Tốp 5 bài soạn hay về “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” ngữ văn lớp 12

Tốp 5 bài soạn hay về “Nghị luận về một hiện tượng đời sống” ngữ văn lớp 12

” Nghị luận về một hiẹn tượng đời sống” bài soạn 1

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

a, Tìm hiểu đề

– Vấn đề nghị luận: hiện tượng đời sống: việc sử dụng chiếc bánh thời gian

   + Sử dụng dẫn chứng từ đời sống, các tấm gương tiêu biểu

   + Thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận

b, Lập dàn ý

MB: Giới thiệu hiện tượng cần lập luận

TB:

   + Tóm tắt việc làm của Nguyễn Hữu Ân: dành thời gian cho những người bị ung thư giai đoạn cuối

  + Phân tích hiện tượng Nguyễn Hữu Ân: thể hiện đức tính tốt đẹp, lối sống tốt đẹp, có ích

   + Hiện tượng có ý nghĩa giáo dục rất lớn với thanh thiếu niên

   + Biểu dương việc làm của Nguyễn Hữu Ân, khẳng định xã hội có nhiều bạn trẻ cũng đã và đang có suy nghĩ đẹp, lối sống đẹp cho xã hội

   + Nêu lên một bộ phận thanh niên sống tiêu cực: vô cảm, lãng phí thời gian vào trò vô bổ

KB: Rút ra bài học cho bản thân từ hiện tượng bàn luận

2. Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống

– Nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng sai, lợi hại, chỉ rõ thái độ, nguyên nhân

– Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội

– Diễn đạt mạch lạc, sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 1)

Nội dung: vấn đề bản luận: hiện tượng thanh niên (những năm 20 của thế kỉ XX) sống không có lý tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến thủ, chỉ biết vui chơi, hưởng thụ

b, Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bình luận

c, Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục

d, Bài học: cần chủ động, tích cực, sống trách nhiệm và tự trọng

Bài 2 (trang 68 sgk ngữ văn 12 tập 1)

MB: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, nhận định chung về hiện tượng “nghiện in-ter-net và ka-ra-o-ke

TB

– Ka-ra-o-ke là hình thức giải trí, giảm căng thẳng, giúp mọi người gần nhau hơn

– In-ter-net ngoài giải trí còn cung cấp các kiến thức bổ ích, giúp tiếp cận thông tin nhanh, đa dạng, tiện lợi

– “Nghiện” ka-ra-o-ke và Internet là dành quá nhiều thời gian, chểnh mảng học hành tu dưỡng

* Nguyên nhân:

– Do lười biếng, ham mê hưởng thụ, không hình thành được lý tưởng, mục đích sống

– Chưa được giáo dục tốt

* Hậu quả

– Phê phán thói xấu: tiêu phí thời gian, tiền bạc, lười học, nhiễm thói xấu, trí tuệ

* Khắc phục

– Tập trung vào việc học tập, rèn luyện đạo đức

– Hình thành lối sống tích cực

KB: Rút ra bài học từ hiện tượng nghị luận

” Nghị luận về một hiẹn tượng đời sống” bài soạn 2

Bước 1: Tìm hiểu đề

Xác định ba yêu cầu:

  • Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào (hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán.)? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
  • Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? (giải thích, chứng minh, bình luận,…)
  • Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

Bước 2: Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận

b. Thân bài:

  • Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng
  • Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
  • Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)
  • Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)

c. Kết bài

Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận

  • Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân

Bước 3: Tiến hành viết bài văn

  • Triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng đã xây dựng (theo dàn ý)
  • Một bài nghị luận xã hội thường có yêu cầu về số lượng câu chữ nên cần phân phối lượng thời gian làm bài sao cho phù hợp, tránh viết dài dòng, sa vào kể lể, giải thích vấn đề không cần thiết. Trên cơ sở dàn ý, cần luyện cách viết và trình bày sao cho ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao.

Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết

Gợi ý một số mở bài

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN CON NGƯỜI

– Nếu vấn đề thuộc mảng trường học thì mở bài như sau:

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

– Nếu vấn đề thuộc mảng ngoài trường học thì mở bài như sau:

Xã hội của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là (…). Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CÓ TÁC ĐỘNG TỐT ĐẾN CON NGƯỜI

Việt Nam vốn là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và có nhiều truyền thống nhân văn cao đẹp về lòng yêu thương con người, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, sự đồng cảm sẻ chia… Một trong những biểu hiện cao đẹp của truyền thống ấy đang được tuổi trẻ ngày nay phát huy. Đó chính là (…). Đây là một hiện tượng tốt có nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống

Đề số 1

Viết bài văn ngắn khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau:

“Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có “khuôn mặt ưa nhìn” đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ…” (Theo Nỗi sợ hãi không muốn “học làm người” – Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa-Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013)

Phân tích đề

  • Yêu cầu về nội dung: Bàn về hiện tượng một thiếu nữ…cho cả thế giới “chiêm ngưỡng” -> Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc,…
  • Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.

Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng – giải thích hiện tượng

  • Hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc,…

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

  • Thực trạng: Hiện nay tình trạng một bộ phận thanh, thiếu niên có suy nghĩ và hành động lệch lạc, có hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí… không ít (dẫn chứng cụ thể từ đời sống, lấy thông tin trên các phương tiện truyền thông).

– Nguyên nhân:

  • Khách quan: thiếu vắng mối quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Những ảnh hưởng của phim ảnh, internet, sự tràn lan của lối sống cá nhân thích làm nổi, thích gây sốc để nhiều người biết đến,…
  • Chủ quan: Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo dục tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi họ không có ý thức hoàn thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những cách cư xử có văn hóa.

* Hậu quả của hiện tượng:

  • Gây xôn xao, bất bình trong dư luận, làm tổn thương, xúc phạm đến những giá trị đạo đức, đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”…, tác động không tốt đến giới trẻ
  • Bản thân người trong cuộc phải gánh chịu những lên án, bất bình của dư luận xã hội…

* Giải pháp khắc phục:

  • Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp và giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
  • Những hình ảnh phản cảm trên cần được dư luận phê phán quyết liệt, gia đình và nhà trường phải nghiêm khắc, nhắc nhở,…

(Lưu ý cần đưa dẫn chứng thực tế để chứng minh)

c. Kết bài: Bày tỏ ý kiến riêng về hiện tượng xã hội vừa nghị luận.

  • Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, văn hóa, đặc biệt là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
  • Kiên quyết lên án và ngăn chặn những biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa để xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn.

Đề số 2“Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt” (M.L.King)

Anh/ chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Phân tích đề

  • Yêu cầu về nội dung: Bàn về sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu-bệnh cô cảm.
  • Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.

Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn:

  • Sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu và căn bệnh cô cảm.

b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng – giải thích hiện tượng

  • Cuộc sống là tổng hòa các mối quan hệ xã hội nên luôn luôn tồn tại hai loại người: xấu và tốt. Vì thế, ta thấy đau lòng vì hàng ngày, hàng giờ vẫn có những nhiều đáng tiếc xảy ra, chà đạp lên các giá trị
  • Sự im lặng của người tốt là sự im lặng đáng sợ vì đó là phản ứng bất bình thường của người người mà từ trước đến nay ta trân trọng -> bệnh vô cảm

-> Đây là lời cảnh báo nghiêm khắc về sự băng hoại các giá trị đạo đức trong xã hội hiện nay. Ý kiến này khẳng định: sự đau đớn, thất vọng do lời nói và hành động của kẻ xấu không lớn bằng việc những người tốt không có bất cứ phản ứng gì trước những việc làm của kẻ xấu.

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

– Thực trạng: hiện tượng khá phổ biến trong xã hội + lời nói, hành động của những kẻ xấu (d/c)

  • Sự im lặng đáng sợ của những người tốt – bệnh thờ ơ, vô cảm

– Nguyên nhân của hiện tượng:

  • Những kẻ xấu, những kẻ kém đạo đức. Chúng làm nhiều việc trái với chuẩn mực đạo đức xã hội chỉ mong vụ lợi cho bản thân, không nghĩ đến người khác, không quan tâm tới tập thể (d/c)
  • Trước những bất công, vô lí, điều xấu xa đang xảy ra, trước nỗi đau của người khác… người vô cảm không có phản ứng gì bởi vì họ đã không dám lên tiếng, không dám đấu tranh để cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
  • Tại sao họ im lặng? Vì họ thấy bất lực. Họ thấy cô độc. Họ mất niềm tin…

* Hậu quả của hiện tượng:

  • Lời nói, hành động của kẻ xấu, sự thờ ơ vô cảm làm cho xã hội trở nên bất ổn, con người mất hết niềm tin vào những điều tốt đẹp (d/c)

* Giải pháp khắc phục:

  • Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên …cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp
  • Cần phê phán quyết liệt và nghiêm khắc nhắc nhở những cá nhân có hành vi xấu, vô cảm

c. Kết bài:

  • Phải nhận thức rõ những việc làm tốt – xấu xung quanh cuộc sống của mình. Không làm ngơ trước cái xấu, cái ác, không có thái độ sống thờ ơ, vô cảm
  • Ủng hộ việc làm của những người tốt, có ý thức bảo vệ người khác để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Đề số 3

“Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết: “Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”.

Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”.

(Trích Ngôn ngữ chat – Việt Báo – 18/5/2006 – Tác giả Ngọc Mai)

Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,… như trong đoạn trích trên. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ bày tỏ ý kiến của mình về việc này.

Phân tích đề

  • Yêu cầu về nội dung: Bàn về thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,…
  • Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.

Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài

* Nêu bản chất của hiện tượng – giải thích hiện tượng

  • Tiếng lóng trên mạng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ @…. là tên gọi chung của hình thức chữ viết dùng để tán gẫu trên mạng thông qua máy vi tính hoặc điện thoại di động.
  • Do sử dụng bàn phím máy tính và bàn phím điện thoại di động có một số bất tiện khi viết tiếng Việt, nên ban đầu có một số người nhất là giới trẻ có một sáng kiến viết tắt một cách tùy tiện cho nhanh.

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

– Thực trạng:

  • Lúc đầu xuất hiện trên mạng trên điện thoại, chat trên máy tính, nay lan dần sang các lĩnh vực khác như nói, viết các loại văn bản khác nhau trong sinh hoạt và học tập.
  • Lớp trẻ mắc phải nhiều nhất. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này là căn bệnh mới trong học đường và lây lan rất mạnh. Nhiều thầy cô, nhiều phụ huynh, nhiều Sở giáo dục đã lên tiếng về việc này trên các phương tiện thông tin..
  • Hiện tượng này lan dần theo thời gian. Đến nay, trở thành một thói quen trong một bộ phận không nhỏ của lớp trẻ hiện nay.

– Nguyên nhân của hiện tượng trên

  • Do tiết kiệm thời gian khi “chat” mạng
  • Do tuổi trẻ nhạy bén với cái mới và muốn có một thế giới riêng, hoặc muốn tự khẳng định mình hoặc nũng nịu với bạn bè và người thân cho vui
  • Do tuổi trẻ vô tư, vô tình không thấy hết tác hại của hiện tượng trên…

* Hậu quả của hiện tượng trên:

  • Tạo nên một thói quen nói và viết chệch chuẩn, làm mất đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, hủy hoại giá trị truyền thống.
  • Ảnh hưởng đến tư duy, ảnh hưởng đến tâm lí của lớp trẻ. Đó là thói xấu nói năng, tư duy một cách tùy tiện, cẩu thả…

* Cách khắc phục hiện tượng trên

  • Vì đây là một hiện tượng xã hội phát sinh từ cuộc sống cho nên không thể tẩy chay một cách máy móc một chiều, tránh cách xử lí cực đoan.
  • Giải thích thuyết phục lớp trẻ thấy được rằng sự vô tình của mình có thể gây nên một tác hại khó lường.
  • Tiếp thu có chọn lọc hiện tượng này và sử dụng đúng lúc đúng chỗ không được sử dụng tràn lan trong sinh hoạt và học tập.

c. Kết bài:

  • Không đồng tình với những hành vi trên
  • Cẩn thận trọng khi tiếp xúc với những hiện tượng mới phát sinh trong cuộc sống hiện đại. Nhất là khi những hiện tượng này mâu thuẫn với những giá trị truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời.
  • Vì vậy, yêu cầu phải có cách ứng xử phù hợp với tính chất của từng hiện tượng để tiếp thu những cái mới mẻ, nhưng cũng không hủy hoại những giá trị truyền thống.

Đề số 4

Trong một bài viết trên báo, có một bạn trẻ tâm sự:

“Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa… Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình “sửa sai” hay tranh luận thẳng thắn với người lớn” (Đặng Anh Sống đúng là chính mình, trang web: tuoitre.vn ngày 9/9/2013).

Từ góc độ của một người trẻ, anh/chị hãy viết bài văn ngắn khoảng 600 từ cho biết suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Phân tích đề

  • Yêu cầu về nội dung: Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội.
  • Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu: đời sống xã hội.

Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần bàn.

b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng – giải thích hiện tượng

  • Ý kiến trên nêu lên một thực tế khá phổ biến trong xã hội Việt Nam: những người trẻ tuổi có tư duy độc lập, khi vượt qua rào cản tuổi tác có chủ kiến cá nhân thường phải đối mặt với cái nhìn và đánh giá mang tính định kiến của cộng đồng xã hội
  • Từ đấy, chính bản thân người trẻ cũng dễ mang tâm lí kém tự tin, luôn có thái độ rụt rè, thụ động khi bộc lộ chủ kiến, thậm chí không bao giờ nói ra suy nghĩ của mình trước đám đông

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

– Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng

  • Xã hội Việt Nam vốn có truyền thống “kính lão đắc thọ”, người trẻ tuổi phải luôn lắng nghe và tôn trọng người lớn tuổi hơn để học tập kinh nghiệm sống. Nề nếp này được duy trì trong các môi trường sinh hoạt khác nhau của người Việt, từ cấp độ gia đình, nhà trường đến phạm vi toàn xã hội.
  • Nhìn chung trong xã hội Á Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, con người có khuynh hướng sống khép mình, giấu cái tôi cá nhân đi chứ không chủ động bộc phát cái tôi mạnh mẽ như người phương Tây. Vì vậy, người Việt Nam có tâm lí ngại nói lên suy nghĩ riêng trước đám đông, đặc biệt là người trẻ tuổi.

– Thực trạng của hiện tượng:

  • Hiện tượng được đề cập là hiện tượng khá phổ biến trong trường học của Việt Nam. Với lối giảng dạy truyền thống và nếp sống của cộng đồng, học sinh của nước ta khá thụ Động trong học tập, gần như chỉ tiếp thu kiến thức một chiều và ít khi đặt ra câu hỏi hay đưa ra những suy nghĩ đi ngược lại với điều được dạy. Tuy nhiên, cũng có một số học sinh dám bộc lộ chủ kiến của mình thì lại ít được gv khuyến khích, thậm chí còn bị bác bỏ, bị phủ nhận.
  • Ở cấp độ xã hội, hiện tượng này cũng xuất hiện rất nhiều. Người trẻ tuổi thường bị nhìn nhận là “trẻ người non dạ”, “ngựa non háu đá”, “trứng khôn hơn vịt”. Vì vậy, đa phần người trẻ, những người giàu sức sống, sự năng động, sáng tạo trong tư duy và hành động nhất lại trở thành những cỗ máy câm lặng, ít dám bộc lộ bản thân.

– Giải pháp khắc phục hiện tượng

  • Bộc lộ chủ kiến là một hành động tích cực, cần được khuyến khích và người trẻ cũng cần có ý thức về cách thức và thái độ khi thể hiện chủ kiến của mình: thẳng thắn, bộc trực, mạnh mẽ, biết bảo vệ ý kiến riêng nhưng không được kiêu căng, thất lễ với người khác.
  • Về phía những người lớn tuổi, những bậc tiền nhân và cả cộng đồng cần có cái nhìn rộng mở hơn với người trẻ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi ý kiến với họ, đồng thời đánh giá và nhìn nhận đúng mức sự đóng góp của người trẻ chứ không nên có thái độ “dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa” làm ảnh hưởng đến tinh thần và tâm lý của thế hệ trẻ;
  • Cần động viên và khuyến khích thế hệ trẻ biết sống chủ động, sống sáng tạo và bộc lộ mình hơn để góp phần thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực.

c. Kết bài:

  • Không đồng tình trước thói quen kì thị của một số người lớn tuổi trước chính kiến của những người trẻ tuổi hơn
  • Nâng cao trình độ, suy nghĩ thấu đáo…-> dám bộc lộ chủ kiến của mình đồng thời tôn trọng ý kiến của người trẻ như mình.
  • Cần phải phân biệt giữa thái độ bộc lộ suy nghĩ của cá nhân để trao đổi, tranh luận với người khác với thái độ chống đối, thiếu tôn trọng, thậm chí xấc xược, hỗn láo với người lớn tuổi ở những người trẻ.
  • Khẳng định: Vấn đề tác giả Đặng Anh đặt ra là một vấn đề đáng suy nghĩ và có giá trị không chỉ đối với người trẻ mà đối với cả cộng đồng.

Đề số 5

Viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về nạn bạo hành trong xã hội.

Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu về vấn nạn bạo hành trong xã hội

b. Thân bài:

* Nêu bản chất của hiện tượng – giải thích hiện tượng

  • Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở thành phổ biến hiện nay.
  • Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội. Nạn bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở…

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh

  • Hiện tượng khá phổ biến trong xã hội (d/c)
  • Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.
  • Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên).
  • Do áp lực cuộc sống.
  • Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.

* Tác hại của hiện tượng.

  • Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người
  • Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ

* Đề xuất giải pháp.

  • Cần lên án đối với nạn bạo hành.
  • Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.
  • Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.

c. Kết bài:

  • Lên án hiện tượng
  • Bài học nhận thức và hành động của bản thân

Đề số 6

Đề bài: Đồng cảm và sẻ chia là một nếp sống đẹp trong xã hội hiện nay. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của anh (chị) về nếp sống ấy.

Bước 1: Miêu tả hiện tượng.

  • Đồng cảm: Là biết rung cảm trước những buồn, vui của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời mình, luôn đặt mình trong hoàn cảnh của mọi người để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình.
  • Sẻ chia: Cùng người khác sẻ chia niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần. Không tỏ thái độ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ.
  • Đồng cảm, sẻ chia là nếp sống đẹp, là lối sống được coi trọng trong xã hội ta hiện nay.

Bước 2: Nguyên nhân của hiện tượng.

  • Lối sống đồng cảm, sẻ chia bắt nguồn từ truyền thống nhân ái của dân tộc ta: : “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”…
  • Xã hội ngày càng phát triển, nhiều lối sống hiện đại được du nhập vào nước ta nhưng nhân dân ta vẫn giữ được lối sống đồng cảm, sẻ chia.

Bước 3: Tác dụng của lối sống.

  • Làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn.
  • Làm cho một dân tộc, một đất nước trở nên vững mạnh.
  • Phê phán lối sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của nhiều người trong xã hội hiện nay.

Bước 4: Liên hệ bản thân

  • Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế .
  • Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình  

” Nghị luận về một hiẹn tượng đời sống” bài soạn 3

Câu 1 (trang 66 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

a. Tìm hiểu đề

– Hiện tượng: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” – chăm sóc cho mẹ và những người bị bệnh hiểm nghèo.

– Những ý chính cần có:

+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.

+ Lấy dẫn chứng về những tấm gương sáng về lòng vị tha: thế hệ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.

+ Bên cạnh đó, vẫn còn một số lối sống ích kỷ, vô tâm của một số thanh niên…

+ Dẫn chứng: Từ thực thế cuộc sống.

+ Cần vận dụng các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.

b. Lập dàn ý

* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai ?”

* Thân bài

– Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.

– Phân tích hiện tượng.

– Ý nghĩa, bài học rút ra.

– Mở rộng vấn đề

* Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.

Câu 2 (trang 67 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

– Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

– Diễn đạt cần cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.

Luyện tập

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 67 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Nội dung:

Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: sự lãng phí thời gian của thanh niên An Nam. Hiện tượng này diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX với hoàn cảnh xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn.

b. Các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bình luận.

Ví dụ thao tác so sánh: tác giả so sánh thanh niên An Nam với thanh niên Trung Hoa.

c. Các dùng từ giản dị không hoa mĩ, câu văn chuẩn mực gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước một mạch suy luận. Cách diễn đạt trong sáng, mang tính thuyết phục cao.

Ví dụ: “Nhưng chúng ta… mà thôi”

d. Xác định lí tưởng sống, mục đích sống, thái độ học tập đúng đắn.

Câu 2 (trang 69 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Bàn về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-ter-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

Lập dàn ý

a. Mở bài:

Ka-ra-ô-kê và in-ter-nét là một trong những trò giải trí đặc biệt được nhiều bạn trẻ ưa thích hiện nay; đến mức có thể gọi là “nghiện”.

b. Thân bài:

–  Thực trạng việc sử dụng ka-ra-ô-kê và in-ter-nét trong thời đại ngày nay.

–  Ý nghĩa tích cực và mặt trái tiêu cực của nó đối với thế hệ trẻ.

–  Nguyên nhân của hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-ter-nét.

–  Những hậu quả của hiện tượng này.

–  Thái độ đúng đắn cần có của thanh niên trước hiện tượng nay là gì.

c. Kết bài

Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình, kêu gọi mọi người (nhất là các bạn học sinh) biết làm chủ trước những cám dỗ của những trò chơi, giải trí trên.

” Nghị luận về một hiẹn tượng đời sống” bài soạn 4

1.1. Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)

a, Tìm hiểu đề

– Hiện tượng: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” – chăm sóc cho mẹ và những người bị bệnh hiểm nghèo.

– Những ý chính cần có:

+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương sáng về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.

+ Lấy dẫn chứng về những tấm gương sáng về lòng vị tha: thế hệ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.

+ Bên cạnh đó, vẫn còn một số lối sống ích kỷ, vô tâm của một số thanh niên…

+ Dẫn chứng: Từ thực thế cuộc sống.

+ Cần vận dụng các thao tác: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.

b, Lập dàn ý

* Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân rồi dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai ?”

* Thân bài

– Tóm tắt hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.

– Phân tích hiện tượng.

– Ý nghĩa, bài học rút ra.

– Mở rộng vấn đề

* Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của mình.

1.2. Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)

– Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

– Diễn đạt cần cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.

1.3. Luyện tập

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

a,

* Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: Nhiều thanh niên, sinh viên VN du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ để học tập, rèn luyện để trở về góp phần xây đất nước.

* Hiện tượng ấy diễn ra: Diễn ra vào đầu thế kỉ XX.

b, Các thao tác lập luận

– Phân tích: mải chơi bời, không làm gì cả, sống già cỗi, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.

– So sánh: nêu hiện tượng thanh niên sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.

– Bác bỏ: “Thế thì thanh niên của chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”.

c, Cách dùng từ, nêu dẫn chứng xác thực, cụ thể, kết hợp nhuần nhuyễn các cau tường thuật, câu hỏi, câu cảm thán.

d, Xác định lí tưởng sống, mục đích sống, thái độ học tập đúng đắn.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):

Lập dàn ý

a, Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận

b, Thân bài

– Giải thích vấn đề

+ In-ter-net là một phương tiện thông tin bổ ích giúp cho con người – đặc biệt là sinh viên, học sinh có thể tra cứu những thông tin cho việc học tập.

+ Ka-ra-ô-kê là một loại hình giải trí lành mạnh, sinh viên sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng.

– Thực trạng vấn đề

+ Bên cạnh những lợi ích mà hai loại hình trên mang lại, ở nhiều bạn trẻ thì Ka- ra – ô – kê và in – ter – net vẫn bị lạm dụng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

+ Tình trạng nghiện đang là “phong trào” sôi nổi trong giới trẻ hiện nay.

– Nguyên nhân

+ Chủ quan: Do ham chơi thiếu ý thức học tập…

+ Khách quan: Do bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo, thiếu sự quan tâm của gia đình…

– Hậu quả:

+ Ảnh hưởng đến thời gia, sức khỏe, tiền bạc.

+ Ảnh hưởng xấu đến tác phong đạo đức, lối sống..

– Biện pháp giải quyết:

+ Cần phải có những biện pháp thích hợp

+ Phụ huynh cần quan tâm tới con em nhiều hơn.

+ Nhà trường cần có các biện pháp kỉ luật.

+ Bản thân mỗi học sinh cần có ý thức…

– Liên hệ và mở rộng vấn đề

c. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân trước hiện tượng trên.

” Nghị luận về một hiẹn tượng đời sống” bài soạn 5

Đề bài:

Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau:

CHIA CHIẾC BÁNH CỦA MÌNH CHO AI?

Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia chiếc bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?

Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007” Nguyễn Hữu ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

Một câu chuyện lạ lùng…

Gợi ý thảo luận:

a) Tìm hiểu đề:

– Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?

– Bài viết cần có những ý nào? Sắp xếp các ý đó ra sao?

– Nên chọn những dẫn chứng nào?

– Cần vận dụng những thao tác lập luận nào?

b) Lập dàn ý:

Mở bài: Cần nêu những gì? Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận như thế nào?

Thân bài:

– Tóm tắt những việc làm của Nguyễn Hữu ân. (Cần bám sát đề. Chú ý câu thứ hai “Trong khi… giai đoạn cuối”.)

– Phân tích: Hiện tượng Nguyễn Hữu ân có ý nghĩa gì, tiêu biểu cho những phẩm chất nào của thanh niên ngày nay? Có thể minh hoạ thêm một vài tấm gương thanh niên có nghĩa cử tương tự Nguyễn Hữu ân.

– Bình luận: Phê phán một vài hiện tượng tiêu cực trong lối sống “lãng phí chiếc bánh thời gian vào những trò chơi vô bổ” của thanh niên, học sinh,…

Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết.

Trả lời:

a) Tìm hiểu đề 

– Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng anh Nguyễn Hữu Ân dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

– Bài viết cần một số ý chính sau:

+ Bàn luận về việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đó là nghĩa cử cao đẹp, giàu đức hi sinh, lòng nhân ái, xứng đáng là tấm gương sáng của xã hội.

+ Lí giải, đề cao thời gian ý nghĩa, hữu ích trong cuộc đời mỗi người và lối sống cao đẹp.

+ Phê phán những thanh niên sống vị kỉ, vô tâm, đua đòi, lãng phí thời gian vô ích.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động để có quỹ đời ý nghĩa, cao đẹp.

– Chọn dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục và phong phú trong đời sống thực tế.

– Cần vận dụng các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.

b) Lập dàn ý

– Mở bài: Giới thiệu tấm gương Nguyễn Hữu Ân, từ đó đặt vấn đề về chiếc bánh thời gian.

– Thân bài:

+ Tóm tắt và bình luận về những việc làm cao đẹp của Nguyễn Hữu Ân.

+ Phân tích, đề cao phẩm chất cao thượng, nhân ái, giàu đức hi sinh của thanh niên ngày nay. Cung cấp các dẫn chứng tiêu biểu trong thanh niên về lối sống này.

+ Phê phán lối sống vị kỉ, vô nghĩa, lãng phí thời gian của một bộ phận thanh niên.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động.

– Kết bài: bày tỏ suy nghĩ riêng của bản thân.

2. Câu 2 trang 67 Ngữ văn 12 tập 1

Sau khi thảo luận, anh (chị) hiểu được những gì về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống?

Trả lời:

– Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống thường có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

– Diễn đạt cần cần chuẩn xác, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.

LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 67 Ngữ văn 12 tập 1

Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.

[…] Thanh niên ta cũng cần biết là hiện nay có hơn hai nghìn thanh niên Trung Quốc trên đất Pháp và độ năm bạn ở châu âu và châu Mĩ. Hầu hết những thanh niên ấy đều đã tốt nghiệp Hán lan là tất cả đang là sinh triển – công nhân. Còn chúng ta, thì chúng ta có những sinh liên được học bổng và những sinh liên thường, nhờ ơn Nhà nước hay tiền của cha mẹ (hại thay, hai cái nguồn ấy lại không bao giờ cạn cả), mà đang dành một nửa thì giờ nào việc chơi bi-a, một nửa của nửa thì giờ còn lại để đến các chốn ăn chơi; số thì giờ còn lại, mà ít khi còn làm, thì để vào trường đại học hoặc trường trung học. Những sinh viên – công nhân Trung Quốc thì lại không có mục đích nào khác làm là nhằm thực sự chấn hưng nền kinh tế nước nhà và họ theo châm ngôn: “Sinh sống bằng lao động của bản thân và vừa học hỏi vừa lao động.

[…] Kiên trì, quyết tâm và đoàn kết như thế, các “ông chú trẻ tuổi” của chúng ta chắc chắn sẽ đạt mục đích. Với một đạo quân 50 000 công nhân dũng cám đáng khâm phục, lại được đào tạo trong kỉ luật và kĩ thuật hiện đại, thì không bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ có một địa vị trong hàng các cường quốc công nghiệp là thương nghiệp thế giới.

Ở Đông Dương, chúng ta có đủ tất ca những cái mà một dân tộc có thể mong muốn như: hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng rú bao la; chúng ta có những người lao động khéo léo và cần cù.

Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số không. Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà, những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến diệc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!

Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh.

(Nguyễn Ái Quốc, Gửi thanh niên An Nam, trong Thơ văn Hồ Chí Minh

(Tác phẩm chọn lọc dùng trong nhà trường), NXB Giáo dục, 2004)

Câu hỏi:

a) Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra trong thời gian nào?

b) Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.

c) Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt độc đáo trong văn bản có tính thuyết phục cao ở những điểm nào? Phân tích một số ví dụ cụ thể để minh hoạ.

d) Anh (chị) rút ra những bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên?

Trả lời:

a) Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng thanh niên, sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời vô bổ mà bỏ qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở về xây dựng đất nước. Hiện tượng này diễn ra trong thế kỉ XX.

b) Để bàn về hiện tượng, tác giả sử dụng thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ.

– Phân tích: thanh niên du học mải chơi, thanh niên trong nước không làm gì, họ sống già cỗi, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước.

– So sánh: nêu hiện tượng sinh viên Trung Quốc chăm chỉ cần cù nhằm chấn hưng đất nước.

– Bác bỏ: thế thì thanh niên của ta đang làm gì?…họ không làm gì cả.

c) Cách dùng từ, viết câu, diễn đạt độc đáo có tính thuyết phục cao: dẫn chứng cụ thể xác đáng; kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu như câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán;

d) Văn bản trên đem lại nhiều bài học cho thanh niên ngày nay:

– Thanh niên luôn phải ý thức về sứ mệnh xây dựng đất nước trên đôi vai mình.

– Cần chăm chỉ học tập và rèn luyện, dù sống trong hoàn cảnh nào.

– Bồi đắp tinh thần trách nhiệm, sống có lí tưởng để cuộc đời có ý nghĩa và hữu ích.

2. Câu 2 trang 69 Ngữ văn 12 tập 1

Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay?

Lập dàn ý cho bài viết của mình.

Trả lời:

Mở bài: Dẫn dắt về hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét.

Thân bài:

– Bày tỏ quan điểm: hiện tượng “nghiện” ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét đang tràn lan trong giới trẻ và là hiện tượng tiêu cực cần bị phê phán và khắc phục.

– Tác hại: gây lãng phí thời gian; tiêu tốn tiền của; làm xao nhãng ý chí; ảnh hưởng tới sức khỏe; hình thành lối sống ăn chơi đua đòi; dễ sa ngã gây nhiều hệ lụy xã hội đau lòng.

– Nguyên nhân: sự ham thích thái quá; thói lười biếng ỉ lại; lối sống đua đòi; thiếu mục đích sống; các cơ sở ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét tràn lan thiếu sự quản lí sát sao và tiềm ẩn nhiều thú vui độc hại; gia đình, nhà trường và xã hội chưa quan tâm đúng mức đến hiện tượng này…

– Giải pháp khắc phục tình trạng “nghiện” ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét:

+ Đối với mỗi cá nhân: tự ý thức về sự nguy hại của việc “nghiện” ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét, điều chỉnh lối sống; đặt ra mục đích sống và phấn đấu vươn tới lối sống lành mạnh, có ích.

+ Đối với gia đình, nhà trường: giáo dục và định hướng lối sống lành mạnh cho con cái,

+ Đối với xã hội: tuyên truyền, đặt ra các quy định tại các cơ sở ka-ra-ô-kê/in-tơ-nét,…

Kết bài: Khẳng định tác hại của hiện tượng và đề cao lối sống lành mạnh, có lí tưởng tốt đẹp.

Nguồn: Tổng hợp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận