Top 5 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học có đáp án

Top 5 đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học có đáp giúp bạn củng cố và nâng cao kiến thức về môn Sinh học để bạn tự tin hơn khi bước vào kì thi tốt nghiệp phổ thông và kì thi tuyển sinh vào Đại học.

Xem thêm: 49+ đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học có đáp án

Câu 1: Điền vào câu sau: Các vật thể sống đang tồn tại trên Trái Đất là ….. (Đ: những hệ khép kín, M: những hệ mở), có cơ sở vật chất chủ yếu là …. (P: các đại phân tử prôtêin, N: các đại phân tử axit nucleic, PN: các đại phân tử prôtêin và axit nucleic) có khả năng tự đổi mới, tự sao chép, tự điều chỉnh, tích lũy thông tin di truyền.

A. Đ, PN

B. M, P

C. M, N

D. M, PN

Câu 2: Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có:

A. Mêtan (CH4) và amôniac (NH3)

B. Oxy (O2) và nitơ (N2)

C. Xianôgen (C2N2)

D. Hơi nước (H2O)

Câu 3: Giai đoạn tiến hoá hoá học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ:

A. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép

B. Tác động của các enzim và nhiệt độ

C. Tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại, …)

D. Do các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm.

Câu 4: Côaxecva là:

A. Các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O như saccarit lipit.

B. Các hợp chất có 2 nguyên tố C và H (cacbua hiđrô).

C. Các hợp chất hữu cơ phân tử hoà tan trong nước dưới dạng những dung dịch keo.

D. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ.

Câu 5: Trong kỉ Pecmơ quyết khổng lồ bị tiêu diệt vì:

A. Bị cây hạt trần cạnh tranh

B. Sự phát triển nhanh chóng bò sát ăn cỏ

C. Biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn, một số vùng khô rõ rệt

D. Sự xuất hiện của bò sát răng thú

Câu 6: Mầm mống những cơ thể đầu tiên được hình thành trong giai đoạn:

A. Tiến hoá hoá học

B. Tiến hoá lí học

C. Tiến hoá tiền sinh học

D. Tiến hoá sinh học

Câu 7: Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:

A. Các hoá thạch

B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá

C. Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay

D. Sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín

Câu 8: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái

A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.

D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.

Câu 9: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố

A. hạn chế.

B. rộng.

C. vừa phải.

D. hẹp.

Câu 10: Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ

A. hợp tác.

B. cạnh tranh.

C. hãm sinh(ức chế – cảm nhiễm).

D. kí sinh.

Đáp án 

1 2 3 4 5
D B C D C
6 7 8 9 10
C B B B D

Câu 11 : Opêron Lac ở E.coli không bao gồm thành phần nào dưới đây?

a. Gen điều hòa

b. Vùng vận hành

c. Vùng khởi động

d. Gen cấu trúc

Câu 12 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động Opêron Lac ở E.coli, gen điều hòa tạo ra sản phẩm nào sau đây?

a. Prôtêin ức chế

b. Lactôzơ

c. Enzim phân giải lactôzơ

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 13 : Trong điều hòa hoạt động của Opêron Lac ở E.coli, prôtêin ức chế được tổng hợp

a. chỉ khi môi trường không có lactôzơ.

b. cả khi môi trường có lactôzơ hoặc không có lactôzơ.

c. chỉ khi môi trường có lactôzơ.

d. chỉ khi gen cấu trúc hoạt động.

Câu 14 : Trong cơ chế hoạt động của Opêron Lac, thành phần nào có khả năng làm bất hoạt prôtêin ức chế?

a. Gen cấu trúc

b. Gen điều hòa

c. Lactôzơ

d. ARN pôlimeraza

Câu 15 : Trong hoạt động của Opêron Lac, để ngăn cản quá trình phiên mã, prôtêin ức chế sẽ liên kết với

a. vùng khởi động.

b. vùng vận hành.

c. gen điều hòa.

d. gen cấu trúc.

Câu 16 : Hiện tượng nào dưới đây xảy ra trong cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ?

a. ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động của gen cấu trúc và tiến hành dịch mã

b. Gen điều hòa bị ức chế, không hoạt động

c. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành để ức chế phiên mã ở gen cấu trúc

d. Enzim phân giải lactôzơ được tổng hợp

Câu 17 : Các thành phần của Opêron Lac ở E.coli sắp xếp theo chiều từ trái sang phải như sau:

a. Vùng vận hành – gen cấu trúc – vùng điều hòa

b. Vùng khởi động – vùng vận hành – gen cấu trúc.

c. Vùng vận hành – vùng khởi động – gen cấu trúc.

d. Gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – gen cấu trúc.

Câu 18 : Điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn nào?

a. Giai đoạn sau dịch mã

b. Giai đoạn dịch mã

c. Giai đoạn phiên mã

d. Giai đoạn tái bản

Câu 19 : Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lac ở E.coli, thành phần nào có vai trò như chất cảm ứng?

a. Vùng khởi động

b. Prôtêin ức chế

c. Lactôzơ

d. ARN pôlimeraza

Câu 20 : Trong Opêron Lac, vùng khởi động được kí hiệu là gì?

a. Z

b. O

c. R

d. P

Đáp án 

Câu 11 : Đáp án a

Gen điều hòa

Câu 12 : Đáp án a

Prôtêin ức chế

Câu 13 : Đáp án b

cả khi môi trường có lactôzơ hoặc không có lactôzơ.

Câu 14 : Đáp án c

Lactôzơ

Câu 15 : Đáp án b

vùng vận hành.

Câu 16 : Đáp án c

Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành để ức chế phiên mã ở gen cấu trúc

Câu 17 : Đáp án b

Vùng khởi động – vùng vận hành – gen cấu trúc.

Câu 18 : Đáp án c

Giai đoạn phiên mã (kiểm soát việc tổng hợp mARN)

Câu 19 : Đáp án c

Lactôzơ

Câu 20 : Đáp án d

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận