Qua bài soạn giúp các em hiểu được mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận. Bên cạnh đó giúp các em rèn luyện cơ bản kỹ năng tóm tắt một văn bản nghị luận cụ thể.
“Tóm tắt văn bản nghị luận” bài soạn số 1
I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
1. Mục đích
2. Yêu cầu
II. Cách tóm văn bản nghị luận
1. Vấn đề bàn bạc thể hiện: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến…
2. Phan Châu Trinh thể hiện dũng khí người yêu nước: đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực tại đen tối của xã hội, hướng về tương lai tươi sáng của đất nước
– Chủ đích tác giả thể hiện trong phần mở bài, kết bài, khái quát ý trong phần thân bài
3. Luận điểm chính: Khác với châu Âu, dân Việt Nam không có luân lí xã hội (không biết đoàn thể, không trọng công ích)
– Nguyên nhân tình trạng trên do sự suy đồi giai cấp phong kiến từ vua đến quan, sĩ tử
– Muốn Việt Nam độc lập, tự do, dân Việt Nam phải có đoàn thể, truyền bá được tư tưởng tiến bộ
4. Để nêu bật tình hình đen tối của luân lí xã hội ở Việt Nam, tác giả nêu các luận cứ đối lập giữa Việt Nam và Âu châu
– Nguyên nhân:
+ Học trò ham chức tước, vinh hoa, nịnh hót, giả dối, không biết đến dân
+ Vua thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị
+ Kẻ có máu mặt trong làng lo lót kiếm chác chức tước đè đầu cưỡi cổ người dân
+ Dân không có ý thức đoàn kết, đấu tranh đòi quyền lợi
5. Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến. Học trò học vì vinh hoa, nên ưa nịnh hót, giả dối. Vua thi hành chính sách ngu dân dễ bề cai trị. Những kẻ có máu mặt trong làng thì lo lót để có chức tước, nên đè đầu cưỡi cổ người dân. Dân không có ý thức đoàn kết, đấu tranh đòi quyền lợi.
6. Tự kiểm tra đối chiếu
LUYỆN TẬP
Bài 1 (Trang 118 sgk ngữ văn 11 tập 2):
a, Sự thống nhất trong đa dạng của In- đô- nê-xi-a
b, Xuân Diệu- nhà nghiên cứu phê bình văn học
Bài 2 (trang 119 sgk ngữ văn 11 tập 2):
a, Vấn đề và mục đích nghị luận
– Vấn đề lãng phí nước- tài sản quý giá của đời sống
– Kêu gọi bảo vệ nước, tiết kiệm nước
b, Các luận điểm trong bài
– Nhận thức sai lầm của con người về nước (nước từ trời sinh, có thể dùng thoải mái)
– Thực tế, nguồn nước ngọt trên trái đất có hạn, không phải quốc gia nào cũng có đủ nước dùng
– Cần tiết kiệm nước
c, Tóm tắt
Nước ngọt trên trái đất là có hạn, nhiều quốc gia không có nguồn nước, nhiều nơi cũng đang xảy ra tranh chấp nguồn nước. Dân số tăng nhanh, công nghiệp phát triển làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề, nhân loại sẽ thiếu nước nghiêm trọng. Hãy bảo vệ nguồn nước, giữ gìn cho chúng ta, mai sau
“Tóm tắt văn bản nghị luận” bài soạn số 2
I. Mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước.
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận
Tìm hiểu cách tóm tắt văn bản nghị luận qua văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Vấn đề nghị luận của văn bản được thể hiện qua chính luận đề và phần mở đầu của đoạn trích: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến.
Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Viết bài văn nghị luận này, nhà chí sĩ Phan Châu Trinh nhằm thể hiện dũng khí của một người yêu nước: đề cao tư tưởng tiến bộ, vạch trần thực tại đen tối của xã hội, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
Phần mở đầu và đặc biệt là phần kết luận của bài văn cũng như các ý khái quát của phần thân bài thể hiện rõ nhất điều ấy.
Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Các luận điểm chính của đoạn trích:
– Luân lí xã hội ở nước ta tuyệt nhiên chưa có.
– Đó là thiếu ý thức đoàn thể, chưa biết giữ quyền lợi chung, chưa biết bênh vực nhau.
– Nước Việt Nam muốn tự do phải tuyên truyền Xã hội Chủ Nghĩa, thành lập đoàn thể.
Câu 4 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Các luận cứ để sáng tỏ luận điểm trong bài:
– Để nêu bật tình trạng đen tối của luân lí xã hội Việt Nam, tác giả nêu các luận cứ đối lập giữa Việt Nam và châu Âu (Pháp).
Nguyên nhân:
+ Học trò (kẻ sĩ) ham chức tước, vinh hoa mà nịnh nót, giả dối, không biết đến dân.
+ Quan lại tham lam, nhũng nhiễu, vơ vét bòn rút của dân, làm tay sai cho thực dân.
+ Vua thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
+ Kẻ có máu mặt trong làng thì tìm cách lo lót kiếm chác chức tước đè đầu cưỡi cổ người dân.
Luyện tập
Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
a, Chủ đề đoạn văn: Sự đa dạng mà thống nhất của In – đô – nê – xi – a:
b, Chủ đề đoạn văn: Xuân Diệu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
a, – Vấn đề nghị luận: sự lãng phí nước sạch.
– Mục đích: Xin đừng lãng phí nước, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước quý giá.
b, Các luận điểm của văn bản:
– Nước là tài sản thường bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất.
– Dân số tăng, nguồn nước cung cấp không đủ yêu cầu.
– Một số nước hiện đang thiếu nước, có sự tranh chấp về nguồn nước, tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.
c, Tóm tắt văn bản
Trong đời sống chúng ta, nước là tài sản thường bị hủy hoại và lãng phí nhiều nhất. Dân số tăng nhanh, công nghiệp hóa phát triển làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và trong tương lai nhân loại sẽ bị thiếu nước nghiêm trọng nhất là nguồn nước ngọt. Bởi vậy, chúng ta cần bảo vệ nguồn nước và giữ gìn nguồn nước sạch.
“Tóm tắt văn bản nghị luận” bài soạn số 3
CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Đọc văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta” (Phan Châu Trinh) và trả lời câu hỏi:
1.Vấn đề được đem ra bàn bạc là luân lí xã hội ở nước ta → Dựa vào nhan đề và các câu chủ đề của các đoạn.
2. Mục đích của Phan Châu Trinh nhằm vạch rõ thực trạng không có luân lí xã hội ở nước ta, khuyến khích xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội. Mục đích này thể hiện rõ nhất trong phần kết luận của đoạn trích.
3. Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả trình bày ba luận điểm lớn:
– Luận điểm 1: Nước ta chưa có luân lí xã hội → thể hiện ở câu: Xã hội luân lí… dốt nát hơn nhiều.
– Luận điểm 2: Thực trạng và nguyên nhân nước ta không có luân lí xã hội → thể hiện ở câu: cái xã hội chủ nghĩa bên Âu… là gì.
– Luận điểm 3: Phương hướng đem lại luân lí xã hội cho nước nhà → thể hiện ở câu: mà muốn có đoàn thể… dân Việt Nam này.
4. Hệ thống luận cứ phục vụ cho các luận điểm:
Luận điểm 1:
– So với quốc gia luân lí, người mình dốt nát hơn nhiều.
– Tiếng “bè bạn” không thể thay cho luân lí, chủ ý bình thiên hạ cũng mất từ lâu.
Luận điểm 2:
– Thực trạng nước ta không có ý thức nghĩa vụ giữa người với người, không có đoàn thể.
– Vua quan phản động, phá tan đoàn thể, thi hành ngu dân để vơ vét bóc lột.
– Bọn người xấu đua nhau buôn quan bán tước, chạy theo danh lợi.
– Dân không biết đoàn thể, không biết bình luận, đấu tranh.
Luận điểm 3: Cần xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội.
5+6. Tóm tắt văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta”
Nước ta tuyệt nhiên không có và không biết đến luân lí xã hội. Trong khi đó, luân lí xã hội như ý thức nghĩa vụ giữa người với người và tổ chức đoàn thể đã rất thịnh hành ở châu Âu. Ở nước ta, ai bị kẻ mạnh lấy quyền lực đè nén, người xung quanh cũng mặc kệ thì ở châu Âu, ở Pháp họ đấu tranh đòi công bằng cho kì được. Nguyên nhân khiến nước ta không có luân lí xã hội là bọn vua quan phản động tìm cách phá đoàn thể, thực hiện ngu dân để lo thân mình; thói chạy theo quyền tước trở thành xu thế của xã hội; dân ta ngu dốt không biết lên tiếng đấu tranh. Chỉ có cách truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng đoàn thể mới giúp nước ta thoát khỏi thực trạng này.
Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Xác định chủ đề nghị luận của văn bản:
a. Sự thống nhất trong đa dạng của đất nước In-đô-nê-xi-a.
b. Xuân Diệu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Câu 2 (trang 119 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:
a. Vấn đề nghị luận: sự lãng phí nước sạch.
Mục đích nghị luận: kêu gọi tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước quý giá.
b. Các luận điểm trong văn bản:
– Nước sạch đang bị lãng phí nghiêm trọng trong đời sống.
– Nước là nguồn tài nguyên có hạn.
– Sự phân bố nước không đều và ngày càng thu hẹp.
– Lời kêu gọi tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
c. Tóm tắt văn bản:
Nước sạch đang bị sử dụng lãng phí dù đó là nguồn tài nguyên có hạn, phân bố không đều và ngày càng bị thu hẹp. Nhiều nơi trên thế giới đã xảy ra tranh chấp về nguồn nước và tương lai hiện ra là một thế giới thiếu nước nghiêm trọng. Vì vậy, hãy tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ngay từ bây giờ, vì chúng ta và vì những thế hệ sau.
“Tóm tắt văn bản nghị luận” bài soạn số 4
I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận
1. Mục đích
– Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích đã định trước.
– Việc lựa chọn thông tin phụ thuộc vào mục đích của công việc tóm tắt.
– Việc tóm tắt giúp người đọc hiểu được bản chất của văn bản.
2. Yêu cầu
– Văn bản tóm tắt phải phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc, không được xuyên tạc hoặc tự ý thêm những điểm không có trong văn bản gốc.
– Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm tắt.
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận
Đọc văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh (Ngữ văn 11, tập hai) và trả lời câu hỏi sau:
1. Vấn đề được đem ra bàn bạc (nghị luận) là gì? Dựa vào đâu mà anh chị biết được điều đó?
– Vấn đề được đem ra bàn bạc (nghị luận) là: luân lí xã hội ở nước ta.
– Dựa vào nhan đề, các câu chủ đề trong các đoạn văn.
2. Mục đích viết văn bản này của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh là gì? Phần nào trong văn bản thể hiện rõ nhất điều này?
– Mục đích của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh là: vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
– Phần trong văn bản thể hiện rõ điều này: phần thân bài.
3. Để dẫn người đọc đến mục đích ấy, tác giả đã trình bày những luận điểm nào? Hãy tìm các câu thể hiện rõ nhất những luận điểm ấy.
– Khẳng định nước ta chưa hề có luân lí xã hội (Câu văn thể hiện: Xã hội luân lí thật trong nước ta… dốt nát hơn nhiều).
– Bàn luận về luân lí xã hội trên cơ sở so sánh xã hội Pháp và xã hội nước ta (Câu văn thể hiện: Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu… là gì)
– Giải pháp đem lại luân lí xã hội ở nước ta (Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn… dân Việt Nam này).
4. Hãy tìm các luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm trong bài viết của tác giả.
– Luận điểm 1:
- So với quốc gia luân lí, người mình dốt nát hơn nhiều.
- Tiếng “bè bạn” không thể thay cho luân lí, chủ ý bình thiên hạ cũng mất từ lâu.
– Luận điểm 2:
- Thực trạng nước ta không có ý thức nghĩa vụ giữa người với người, không có đoàn thể.
- Vua quan phản động, phá tan đoàn thể, thi hành ngu dân để vơ vét bóc lột.
- Bọn người xấu đua nhau buôn quan bán tước, chạy theo danh lợi.
- Dân không biết đoàn thể, không biết bình luận, đấu tranh.
– Luận điểm 3: Cần xây dựng đoàn thể, truyền bá chủ nghĩa xã hội.
5. Trình bày các luận điểm, luận cứ bằng lời văn của mình.
6. Đối chiếu với văn bản gốc và mục đích, yêu cầu tóm tắt để kiểm tra, hoàn chỉnh bản tóm tắt.
Nước ta chưa hề có luân lí xã hội. Trong khi đó, cái luân lí xã hội lại rất thịnh hành ở các nước châu Âu. Ở nước ta, nếu người có quyền lực đè nén ai, mọi người xung quanh điềm nhiên như kẻ ngu không biết gì. Còn châu Âu, ở Pháp họ đấu tranh đòi công bằng cho kì được. Nguyên nhân khiến nước ta không có luân lý là quan thì từ quan lớn đến quan bé, bọn nho học, bọn tây học tất cả đều là lũ ăn cướp có giấy phép…; nhân dân đều an phận, cam chịu, không dám đấu tranh… Vậy nên chỉ có cách truyền bá chủ nghĩa xã hội, gây dựng đoàn thể mới giúp nước ta thoát khỏi thực trạng này.
Tổng kết:
– Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích định trước.
– Để tóm tắt được tốt, cần:
- Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở đầu và kết thúc để lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt. Đọc từng đoạn trong phần triển khai để nắm được các luận điểm và luận cứ làm sáng tỏ cho chúng.
- Tìm cách diễn đạt lại các luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc.
– Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thực nội dung văn bản gốc.
III. Luyện tập
Câu 1. Căn cứ vào nhan đề và phần mở đầu đã cho dưới đây, hãy xác định chủ đề nghị luận của văn bản.
a. Sự thống nhất trong đa dạng của người In-đô-nê-xi-a
b. Xuân Diệu là một nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học.
Câu 2. Đọc văn bản trong SGK và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
a. Xác định vấn đề và mục đích nghị luận:
– Vấn đề nghị luận: sự lãng phí nước sạch.
– Mục đích nghị luận: Kêu gọi con người tiết kiệm nước.
b. Tìm các luận điểm trong văn bản
– Tài sản bị hủy hoại, lãng phí nhiều nhất là nước.
– Nước ngọt trên trái đất là có hạn.
– Sự phân bố nước ngọt là không đều, ngày càng bị thu hẹp.
– Lời kêu gọi, tiết kiệm nước.
c. Tóm tắt văn bản bằng ba câu
Trong cuộc sống, nước là tài sản bị hủy hoại và lãng phí nhiều nhất. Nước ngọt trên trái đất là có hạn, phân bố không đều giữa các quốc gia. Chính vì vậy, con người cần phải tiết kiệm, giữ gìn nguồn nước cho chúng ta và cho mai sau.
IV. Bài tập ôn luyện
Tóm tắt văn bản Một thời đại trong thi ca (Trích Thi nhân Việt Nam) của Hoài Thanh.
Gợi ý:
Mở đầu văn bản Hoài Thanh đề cập đến cái khó khăn trên con đường đi tìm tinh thần trong thơ mới. Đồng thời, tác giả nhận diện thơ mới và thơ cũ một cách khái quát nhất. Sau đó là phân tích cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi” cá nhân. Cái “tôi” xuất hiện trở nên xa lạ vì tất cả đã quá quen thuộc với cái “ta” chung. Cái tôi xuất hiện bởi với những cái tên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử… lúc bây giờ cũng đi vào bế tắc, mất niềm tin khi đứng trước bối cảnh thời đại. Những nhà thơ mới họ tìm lại niềm tin bằng cách gửi vào tình yêu tiếng việt. Họ tìm vào quá khứ, vào dĩ vãng để quên đi hiện tại bi thương.
“Tóm tắt văn bản nghị luận” bài soạn số 5
1. Tóm tắt văn bản nghị luận
- Tóm tắt là viết, kể lại một cách ngắn gọn, khách quan những nội dung chính của văn bản. Khi tóm tắt, rút ngắn, cần giữ được những nội dung cơ bản, quan trọng của văn bản gốc.
- Tóm tắt văn bản nghị luận là một hình thức làm văn kết hợp kĩ năng đọc – hiểu với kĩ năng diễn đạt, đáp ứng nhu cầu học tập suy nghĩ trong thực tế.
2. Mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản nghị luận
a. Mục đích
- Giúp người đọc có những hiểu biết khái quát, chính xác và sâu sắc về văn bản gốc.
- Tích lũy được những tư liệu và kiến thức cần thiết.
- Học tập được cách tư duy và diễn đạt trong văn nghị luận.
- Rèn luyện được kĩ năng đọc – hiểu, tiếp nhận văn bản và tóm tắt văn bản nghị luận.
b. Yêu cầu
- Phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc; không tự ý thêm bớt.
- Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù họp với mục đích tóm tắt.
- Không biến nội dung bài tóm tắt thành bài phân tích văn bản hay bài nhận xét nguyên bản một cách chủ quan.
3. Cách tóm tắt văn bản nghị luận
- Bước 1: Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề, phần mở đầu và kết thúc → Lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.
- Bước 2: Đọc từng đoạn trong phần triển khai (thân bài) và nắm được các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ vấn đề.
- Bước 3: Lập dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểm của văn bản được tóm tắt.
- Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc.
Bài tập 1: Tóm tắt văn bản “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi” (Tóm tắt văn bản nghị luận Ngữ văn 11 Nâng cao, tập 2, NXB GD, trang 127) trong khoảng 8- 10 câu.
Gợi ý:
(1) Câu cách ngôn: “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi” biểu thị : bất cứ ai sử dụng nó đều tự khẳng định ”Tôi thuộc về nhân loại”. (2) Cái thuộc về con người bao gồm mọi ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, một cuộc sống làm con người gần gũi nhau. (3) Cái thuộc về con người còn là những sai lầm mà con người không ai tránh được, là những hạn chế về tri thức mà không ai biết hết được. (4) Con người có đặc điểm là biết hiểu người khác. (5) Mỗi người trong nhân loại lại đều khác nhau, đều có cá tính riêng không ai giống ai, cần được tôn trọng. (6) Con người còn có những nỗi buồn riêng cần được chia sẻ. (7) Câu cách ngôn thể hiện tiếng nói chung của con người, khẳng định khát vọng được đồng cảm và được hòa nhập. (8) Với câu cách ngôn đó, ở đâu ta cũng có thể tìm thấy bạn bè.
Bài tập 2: Tóm tắt đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh (SGK Ngữ văn lớp 11, tập 2, trang 101- 103) trong khoảng 15 dòng.
Gợi ý: Đoạn trích có 21 đoạn xuống dòng, GV chia từng bước, hướng dẫn HS tóm tắt.
Các câu chủ đề ấy phải làm rõ được nội dung của đoạn trích: (1) Đặt ra nhiệm vụ đi tìm “Tinh thần thơ mới”. (2) Bởi vì các thời đại liên tiếp cùng nhau cho nên phải tìm cái chung của mỗi thời đại. (3) Xã hội Việt Nam xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể. (4) Cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như một giọt nước trong biển cả. (5) Cũng có những bậc kì tài để cho cái tôi xuất đầu lộ diện. (6) Họ dùng chữ tôi để nói chuyện với người khác chứ tuyệt không nói đến mình. (7) Bởi họ cầu cứu đến đoàn thể để trốn cô đơn. (8) Khi chữ tôi xuất hiện với cái nghĩa tuyệt đối của nó trên thi đàn Việt Nam gây khó chịu cho bao nhiêu người. (9) Khi nhìn đã quen thì cái tôi đó thật tội nghiệp, thi nhân mất hết cái cốt cách từ trước. (10) Tâm hồn họ chỉ vừa thu trong khuôn chữ tôi. (11) Bi kịch của cái tôi là đi đâu cũng không thoát khỏi sự bơ vơ, cô đơn. (12) Phương Tây đã trao trả hồn ta lại chon ta, nhưng ta thiếu một niềm tin đầy đủ. (13) Họ gửi tất cả bi kịch vào tiếng Việt. (14) Họ tìm thấy linh hồn nòi giống trong tiếng Việt. (15) Họ tìm về dĩ vãng để vin vào những bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai.
Nguồn: Tổng Hợp