Top 5 bài soạn mẫu “Vịnh khoa thi Hương” ngắn gọn, hay nhất 2021

Top 5 bài soạn mẫu “Vịnh khoa thi Hương” ngắn gọn, hay nhất, bám sát nội dung sách giáo khoa nhất giúp các em nắm được kiến thức trọng tâm, cảm nhận được cảnh tình của đất nước thời bấy giò, và tâm trạng, nỗi đau của tác giả truóc thời cuộc

Bài soạn” Vịnh khoa thi Hương” số 1

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hai câu đầu:

   – Giọng thơ mang tính tự sự, kể lại cuộc thi năm Đinh Dậu theo thông lệ do nhà nước mở: ba năm một lần.

   – Điểm đặc biệt: Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Từ “lẫn”: lẫn lộn, báo hiệu điều gì thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong thi cử.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   – Hình ảnh:

       + Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ → dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.

       + Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa → ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ.

  – Nghệ thuật:

       + Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.

       + Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường.

       + Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”.

→ Sự láo nháo, lộn xộn của cảnh thi cử lúc bấy giờ.

=> Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   – Hình ảnh:

       + Quan sứ: công sứ Nam Định, được tiếp đón trọng thể.

       + Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.

→ Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

   – Nghệ thuật đối: Lọng >< váy, trời >< đất, quan sứ >< mụ đầm → Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.

=> Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hai câu cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất:

   – Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

   – Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

Bài soạn” Vịnh khoa thi Hương” số 2

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

– “Vịnh khoa thi Hương” còn có tên gọi khác “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”, được sáng tác năm 1897.

b. Bố cục

– Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi

– Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi

– Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi

– Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Hai câu đề

– Nói về sự kiện: theo lệ thường thời phong kiến cứ ba năm có một khoa thi Hương -> sự kiện tưởng như không có gì đặc biệt, chỉ có tính chất như một thông báo một thông tin bình thường.

– Sử dụng từ “lẫn”: thể hiện sự ô hợp, hỗn tạp của kì thi này. Đây chính là điều bất thường của kì thi.

=> Hai câu đề với kiểu câu tự sự có tính chất kể lại kì thi với tất cả sự ô hợp, hỗn tạp, thiếu nghiêm túc trong buổi giao thời.

b. Hai câu thực

– Hình ảnh:

+ Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ -> dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.

+ Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa -> ra oai, nạt nộ nhưng đó là cái oai cố tạo, giả vờ.

– Nghệ thuật:

+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: ậm ọe, lôi thôi.

+ Đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường.

+ Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”.

=> Sự láo nháo, lộn xộn, ô hợp của trường thi, mặc dù đây là một kì thi Hương quan trong của nhà nước.

=> Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

c. Hai câu luận

– Hình ảnh:

+ Quan sứ: Viên quan người Pháp đứng đầu bộ máy cái trị của tỉnh Nam Định được tiếp đón trọng thể.

+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.

=> Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

+ Nghệ thuật đối: Lọng >< váy, trời >< đất, quan sứ >< mụ đầm → Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.

=> Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

d. Hai câu kết

– Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.

– Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

d. Giá trị nội dung

          Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

e. Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật đối, đảo ngữ

– Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm

 

Bài soạn” Vịnh khoa thi Hương” số 3

I. TÌM HIỂU CHUNG

1.Tác giả

– Trần Tế Xương(1870-1907), hiệu Tú Xương, quê Nam Định

– Con đường quan trường lận đận.

– Sự nghiệp thơ ca của ông là bất tử với trên 100 bái chủ yếu là thơ Nôm

– Hai mảng: trào phúng và trữ tình

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Vịnh khoa thi hương (hay Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu) là bài thơ thuộc về đề tài “ thi cử” –  một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Do chính hiện thực lúc bấy giờ xã hội có nhiều biến chuyển suy tàn nên việc thi cử có phần nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến. Qua đó nhà thơ thể hiện thái độ mỉa mai, phê phán của mình trước hiện thực đó.

b. Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật

c. Bố cục: đề, thực, luận, kết

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Hai câu thơ đầu: nhà thơ giới thiệu về kì thi

– Trong hai câu thơ  đầu, câu mở đầu Trần Tế Xương kể lại một kì thi Hương năm Đinh Dậu. Khoa thi đó mở theo đúng luật lệ bình thường ba năm mở một khoa thi. Nhưng ngay lập đến câu thứ hai chúng ta thấy được sự bất bình thường ở đây qua câu “ Trường Nam thi lẫn với trường Hà” . Đặc biệt tác giả chỉ bằng từ “lẫn” đã thể hiện được rõ nét sự ô hợp, nhốn nháo trong thi cử năm nay.

2. Hai câu thực: cảnh tượng khi đi thi

– Sĩ tử

• Nhà thơ sử dụng từ tượng hình “lôi thôi” “vai đeo lọ”để diễn tả bộ dạng của sĩ tử đi thi → hình ảnh ấy hiện lên một hình dáng luộm thuộm , không gọn gàng, tác phong không nghiêm trang thật là coi khinh không coi kì thi ra gì.

→ sự nhố nhăng, ô hợp trong một kì thi trong cái xã hội phong kiến ấy đem lại.

– Quan trường

• Đó là những ông to bà lớn cô gắng nạt nộ thét lớn “ậm ọe” tuy nhiên với từ tượng thanh mà nhà thơ dùng đủ cho ta thấy những nạt nộ ấy chỉ là cố làm ra cho oai mặt quan lớn mà thôi.

• Thực chất ra thì học vấn cũng chẳng đến đâu mà chỉ là giả tạo mà thôi.

→ Chỉ bằng một vài từ tượng hình tượng thanh, những câu thơ hàm súc đã lột tả hết những mặt tiêu cực của thi cử. 

3. Hai câu luận: những ông to bà lớn đến trường thi

– Quan sứ xuất hiện trong xe kéo rợp trời. Đó phải chăng không chỉ là một quan sứ mà là nhiều hơn nữa.

– Còn những bà phu nhân được nhà thơ gọi là mụ đầm → thể hiện sự khinh bỉ.

→ Những ông quan sứ đến những bà phu nhân đầm tha thướt đất được cung phụng như những ông chúa bà hoàng ra xem thi cử mà cứ như là đi hội.

Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Để diễn tả hai hình ảnh quan sứ và bà đầm Tú Xương đã sử dụng tinh tế biện pháp đảo ngữ và nghệ thuật đối. Trong không khí linh đình đón quan sứ và bà đầm “cắm rợp trời” như vậy nhưng Tú Xương muốn ẩn ý nhằm phê phán, chế giễu, đả kích châm biếm sâu cay với hình ảnh: cờ trước, người sau, váy trước, người sau. Tạo nên tiếng cười hài hước nhưng trong đó cũng là nỗi đau chua sót của tác giả khi phải đứng nhìn cảnh tượng trường thi lố lăng.

4. Hai câu kết: nhà thơ thẳng thắn phê bình và thể hiện thái độ của mình

– Câu hỏi tu từ nhằm nhấn mạnh vào trách nhiệm của những người làm quan sứ.

– Ăn mặc diêm dúa điệu đà làm gì, võng lọng cờ hoa xe kéo rợp trời mà làm gì khi không nghĩ đến những điều mà những sĩ tử phải trải qua.

– Bao nhiêu năm trời đèn sách vậy mà giờ đây chỉ trông coi vào một kì thi, đã thế nhà nước lại mở có ba năm một lần rõ ràng là không nghĩ cho những khó khăn của người sĩ tử.

– Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà → giống như một lời nhắc nhở giận dữ của nhà thơ

– Hai câu kết chuyển từ giọng mỉa mai, châm biếm sang giọng điệu trữ tình. Tác giả không chỉ nói đến những sĩ tử thi kì thi năm nay mà còn nói đến tất cả những sĩ tử được coi là “nhân tài đất Bắc” hãy” ngoảnh cổ lại” để nhìn xem hiện thực nước nhà. Kì thi năm Đinh Dậu đã được phơi bày hay sâu xa hơn đó chính là hiện thực của một đất nước đang bị suy thoái cả về bên ngoài lẫn bên trong, nỗi đau mất nước không chỉ của riêng tác giả mà muốn nhắc nhở cho tất cả mọi người về nỗi đau chung ấy.

Bài soạn” Vịnh khoa thi Hương” số 4

.I Đôi nét về tác giả Tú Xương

– Tú Xương (1890 – 1907) tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh.

– Quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (trước đây là phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, TP. Nam Định).

– Các tác phẩm của Tú Xương xoay quanh hai mảng trữ tình và trào phúng.

– Một số tác phẩm tiêu biểu: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ…

II. Giới thiệu về bài thơ Vịnh khoa thi Hương

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Là một bài thơ thuộc đề tài thi cử – một đề tài khá đậm nét trong thơ Tú Xương.

– Bài thơ có tên gọi khác là “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu”.

2. Thể thơ

Thể thơ: thất ngôn bát cú

3. Bố cục

Gồm 3 phần

– Phần 1: Hai câu thơ đầu. Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu.

– Phần 2. Bốn câu thơ tiếp theo. Cảnh trường thi trong thực tế.

– Phần 3. Hai câu thơ còn lại. Thái độ, tâm trạng của nhà thơ.

 

Bài soạn” Vịnh khoa thi Hương” số 5

Câu 1 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

 Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (Chú ý phân tích kĩ từ “lẫn”).

Trả lời:

Kì thi có điều khác thường là trường Nam thi lẫn với trường Hà. Từ “lẫn”: lẫn lộn, báo hiệu điều gì thiếu nghiêm túc, ô hợp, láo nháo trong kì thi.

Câu 2 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

Trả lời:

Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi.

– Cách đảo trật tự cú pháp: “Lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”

– Các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm ọe, thét loa

=> Đó là hình ảnh khái quát sự sa sút về nho phong sĩ khí do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại. Hình ảnh sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước, miệng ậm ọe miệng thét loa gợi lên cái oan nhưng là cái oai cố tạo ra. Từ “ậm ọe” biểu đạt âm thanh của tiếng nói nhưng bị cản lại trong cổ họng đã khẳng định cái oai hờ của quan trường. Biện pháp đảo ngữ cũng giúp người đọc hình dung được tính chất lộn xộn của trường thi.

Câu 3 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6.

Trả lời:

– Hình ảnh:

+ Quan sứ: công sứ Nam Định, được tiếp đón trọng thể.

+ Mụ đầm: vợ quan sứ, ăn mặc diêm dúa, điệu đà.

→ Sự phô trương, hình thức, không đúng nghi lễ của một kì thi.

– Nghệ thuật đối: Lọng đối lập váy, trời đối lập đất, quan sứ đối lập mụ đầm

→ Thái độ mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.

=> Tất cả báo hiệu về một sự sa sút về chất lượng thi cử, bản chất của xã hội thực dân phong kiến.

Hình ảnh của quan sứ và bà đầm được phân tích chi tiết hơn trong phần nội dung các em xem thêm để có cái nhìn sâu sắc hơn về sự đả kích của tác giả đối với cảnh tượng này trong bài đọc thêm.

Câu 4 trang 34 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

Trả lời:

Hai câu cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất:

– Câu hỏi tu từ mang ý nghĩa thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

– Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

Bài 1

 Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (Chú ý phân tích kĩ từ “lẫn”).

Trả lời:

   Hai câu thơ đầu giới thiệu hoàn cảnh của khoa thi:

   Nhà nước ba năm mở một khoa,

   Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

   Theo lệ thường, dưới thời phong kiến, cứ ba năm có một khoa thi Hương. Điều đó không có gì đặc biệt, song câu thơ không chỉ là lời giới thiệu. Giọng điệu hài hước thể hiện khá rõ ngay trong hai câu thơ đầu. Câu thơ như một thông báo rằng khoa thi này do nhà nước tổ chức, cứ ba năm một lần thi Hương để chọn nhân tài, đó là thông lệ. Song nó báo hiệu một cái gì khác trước. Một từ “lẫn” không chỉ giới thiệu hai trường Nam Định và Hà Nội thi chung mà báo hiệu một sự xáo trộn của việc thi cử, không còn được như trước nữa. Có nhiều hàm ý trong từ “lẫn” này. Bốn câu tiếp miêu tả rất cụ thể điểu đó.

Bìa 2Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

Trả lời:

   Hai câu thực miêu tả thật hài hước cảnh trường thi:

   Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

   Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

   Cách đảo trật tự cú pháp: “Lôi thôi sĩ tử”, “ậm oẹ quan trường” kết hợp với các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm oẹ, thét loa làm cho quang cảnh thi trở nên nhốn nháo, ô hợp mất đi vẻ trang nghiêm của một kì thi do quốc gia tổ chức. Hơn thế, sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước mà như nhân vật tuồng hề “ậm oẹ, thét loa”. Người chịu trách nhiệm tổ chức kì thi và sĩ tử đi thi thật không ra thế nào. Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Không chỉ cảm nhận hai câu thực mà trong cả bài các em sẽ đều thấy được sự mỉa mai, đả kích và ẩn sâu là tâm trạng chua xót của nhà thơ.

Bài 3Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6.

Trả lời:

   Sự có mặt của vợ chồng quan sứ đáng lẽ sẽ làm cho quang cảnh trường thi trang nghiêm hơn. Song trái lại, sự hiện diện của chính quyền thực dân lúc này càng tăng thêm sự chua chát. Quyết định số phận của của các sĩ tử là một kẻ ngoại bang không biết gì về Nho học. Nơi cửa Khổng sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm. “Váy lê quét đất” đối với “Lọng cắm rợp trời” (còn làm nhục quốc thể) chao ôi thật chua chát. So với bài thơ khác “Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt – Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng” thì sự nhục nhã ấy chỉ là một.

   Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tuỳ tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.

Bài 4Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

Trả lời:

   Hai câu kết là một câu hỏi. Nhà thơ hỏi “Nhân tài đất Bắc” tức là hỏi tầng lớp trí thức. Đó là những sĩ tử đang chăm chăm chạy theo danh vọng. Ông hỏi mà như thức tỉnh họ về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù ngoại bang nếu vẫn có mặt ở lễ xướng danh này thì dẫu có đậu tiến sĩ ra làm quan cũng là thân phận tay sai mà thôi. Đường công danh còn có ý nghĩa gì? Hai tiếng “ngoảnh cổ” bộc lộ thái độ vừa mạnh mẽ vừa thể hiện một nỗi tủi nhục. Nhà thơ hỏi người cũng chính là hỏi mình. Giọng thơ dù đay nghiến mà vẫn có cái gì xa xót đến rưng rưng.

   Cảnh trường thi nhốn nháo, nhố nhăng làm bật lên tiếng cười chua chát về tình cảnh đất nước mất chủ quyền. Đây cũng là mâu thuẫn nội tại lúc bấy giờ không thể điều hoà được giữa kẻ sĩ muốn thi thố tài năng với đời, với thực tế phi nghĩa của khoa cử học vấn.

Không chỉ có phần hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa để các em học sinh soạn bài Vịnh khoa thi Hương, Đọc tài liệu còn cung cấp các kiến thức tổng hợp và mở rộng cho các em học sinh ghi nhớ kiến thức về bài học một cách logic, dễ dàng nhất.

Nguồn: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *