Tổng hợp toàn bộ kiến thức”Trả bài làm văn số 1″ văn học 11 ngắn gọn, xúc tích nhất

Nội dung bài “Trả bài làm văn số 1” sgk Ngữ văn 11 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 11 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.

“Trả bài làm văn số 1” bài số 1

1. Phân tích vấn đề

a) Đề văn thuộc dạng có tính định hướng hay chưa có định hướng?

b) Yêu cầu về nội dung (Vấn đề nghị luận và các luận điểm cần xác định).

c) Yêu cầu về phương pháp (Sử dụng dẫn chứng thuộc phạm vi nào? Vận dụng những thao tác lập luận nào?).

2. Rút kinh nghiệm chung về bài viết

a) Lắng nghe những nhận xét liên quan tới bài viết của mình.

b) Ghi lại những ý hay, lời đẹp mà mình có thể học tập nếu thầy giáo, cô giáo đọc mẫu một số đoạn (bài) đạt điểm cao.

3. Đọc kĩ nhận xét của thầy giáo, cô giáo để thấy được ưu điểm và hạn chế trong bài viết của mình.

4. Với những bài chưa đạt yêu cầu, về nhà nên lập dàn ý chi tiết, viết lại một phần (hoặc cả bài).

1. Câu 1 trang 51 Ngữ văn 11 tập 1

Mở đầu Bài Ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cảnh Bụt. Anh (chị) hiểu câu này như thế nào? Câu này gợi cảm hứng gì cho cả bài hát nói? Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn thể hiện ở những câu thơ nào?

Trả lời:

– Bao quát khung cảnh: Bầu trời cảnh Bụt: cảnh đẹp thiên nhiên hài hòa trong không khí tâm linh cách xa cõi nhân thế phàm tục.

– Câu thơ như là lời giới thiệu, gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị, gợi không khí tâm linh. Cảnh vật hiện ra là cảnh tâm linh và là cảnh tôn giáo.

– Không khí tâm linh của bài hát nói đậm màu sắc Phật giáo:

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái.

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.

2. Câu 2 trang 51 Ngữ văn 11 tập 1

Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Hãy nhận xét về cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa.

Trả lời:

Cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa:

– Say mê trong cảnh đẹp thần tiên thoát tục.

– Cách cảm nhận trong bài thơ mang đậm cảm hứng tôn giáo lành mạnh và cảm hứng thiên nhiên.

3. Câu 3 trang 51 Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả, đặc biệt chú ý đến việc tả không gian, màu sắc, âm thanh.

Trả lời:

Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ:

– Hình ảnh tươi đẹp, gợi cảm; sử dụng hiệu quả nhiều biện pháp nghệ thuật (phép điệp, liệt kê, dùng từ láy,…).

– Bút pháp lãng mạn bay bổng, tả cảnh tài tình (tả không gian, màu sắc, âm thanh).

– Giọng thơ đắm đuối mê say khoan khoái; năng lực gợi cảm và biểu hiện tinh tế, lôi cuốn.

– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

 

“Trả bài làm văn số 1” bài số 2

1. Câu 1 trang 49 Ngữ văn 11 tập 1

Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.

Trả lời:

Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược:

– Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây: họa xâm lăng ập đến bất ngờ lúc tan chợ, khi ai nấy đã mệt mỏi sau một ngày dài.

– Một bàn cờ thế phút sa tay: nhà Nguyễn nhanh chóng sụp đổ, đất nước lâm vào cục diện bi đát, không thể cứu vãn.

– Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy / Mất ổ đàn chim dáo dác bay: Hình ảnh thương tâm, trẻ em là đối tượng yếu ớt không có khả năng tự vệ, chúng bỏ chạy trong hoảng loạn, vô phương hướng.

– Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây: những miền đất đai trù phú sầm uất bậc nhất nay bị cướp phá, thiêu hủy.

⇒ Thảm cảnh nước mất nhà tan vô cùng thương tâm, hỗn loạn.

2. Câu 2 trang 49 Ngữ văn 11 tập 1

Trong hoàn cảnh đó tâm trạng, tình cảm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả như thế nào?

Trả lời:

Tâm trạng, tình cảm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả trong cảnh thực dân Pháp xâm lược:

– Bàng hoàng, thảng thốt, ngơ ngác trước tai họa xâm lăng bất ngờ.

– Đau đớn, thương xót trước thảm cảnh nước mất nhà tan.

– Căm hận lũ cướp nước và bán nước.

3. Câu 3 trang 49 Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết.

Trả lời:

Thái độ của nhà thơ thể hiện qua câu hỏi tu từ đầy trăn trở trong hai câu kết:

– Nỗi oán hận triều đình và tiếng kêu cứu của người dân chạy giặc.

– Chất vấn một cách mỉa mai, chua chát; nỡ để dân đen là lời cảm thán, phê phán triều đình nhà Nguyễn bỏ mặc dân chúng gánh chịu cảnh điêu linh

– Hai câu kết thể hiện niềm cảm khái lẫn thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân.

– Bên cạnh các chi tiết tả thực chân xác, những hình ảnh tượng trưng đầy gợi cảm, giọng thơ u hoài, đau xót góp phần thể hiện tình cảm của nhà thơ.

– Đó là lòng yêu thương dân, căm thù giặc bạo tàn và là lời ngầm trách móc triều đình bất lực.

 

“Trả bài làm văn số 1” bài số 3

1. Câu 1 trang 48 Ngữ văn 11 tập 1

Anh (chị) hãy đọc chú thích, tìm điểm chung giữa những đời vua mà ông Quán ghét và giữa những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu.

Trả lời:

– Những điều ông Quán ghét (10 câu):

+ Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…

+ Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi.

+ Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ.

– Lẽ thương của ông Quán (14 câu):

+ Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…

+ Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời.

+ Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời.

2. Câu 2 trang 48 Ngữ văn 11 tập 1

Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Nêu rõ giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

Đoạn trích thành công khi sử dụng cặp từ ghét – thương:

– Cặp từ này được lặp lại 12 lần, sắp sóng đôi, đăng đối linh hoạt.

– Phép lặp cũng được vận dụng linh hoạt từ hai từ ghét- thương đã giúp biểu hiện nổi bật, phân minh tình cảm của tác giả.

– Thương và ghét rành rọt, không mập mờ, không nhạt nhòa, chung chung

⇒ Tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương, căm ghét đạt đến tột cùng, đều nồng nhiệt.

3. Câu 3 trang 48 Ngữ văn 11 tập 1

Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

Trả lời:

Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít trong tâm hồn nhà thơ:

– Tác giả xót xa trước cảnh lầm than, khổ cực của nhân dân và những con người tài hoa bị vùi dập.

– Căm ghét sâu sắc những kẻ làm hại dân, hại đời, đẩy con người vào cảnh ngộ éo le.

– Tình cảm yêu – ghét đan xen, nối tiếp nhau.

⇒ Đoạn thơ mang tính triết lý đạo đức mà không khô khan, cứng nhắc, ngược lại rất trữ tình, dạt dào cảm xúc.

Câu hỏi trang 48 Ngữ văn 11 tập 1

Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.

Trả lời:

Câu thơ trong đoạn trích thể hiện rõ nhất toàn bổ ý nghĩa và tư tưởng của cả đoạn đó là câu:

“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” .

Căn nguyên của sự ghét là lòng thương, thương chính là gốc. Hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất, bổ sung và hổ trợ cho nhau. Câu thơ mang tư tưởng nhân đạo rất sâu sắc. Ghét không phải vì muốn ghét, vì căm tức mà lẽ ghét sinh ra từ lẽ thương. Càng thương cái tốt đẹp, nhân nghĩa bao nhiêu thì càng ghét cái bạo lực, hung tàn, ích kỷ bấy nhiêu.

 

“Trả bài làm văn số 1” bài số 4

1. Câu 1 trang 43 Ngữ văn 11 tập 1

Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh (chị) hãy phân tích hai căn bệnh trên.

Gợi ý:

– Phân tích những biểu hiện của thái độ vi và tự phụ.

– Phân tích tác hại của tự ti và tự phụ.

– Khẳng định một thái độ sống hợp lí.

Trả lời:

Phân tích hai căn bệnh tự ti và tự phụ:

– Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:

+ Giải thích khái niệm tự ti: mặc cảm, không dám bày tỏ, thể hiện bản thân mình.

+ Phân biệt tự ti với khiêm tốn.

+ Những biểu hiện của thái độ tự ti: ngại bày tỏ quan điểm, ngại tranh luận,…

+ Tác hại của thái độ tự ti: không khẳng định được bản thân, bỏ lỡ cơ hội thành công,…

– Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ:

+ Giải thích khái niệm tự phụ: quá tự tin vào bản thân, cho rằng mình luôn đúng

+ Phân biệt tự phụ với tự tin.

+ Những biểu hiện của thái độ tự phụ: xem thường người khác, không lắng nghe ý kiến của người khác.

+ Tác hại của thái độ tự phụ: không nhận ra được khuyết đểm của bản thân, dễ mắc sai lầm,,

– Xác lập thái độ sống hợp lí, đó là đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu.

2. Câu 2 trang 43 Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường qua hai câu thơ sau:

Lôi thôi sĩ tư vai đèo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)

Gợi ý:

– Phân tích nghệ thuật sử dụng các từ lôi thôi, ậm oẹ.

– Phân tích biện pháp đảo trật tự từ trong hai câu thơ.

– Phân tích hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử và hình ảnh miệng thét loa của quan trường.

– Nêu cảm nhận về cảnh thi cử.

Trả lời:

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong 2 câu thơ:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa

– Giới thiệu hai câu thơ và nêu định hướng phân tích (khai thác nội dung và nghệ thuật).

– Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:

+ Sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc: lôi thôi, ậm ọe.

+ Biện pháp đảo trật tự cú pháp.

+ Sự đối lập giữa hình ảnh sĩ tử và quan trường.

– Cảm nhận về cảnh thi cử dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.

 

“Trả bài làm văn số 1” bài số 5

1. Câu 1 trang 42 Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát.

Trả lời:

Ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát:

– Bãi cát dài

+ Nghĩa đen chỉ những con đường miền Trung đầy cát trắng.

+ Nghĩa bóng chỉ con đường thi cử mờ mịt và đường đời nhiều thử thách, gian nan.

– Sông, núi, biển: chỉ khó khăn trùng điệp trước mắt; gợi không gian bị phong tỏa, bế tắc.

– Khách:

+ Người bộ hành đi trên cát.

+ Là con người cô độc đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt, người trí thức đi tìm lẽ sống giữa bối cảnh triều Nguyễn trì trệ, bảo thủ.

2. Câu 2 trang 42 Ngữ văn 11 tập 1

Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ – Trèo non, lội suối, giận khôn vơi! – Xưa nay, phường danh lợi – Tất tả trên đường đời – Đầu gió hơi men thơm quán rượu – Người say vô số, tỉnh bao người?”. (Chú ý: Danh lợi có sức cám dỗ như thế nào?)

Trả lời:

Nội dung và sự liên kết ý trong 6 câu:

– Hai câu Không học được tiên ông phép ngủ / Trèo non, lội suối, giận khôn vơi: mượn điển tích xưa để thể hiện nỗi chán nản vì phải hành hạ mình theo đuổi thi cử, công danh.

– Bốn câu Xưa nay phường danh lợi /…/ Người say vô số tỉnh bao người: nói về sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời, danh lợi cũng là thứ rượu làm say lòng người.

⇒ Sự liên kết ý: không say danh lợi nhưng phải cùng tất tả nhọc nhằn với những kẻ say danh lợi, tác giả cho thấy cần phải thoát ra khỏi cơn say vô nghĩa đó. Đó cũng là cái nhìn chán ghét và phê phán đối với lối học khoa cử, con đường công danh theo lối cũ.

3. Câu 3 trang 42 Ngữ văn 11 tập 1

Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là gì? Hãy cho biết tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng đó.

Trả lời:

Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát:

–  Cô độc, chán nản, mệt mỏi: đi một bước như lùi một bước, nước mắt rơi.

–  U uất, chua chát, tự trách mình không bỏ mặc mọi thứ được như tiên ông: Không học được tiên ông phép ngủ / Trèo non, lội suối giận khôn vơi.

–  Khát khao thoát khỏi con đường danh lợi tầm thường: Xưa nay phường danh lợi /…/ Người say vô số, tỉnh bao người.

–  Trăn trở, bế tắc trước con đường thi cử mịt mờ: Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt /…/ Phía Nam, núi Nam sóng dào dạt.

–  Bi phẫn, tuyệt vọng: Anh đứng làm chi trên bãi cát?

4. Câu 4 trang 42 Ngữ văn 11 tập 1

Phân tích ý nghĩa của nhịp điệu bài thơ đối với việc diễn tả cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

Bài ca ngắn đi trên bãi cát thuộc loại cổ thể có sự tự do về vần, nhịp điệu, kết cấu:

– Nhịp điệu được tạo từ sự thay đổi độ dài ngắn của câu và cách ngắt nhịp.

– Ngắt nhịp linh hoạt 2/3; 3/5 có khi 4/3.

– Nhịp điệu diễn tả sự gập ghềnh, trắc trở.

Câu hỏi trang 42 Ngữ văn 11 tập 1

Qua bài thơ này, anh (chị) hãy thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống nhà Nguyễn.

Trả lời:

– Bài thơ đã biểu lộ sự chán ghét của một ngời trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao thay đổi cuộc sống. Tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ đó đã thể hiện một Cao Bá Quát với nhân cách cao cả, không chịu thỏa hiệp với dục vọng bản thân và với thực trạng xã hội đang tiềm chứa nhiều suy thoái.

⇒ Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lí do khiến Cao Bá Quát đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn năm 1854.

 

Nguồn: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *