Hướng dẫn soạn bài “Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học” văn học lớp 12

Top 5 mục hướng dẫn soạn bài ” Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ” lớp 12 đầy đủ , chính xác và bám sát chương trình học nhất

“Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học” bài soạn số 1

I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

– Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là hình thức nghị luận văn học (nội dung bình luận, phân tích ý kiến đối với văn học)

– Người viết biết cách giải thích đúng đắn nội dung của ý kiến đối với văn học, biết nhận định, đánh giá

Luyện tập

Đề 1 (trang 93 sgk ngữ văn 12 tập 1)

MB: Giới thiệu, trích dẫn ý kiến của Thạch Lam về văn chương

– Nêu cảm nhận cá nhân về ý kiến đó

TB:

– Giải thích ý kiến:

   + Văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực: văn chương được xem là công cụ giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh thời đại

   + Văn chương tác động trực tiếp đến tình cảm của con người

– Tố cáo và thay đổi thế giới giả dối, tàn ác làm cho lòng người đọc trở nên trong sạch và phong phú hơn:

   + Văn chương vạch trần, phê phán những cái xấu xa của xã hội, đòi hỏi diệt trừ, thay thế nó

   + Bồi đắp tinh thần, xây dựng lối sống trong sạch, thanh lọc con người

Bình luận, cảm nhận:

– Thạch Lam tự hào khi sử dụng vũ khí là ngòi bút văn chương

   + Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát với thực tế

   + Ý thức được nguồn sức mạnh to lớn, cao cả của văn chương

   + Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ảnh và xây dựng tâm hồn)

   + Đầy niềm tin vào khả năng của văn học, khả năng tự bồi đắp tâm hồn con người

KB:

Khẳng định sự đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của văn chương đối với đời sống

Đề 2 (trang 93 sgk ngữ văn 12 tập 1)

MB:

Giới thiệu trích dẫn lời phê bình của Hoài Thanh

Nêu nhận định của bản thân về ý kiến đó

TB:

– Giải thích ý kiến của tác giả Hoài Thanh:

   + Trình bày một số nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu

   + Do năng khiếu bẩm sinh, truyền thống của gia đình, quê hương

   + Nguyên nhân chính “thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính” dẫn tới sự thành công trong thơ của ông

– Chứng minh nhận định:

   + Tác giả Tố Hữu là người toàn tâm, toàn ý với cách mạng, luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan với mọi đau khổ, sướng vui của chặng đường lịch sử

   + Tình cảm, tâm tư chân thành, tha thiết của nhà thơ cách mạng chính là thi liệu để ông viết nên những vần thơ trữ tình chính trị

   + Ở tác giả có sự thống nhất, hài hòa giữa con người với thơ ca

( Có thể lấy các tác phẩm như Việt Bắc, Từ ấy… để minh chứng)

– Thơ Tố Hữu là sự phản chiếu tâm hồn cách mạng vào thơ ca.

KB:

– Khẳng định nhận định của Hoài Thanh phù hợp với sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận thơ ca

– Thơ Tố Hữu thành công rực rỡ về thể loại thơ ca cách mạng

“Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học” bài soạn số 2

Đề 1: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước. Trình bày suy nghĩ của anh/chị với ý kiến trên.

a. Tìm hiểu đề: 

– Giải thích các cụm từ: phong phú, đa dạng tức là có nhiều thể loại, nhiều nội dung khác nhau; chủ lưu: dòng chảy chính; quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.

– Giải thích nhận định: Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong sự đa dạng, phong phú của văn học Việt Nam.

b. Lập dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Đặng Thai Mai.

Thân bài:

– Văn học Việt Nam rất phong phú và đa dạng: gồm nhiều dòng chảy khác nhau như yêu nước, nhân đạo, thế sự,…

– Văn học yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam:

+ Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong văn học trung đại (chứng minh qua bốn giai đoạn của văn học trung đại).

+ Văn học yêu nước là dòng chảy chính trong văn học hiện đại (chứng minh qua văn học thời kì chống Pháp, thời kì chống Mĩ…).

– Lí giải nguyên nhân khiến văn học yêu nước là dòng chủ lưu thông suốt kim cổ:

+ Nước ta có lịch sử trường kì chống giặc ngoại xâm.

+ Yêu nước là truyền thống quý báu, là tình cảm lớn lao trong tinh thần người Việt.

+ Văn học vừa phản ánh tình yêu đất nước, lịch sử hào hùng của dân tộc vừa là một phương tiện góp phần vào công cuộc dựng và giữ nước.

Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn trong nhận định của Đặng Thai Mai.

Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?

a. Tìm hiểu đề

– Giải thích ý kiến: càng nhiều tuổi, người ta càng có cách thức và khả năng lĩnh hội hiệu quả hơn các giá trị khi đọc sách.

– Bàn luận về ý kiến:

  + Ý đúng: càng nhiều tuổi, càng nhiều vốn sống và kinh nghiệm giúp việc đọc sách trở nên dễ dàng nhận thức và lĩnh hội hơn.

  + Ý bổ sung: cách đọc và kết quả đọc sách ngoài phụ thuộc vào tuổi tác còn phụ thuộc vào sự yêu thích dành cho sách, năng lực, trình độ, điều kiện của cá nhân người đọc.

b. Lập dàn ý

Mở bài: Dẫn dắt vào vấn đề đọc sách và trích dẫn ý kiến của Lâm Ngữ Đường.

Thân bài:

– Giải thích ý kiến trong đề bài: sự khác nhau trong cách đọc và kết quả đọc ở mỗi lứa tuổi.

– Bình luận và chứng minh những khía cạnh đúng đắn trong ý kiến của Lâm Ngữ Đường.

– Bổ sung các ý kiến để có quan điểm toàn diện, đầy đủ về việc đọc sách.

– Rút ra bài học cho bản thân khi đọc sách.

Kết bài: Nêu bài học chung về đọc sách, đặc biệt với tác phẩm văn học.

2. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: 

– Đối tượng: đa dạng (về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học…).

– Nội dung: giải thích, nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

Phần II

Video hướng dẫn giải

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Gợi ý lập dàn ý trình bày suy nghĩ về ý kiến của nhà văn Thạch Lam: 

Mở bài: Giới thiệu Thạch Lam và ý kiến của ông về vai trò của văn chương đối với con người.

Thân bài:

– Giải thích:

Văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực: văn chương là công cụ giúp nhà văn truyền tải thông điệp, thực hiện sứ mệnh, tác động đến tư tưởng tình cảm của đông đảo người đọc và xã hội.

Vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch, phong phú hơn: văn chương có vai trò và tác dụng to lớn đối với con người, lên án diệt trừ cái xấu, cái ác và bồi đắp cái thiện, cái đẹp.

– Bàn luận, chứng minh:

+ Sử dụng các dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục để chứng minh ý kiến.

+ Nhận định: ý kiến của Thạch Lam vừa sâu sắc vừa đúng đắn, đồng thời thể hiện niềm tự hào về nghiệp văn và niềm tin vào sức mạnh lớn lao, kì diệu của văn chương.

Kết bài: Khẳng định vai trò, sức mạnh lớn lao của văn chương và sứ mệnh cao cả của các nhà văn, nhà thơ.

Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Gợi ý lập dàn ý trình bày suy nghĩ về nhận định của Hoài Thanh:

Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh và nêu nhận định khái quát về ý kiến đó.

Thân bài:

– Giới thiệu khái quát thành công của thơ Tố Hữu.

– Lí giải thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của nhà thơ Tố Hữu (lí giải và chứng minh qua nguồn cảm hứng, nội dung, phong cách nghệ thuật của thơ Tố Hữu).

– Nhiệt tình cách mạng, tinh thần dân tộc hòa quyện với tâm hồn nghệ sĩ đem lại những thành tựu thơ lớn lao của Tố Hữu.

Kết bài: Rút ra bài học sáng tác văn chương rút ra từ cuộc đời thơ Tố Hữu và từ ý kiến sắc sảo của Hoài Thanh.

“Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học” bài soạn số 3

Câu 1 trang 93 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn“.

Gợi ý:

a. Mở bàiGiới thiệu về nhà văn Thạch Lam và trích dẫn ý kiến của ông về vai trò, tác dụng của văn chương đối với con người và xã hội: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực…”

b. Thân bài

* Giải thích

– Nói rõ văn chương không để giúp cho con người thoát li. Quên lãng cuộc sống hiện thực.

– Khẳng định đó là một vũ khí thanh cao để tố cáo thế giới giả dối và tàn ác, làm cho con người trong sạch và phong phú hơn.

→ Trong tình hình văn học trước Cách mạng tháng Tám 1945, đây là một quan niệm nghệ thuật rất tiến bộ. Đến nay, quan niệm đó vẫn còn nguyên giá trị.

* Bình luận

– Ý kiến trên thể hiện niềm tin của nhà văn vào khả năng của văn chương, khả năng tự cải tạo tâm hồn của con người và quan trọng hơn là niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn của cuộc sống.

c. Kết bài

– Đây là một quan niệm đúng đắn về vai trò và tác dụng của văn chương đối với đời sống xã hội.

– Quan niệm của Thạch Lam cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Câu 2 trang 93 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh“. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.

Gợi ý:

a, Mở bài

– Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh: “Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng…”

– Nhận định khái quát về ý kiến đó.

b, Thân bài

– Giới thiệu khái quát những thành công của thơ Tố Hữu.

– Thái độ toàn tâm toàn ý đối với sự nghiệp cách mạng là nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của thơ Tố Hữu.

– Ở Tố Hữu, nhiệt tình cách mạng hòa làm một với tâm hồn nhạy cảm và nghệ thuật thơ điêu luyện.

c, Kết bài: Bài học về sáng tác rút ra từ ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh.

Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn“.

Gợi ý:

Dàn ý tham khảo:

a. Mở bài:

– Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương.

– Khái quát ý nghĩa: nói về chức năng, sứ mệnh của văn học.

b. Thân bài:

* Giải thích:

– Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có kĩ năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.

–  Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác “làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”.

Nghĩa là:

+ Văn chương vạch trần, phê phán những tệ nạn, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ, thay thế.

+ Đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.

* Bình luận:

– Thạch Lam rất tự hào về vũ khí của mình

+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.

+ Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương.

+ Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.

–  Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ:

+ Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.

+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn).

+ Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người.

c. Kết luận

– Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.

– Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh“. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.

Gợi ý:

Dàn ý tham khảo:

a. Mở bài

– Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).

– Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.

b. Thân bài

– Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…). Nhưng “thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính” đưa đến sự thành công của thơ ông.

– Chứng minh: có toàn tâm, toàn ý với cách mạng mới luôn luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan, đau khổ và sướng vui trên những chặng đường lịch sử của đất nước. Tâm tư, tình cảm chân thành, sâu sắc ấy của nhà cách mạng Tố Hữu chính là chất liệu của thơ trữ tình – chính trị của ông, giữa con người nhà thơ có sự thống nhất hài hòa.

 Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu. Có thể lấy dẫn chứng trong Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, …

– Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác (thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…) với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.

c. Kết bài

Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca. Do đó, có thể gợi ý cho những người nghiên cứu và sáng tác thơ.

—Tổng kết—

  • Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học,… 
  • Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

“Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học” bài soạn số 4

I. Kiến thức cơ bản

Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, về tác phẩm văn học…

Dàn ý làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận (trích dẫn ý kiến)

Thân bài

– Giải thích ý kiến, vấn đề nghị luận được nêu trong bài

– Phân tích, chứng minh, bình luận

– Bình luận ý kiến: đúng hay sai

Có ý nghĩa (với văn học và đời sống)

Tác dụng (với văn học và đời sống)

Kết bài

Thái độ, ý kiến của người viết về vấn đề nghị luận

Liên hệ và rút ra bài học

II. Bài tập vận dụng

Khi nhận định về thơ Xuân Diệu, tác giả Hoài Thanh có nhận định: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ”. Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên

Mở bài

Giới thiệu nhận định của tác giả Hoài Thanh về nhà thơ Xuân Diệu

Thân bài

– Lý giải nhận định của Hoài Thanh: Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ. Mới về nội dung thể hiện, mới về cách tân nghệ thuật

  • Xuân Diệu là một trong trong ba đỉnh cao của Thơ Mới
  • Ông đem đến thơ ca quan niệm mới mẻ, sáng tạo về tình yêu, tuổi trẻ
  • Xuân Diệu mạnh dạn xưng cái “tôi” thay vì “cái ta” chung, lấy cái “tôi” làm cảm hứng sáng tác

– Sự tự do trong câu chữ, hình ảnh thơ khác với thơ ca trung đại tuân thủ nghiêm ngặt niêm luật, nội dung, hình thức bị gò bó, chủ đề hẹp, sáo mò

– Thơ của ông mạnh dạn thể hiện khát khao, ham muốn với cuộc sống, yêu đời, muốn sống với thực tại

(Sử dụng các tác phẩm của Xuân Diệu chứng minh)

Kết bài:

– Xuân Diệu có phong cách riêng, khác lạ, độc đáo, so với các nhà thơ cùng thời. Cái tôi mới mẻ, cuồng nhiệt trong thơ của ông đem đến cho thơ ca gương mặt tiêu biểu, đỉnh cao của Thơ Mới

“Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học” bài soạn số 5

I. THẾ NÀO LÀ NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN ĐỐI VỚI VĂN HỌC?
 
–   Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học là một hình thức của bài nghị luận văn học mà nội dung là bình luận, phân tích một ý kiến đối với văn học.
 
–   Người viết phải biêt cách giải thích đúng đắn nội dung một ý kiến đối với văn học, biết nhận định, đánh giá ý kiến ấy.
 
II. CÁCH VIẾT BÀI VẨN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN ĐỐI VỚI VĂN HỌC
 
1. Tìm hiểu để và lập dàn ý
 
Đề 1. Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là văn học yêu nước” (Dẫn theo Trần Văn Giàu tuyển tập, NXB (Giáo dục, 2001).
 
Bước 1: Tìm hiểu đề
 
Để thực hiện các bước tìm hiểu đề và lập dàn ý, HS thực hiện các yêu cầu của SGK. Cụ thể:
 
Anh (chị) hãy làm rõ nghĩa các từ, cụm từ: phong phú, đa dạng, chủ lưu, quán thông kim cổ.
 
–   Giải nghĩa các từ:
 
+ Phong phú, đa dạng: có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại khác nhau.
 
+ Chủ lưu: dòng chính, bộ phận chính.
 
+ Quán thông kim cổ: thông suốt từ xưa đến nay.
 
b. Đề nêu nội dung gì cần bình luận? cần tham khảo những bài học nào trong chương trình Ngữ văn THPT?
 
–   Yêu cầu của đề: bình luận ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai cho rằng xưa đến nay cái phong phú đa dạng của văn học Việt Nam, dòng văn yêu nước là một chủ lưu.
 
Cần tham khảo các bài: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến cuối thế kỉ XX, Nam quốc sơn hà, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ, Tuyên ngôn độc lập…
 
c. Chứng minh rằng văn học Việt Nam rất phong phú đa dạng.
 
–   Văn học Việt Nam rất phong phú đa dạng. Có nhiều tác phẩm với nhiều hình thức thể loại, đề tài phong phú khác nhau (HS lấy dẫn chứng)
 
d. Chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước, anh chị thấy xét trên có đúng không? Chứng minh?
 
–   Chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước.
 
–   Chứng minh.
 
–   Quá trình dựng nước và giữ nước tạo nguồn cảm hứng cho sáng tác các nhà văn, nhà thơ.
 
–   Giai đoạn lịch sử nào của dân tộc cũng có những tác phẩm lớn, giá về đề tài yêu nước (HS lấy dẫn chứng).
 
e.  Văn học yêu nước Việt Nam “quán thông kim cổ”. Hãy chứng minh?
 
–   Văn học Việt Nam với nội dung yêu nước có thể nói là dã quán thố kim cổ. Chứng minh:
 
+ Văn học trung đại: văn học yêu nước thể hiện ở chiến đấu chống ngoại xâm (Tống, Nguyên, Mông, Minh, Thanh). Nêu các tác phẩm lớn ở các giai đoan này: Nam quốc sơn hà (chống Tống); Hịch tướng sĩ (chống Nguyên Mông); Bình Ngô đại cáo (Chống Minh); Hoàng Lễ nhất thống chí (Chống Thanh).
 
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ chủ lưu ấy càng phát huy mạnh mẽ vị trí, vai trò của nó. HS có thể dẫn ra hàng loạt tác giả tác phẩm tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến này.
 
g. Nhận định của anh (chị) về ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai (SGK)?
 
–   Nhận định của Đặng Thai Mai giúp chúng ta nhớ đến hoàn cảnh nước và đặc biệt hiểu hơn đặc điểm văn học của dân tộc mình.
 
Bước 2: Lập dàn ý
 
a.      Mở bài: —
 
–   Giới thiệu ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai.
 
–   Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.
 
b.       Thân bài:
 
–    Cuộc sống Việt Nam phong phú, đa dạng, thơ văn Việt Nam đã phản ánh cuộc sống phong phú đa dạng đó.
 
–   Để tồn tại bên cạnh các thế lực quân sự hùng mạnh, nhiều tham vọng như: Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… dân tộc Việt Nam phải luôn chú tâm phòng bị và chiến đấu kiên cường để giữ nền độc lập của mình. Sau cùng, dân tộc Việt Nam lại phải liên tục chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ… Do điều kiện đặc biệt ấy, chủ lưu của văn học Việt Nam là văn học yêu nước. Đặc điểm đó xuyên suốt từ xưa đến nay (“Quán thông kim cổ”).
 
–   Cần chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong văn học để chứng minh điều đó.
 
+ Nam quốc sơn hà, Bình ngô đại cáo…
 
+ Tuyên ngôn độc lập, thơ của Tố Hữu, Chính Hữu, Quang Dũng, Chế Lan Viên…
 
c.       Kết bài:
 
–   Trên thế giới, mỗi dân tộc có số phận riêng, hoàn cảnh riêng. Là người Việt Nam ta cần nhớ đến hoàn cảnh của đất nước và đặc điểm văn học của dân tộc mình, đó cũng là nhớ đến công lao, tâm huyết của cha ông.
 
–  Ý kiến của giáo sư Đặng Thai Mai giúp chúng ta khắc sâu những điều đó.
 
Đề 2: Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua các kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng, ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng đêm dài” (dẫn theo Lâm Ngữ Đường). Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên.
 
Bước 1: Tìm hiểu đề
 
HS tham khảo đề 1 ở trên và hướng dẫn của SGK để thực hiện các bước tìm hiểu đề.
 
Bước 2: Lập dàn ý.
 
HS tham khảo dàn ý sau đây:
 
a.        Mở bài
 
Giới thiệu vấn đề bàn về đọc sách và vai trò của sách trong đời sống.
 
–    Sách mở rộng cho chúng ta những chân trời mới, giúp chúng ta khám phá đến những miền đất mới, cung cấp cho chúng ta một kho tàng kiến thức phong phú về đời sống
 
–   Đọc sách, tiếp nhận những giá trị của sách, đặc biệt là những tác phẩm văn học luôn gắn liền với những điều kiện và năng lực chủ quan của người đọc. Nhận xét về điều này, người xưa cho rằng: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua các kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài” (dẫn theo Lâm Ngữ Đường).
 
b. Thân bài:
 
b1. Giải thích câu nói trên:
 
–    Người xưa đã dùng hình ảnh so sánh việc đọc sách với việc thưởng trăng. Mỗi lứa tuổi đọc sách sẽ lĩnh hội được những tri thức nhất định, đồng thời ở mỗi lứa tuổi có một cách đọc sách khác nhau để thu nhập tri thức..
 
b2. HS bàn luận thêm và chứng minh tính đúng đắn của ý kiến trên: Đọc sách tuỳ thuộc vào tầm lĩnh hội của mỗi người. Tầm lĩnh hội đó được hình thành từ những yếu tố: Vốn sống, kinh nghiệm từ cuộc sống, những hiểu biết được tích luỹ từ tuổi tác sẽ giúp ích cho con người có khả năng đó nhận những tri thức ở trong sách. Thêm vào đó, vốn văn hoá rộng lớn cũng là yếu tố giúp người đọc có được sự am hiểu nhất định để có thể dễ dàng đón nhận những tri thức văn hoá từ sách.
 
–    Như vậy, muốn có kết quả tốt trong việc đọc sách, cần trang bị cho mình những hiểu biết về mọi mặt. Kinh nghiệm, vốn sống, hiểu biết phong phú về nhiều mặt sẽ giúp con người tiếp nhận tốt hơn, cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống mà sách mang lại.
 
c.       Kết bài
 
Việc đọc sách cũng giống như việc thưởng trăng, cần có thái độ ung dung từ tốn, cần suy ngẫm, chắt lọc, không vội vàng, cẩu thả.
 
LUYỆN TẬP
 
1. Trình bày suy nghĩ của anh (chị) đối với ý kiến của nhà của Thạch Lam: “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
 
Dàn bài gợi ý:
 
a.       Mở bài:
 
–   Nêu ý kiến của Thạch Lam về văn chương.
 
–   Khái quát ý nghĩa: nói về chức năng, sứ mệnh của văn học.
 
b.          Thân bài:
 
b1. Giải thích:
 
–    Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nghĩa là: Văn chương là công cụ nghề nghiệp hoàn hảo của nhà văn, là vũ khí có kĩ năng giúp nhà văn hoàn thành sứ mệnh của mình một cách có hiệu quả. Nó không bị sử dụng vào mục đích xấu, hơn nữa nó luôn tác động bằng con đường tình cảm.
 
–    Tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác “làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. Nghĩa là:
 
+ Văn chương vạch trần, phê phán những tệ nạn, những cái xấu xa của xã hội và đòi hỏi diệt trừ, thay thế.
 
+ Đồng thời bồi đắp tinh thần, xây dựng đời sống tâm hồn, thanh lọc tình cảm con người.
 
b2. Bình luận:
 
–   Thạch Lam rất tự hào về vũ khí của mình
 
+ Nhận xét đúng đắn, khái quát, sát thực.
 
+ Ý thức được sức mạnh và sự cao cả của văn chương.
 
+ Thấy được cách tác động đặc thù của văn chương vào cuộc sống.
 
–   Nhận thức đúng về hiện trạng đời sống lúc bấy giờ
 
+ Xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của văn chương.
 
+ Hiểu rõ tương quan giữa hai nhiệm vụ (phản ánh, đả phá và xây dựng tâm hồn).
 
+ Đầy niềm tin ở khả năng của văn học, khả năng tự cải tạo của tâm hồn con người.
 
c.       Kết luận
 
–   Khẳng định quan niệm đúng đắn về vai trò, tác dụng của văn chương trong đời sống xã hội.
 
–   Ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa lâu dài của ý kiến ấy.
 
2. Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.
 
Dàn bài gợi ý:
 
a. Mở bài
 
– Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).
 
– Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.
 
b. Thân bài
 
– Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…). Nhưng “thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính” đưa đến sự thành công của thơ ông.
 
– Chứng minh: có toàn tâm, toàn ý với cách mạng mới luôn luôn suy nghĩ, trăn trở, lo toan, đau khổ và sướng vui trên những chặng đường lịch sử của đất nước. Tâm tư, tình cảm chân thành, sâu sắc ấy của nhà cách mạng Tố Hữu chính là chất liệu của thơ trữ tình – chính trị của ông, giữa con người nhà thơ có sự thống nhất hài hòa.
 
   Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu. Có thể lấy dẫn chứng trong Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, …
 
– Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác (thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…) với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.
 
c. Kết bài
 
Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca. Do đó, có thể gợi ý cho những người nghiên cứu và sáng tác thơ.
 
Nguồn: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *