là giấy chứng nhận của hiệu trưởng một trường trung học phổ thông.

– Văn bản 3: là đơn của một học sinh gửi cơ sở đào tạo nghề.

2. Ngôn ngữ hành chính

Các văn bản hành chính đều có một số đặc điểm tiêu biểu về ngôn ngữ như sau:

– Về cách trình bày: được soạn thảo theo một kết cấu thống nhất, thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định.

– Về từ ngữ: từ ngữ hành chính dùng với tần số cao.

– Về kiểu câu: có những văn bản tuy dài nhưng chỉ là kết cấu của một câu. Mỗi một ý quan trọng thường được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng.

II. Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ hành chính

1. Tính khuôn mẫu

Một văn bản hành chính gồm ba phần: phần đầu, phần chính và phần cuối:

a. Phần đầu:

– Quốc hiệu và tiêu ngữ:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Tên cơ quan ban hành văn bản (chính phủ), bên dưới là số hiệu văn bản.

– Địa điểm, thời gian ban hành văn bản

b. Phần chính: nội dung của văn bản.

c. Phần cuối

– Chức vụ, chữ ký và họ tên của người ký văn bản, dấu của cơ quan.

– Nơi nhận

2. Tính minh xác

– Mỗi từ, mỗi câu trong văn bản hành chính chỉ có một ý.

– Không sử dụng các biện pháp tu từ, hàm ý.

– Ngôn ngữ chính xác, chuẩn mực.

3. Tính công vụ

– Dùng trong giao tiếp công vụ.

– Hạn chế biểu đạt tình cảm cá nhân.

Tổng kết:

  • Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế… (gọi chung là cơ quan) hoặc giữa các cơ quan với cá nhân, cá nhân với cá nhân trên một cơ sở pháp lý.
  • Ba đặc trưng cơ bản: tính khuôn mẫu, tính chính xác, tính công vụ.

III. Luyện tập

Câu 1. Kể tên một số loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến học tập trong nhà trường của anh (chị).

Một số loại văn bản hành chính thường gặp liên quan đến học tập trong nhà trường như:

  • Đơn xin nghỉ học, đơn xin vào đội…
  • Quyết định khen thưởng, quyết định kỷ luật…
  • Sơ yếu lý lịch, giấy khai sinh…

Câu 2. Hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (lược trích) trong SGK.

– Văn bản: Quyết định của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo.

– Gồm 3 phần với đầy đủ nội dung cần có.

– Từ ngữ: chính xác, rõ ràng.

Câu 3. Anh chị hãy hãy ghi biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính.

Gợi ý:

– Cần có đầy đủ các nội dung sau đây:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản;
  • Địa điểm và thời gian họp;
  • Thành phần cuộc họp;
  • Nội dung họp: người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận, kết luận của cuộc họp;
  • Chủ toạ và thư ký (người ghi biên bản), ký tên

– Mẫu:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN CUỘC HỌP SƠ KẾT CUỐI NĂM HỌC

Thời gian:…

Địa điểm: Lớp… Phòng học… Trường…

Thành phần tham dự: Cô giáo chủ nhiệm lớp…, Ban cán sự lớp… và … thành viên lớp…

Nội dung cuộc họp:

  • Phần 1: Tổng kết lại thành tích học tập rèn luyện cuối năm.
  • Phần 2: Khen thưởng các học sinh có kết quả học tập và rèn luyện tốt
  • Phần 3: Mục tiêu trong năm học sắp tới.

Cuộc họp kết thúc vào: … giờ… ngày… tháng… năm…

Thư ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Soạn bài “Phong cách ngôn ngữ hành chính” số 4

1– Văn bản hành chính:

  • Văn bản 1: là nghị định của chính phủ. Gần với nghị định là các văn bản khác của các cơ quan Nhà nước như: pháp lệnh, nghị quyết, thông tư, thông cáo, chỉ thị, quyết định,…
  • Văn bản 2: Giấy chứng nhận (văn bằng, chứng chỉ, giấy khai sinh,…)
  • Văn bản 3: là đơn của một học sinh gởi một cơ sở đào tạo nghề (bản khai, báo cáo, biên bản,..)

Phong cách ngôn ngữ hành chính là phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản hành chính

2- Ngôn ngữ hành chính:

  • Về cách trình bày: thường có ba phần theo một khuôn mẫu nhất định.
  • Về từ ngữ: Có một lớp từ hành chính được dùng với tầng số cao.
  • Về kiểu câu

1.2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính:

1- Tính khuôn mẫu:

Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu văn bản thống nhất, thường gồm ba phần:

Phần đầu:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ.
  • Tên cơ quan ban hành văn bản.
  • Địa điểm, thời gian ban hành văn bản.

Phần chính: Nội dung chính của văn bản.

Phần cuối:

  • Chức vụ, chữ kí và họ tên của người kí văn bản, dấu của cơ quan.
  • Nơi nhận.

Văn bản hành chính có rất nhiều loại nên cách trình bày cũng có thể có những điểm khác biệt nhất định. Kết cấu nêu trên có thể thay đổi ít nhiều ở các loại văn bản khác nhau.

2- Tính minh xác:

  • Mỗi từ một nghĩa, mỗi câu một ý.
  • Không dùng các biện pháp tu từ.
  • Không tuỳ tiện xoá bỏ, thay đổi, sửa chữa ngôn từ, cần chính xác đến từng dấu chấm, dấu phẩy, chữ kí, cả về thời gian mà văn bản có hiệu lực.

3- Tính công vụ:

  • Tính chất công vụ là tính chất công việc chung của cả cộng đồng, do đó hạn chế những biểu đạt tình cảm của cá nhân.
  • Ngôn ngữ hành chính không phải ngôn ngữ của cảm xúc.
  • Những từ ngữ cảm xúc, những phép tu từ,… không tạo hiệu quả bằng sự chính xác của ngôn từ và nội dung thông tin cần thiết.

1.3. Luyện tập:

1) Bài tập 1.

Một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường của hs: giấy khai sinh, đơn xin phép, giấy chứng nhận tốt nghiệp, lí lịch, …

2) Bài tập 2.

Một số đặc điểm tiêu biểu của văn bản quyết định về việc ban hành chương trình THCS.

  • Kết cấu ba phần theo khuôn mẫu chung.
  • Dùng nhiều từ ngữ hành chính: quyết định, ban hành, căn cứ, nghị định, quyền hạn, trách nhiệm, quản lí nhà nước, chỉ thị, hiệu lực, hướng dẫn, thi hành,…
  • Ngắt dòng, ngắt ý và đánh số rõ ràng, mạch lac. Có thể các ý đó viết liền thành một câu. Ví dụ: Bộ trưởng bộ GD & ĐT căn cứ vào nghị định (…) quyết định điều 1 (…), điều 2 (…), điều 3 (…).

3) Bài tập 3:

Khi ghi biên bản cần chú trọng những nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản;
  • Địa điểm và thời gian họp;
  • Thành phần cuộc họp;
  • Nội dung họp: người điều khiển, người phát biểu, nội dung thảo luận, kết luận của cuộc họp;
  • Chủ toạ và thư kí (người ghi biên bản), kí tên.

Soạn bài “Phong cách ngôn ngữ hành chính” số 5

2.1. Câu 1 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– Một số loại văn bản hành chính liên quan đến công việc học tập trong nhà trường là: Đơn xin nghỉ học, đơn xin học hè, đơn xin miễn giảm học phí, bằng tốt nghiệp…

2.2. Câu 2 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

– Đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, từ ngữ , kiểu câu của văn bản hành chính:

+ Trình bày theo khuôn mẫu

+ Từ ngữ: Phù hợp, dễ hiểu

+ Kiểu câu: Mang kết cấu của văn bản hành chính.

2.3. Câu 3 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

PHÒNG GD VÀ ĐT…

TRƯỜNG:……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

GIẤY MỜI HỌP PHỤ HUYNH

Trân trọng kính mời ông (bà):………………………………………………..

Phụ huynh em……………………………. Học lớp:……………………………

Vào lúc:………………………. Ngày……. tháng………….năm……………..

Đến tại văn phòng trường:……………………………………………………..

Để thông báo tình hình học tập và rèn luyện của học sinh năm học:…………..

Rất mong quý phụ huynh đến đúng giờ

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Ngày…..tháng……..năm………

 

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

 

Nguồn: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *