Tổng hợp bài soạn mẫu “Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội” ngữ văn lớp 12

Tổng hợp 5 bài soạn mẫu “Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội” hay nhất, sát nội dung sách giáo khoa nhất 2021 môn ngữ văn lớp 12

Bài làm văn “Nghị luận xã hội” số 1

Đề 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đọc truyện “Tấm Cám“, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

a. Mở Bài

– Tấm cám tuy là câu chuyện cổ tích đã cách chúng ta khá lâu nhưng vấn đề xã hội đặt ra trong câu chuyện ấy đến giờ vẫn còn nguyên giá trị giáo dục con người….. Bạn nên dẫn ra nội dung câu chuyện, từ đó cho thấy cuộc đấu tranh giữa thiện bao giờ cái thiện cũng giành chiến thắng.

b. Thân Bài

– Trong xã hội xưa: Nạn nhân của cái xấu thường là những người có hoàn cảnh đặc biệt: cô bé mồ côi, những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Truyện Tấm Cám cũng ko ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu sự thiệt thòi vì mất mẹ từ nhỏ, người cha lấy vợ lẽ đã có một người con riêng ….

   + Cái ác luôn tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn, đã chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám giết Tấm mấy lần? Vì sao?)

  + Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được Bụt giúp đỡ)

   + Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác ra sao? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào Bụt, đến chủ động, Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc; phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

– Trong xã hội nay:

   + Cái thiện và ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn có những bất công.

   + Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

   + Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

–> Dù là xã hội xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về cái THIỆN, và cái ÁC luôn bị tiêu diệt. Những người sống ác độc luôn phải chịu những hậu quả nặng nề.

– Quy luật: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”

c. Kết bài

– Liên hệ bản thân rút ra bài học:

   + Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

   + Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

   + Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Đề 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442“:

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

a. Mở bài: Dẫn dắt và trích dẫn câu nói

Bạn có thể làm theo

4000 năm lịch sử, 4000 năm dựng nước và giữ nước, 4000 năm ấy đủ để ghi lại những dấu ấn của những người con của dân tộc- những con người làm nên đất nước – “hiền khí của quốc gia”. Thật vậy, Thân Nhân Trung đã từng viết: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.

b. Thân bài

– Giải thích câu nói của Thân Nhân Trung:

   + Hiểu theo nghĩa hiển ngôn của từng từ thì hiền là ăn ở tốt với mọi người (phải đạo), hết lòng làm trọn bổn phận của mình đối với người khác; tài là khả năng đặc biệt làm một việc nào đó. Hiểu rộng ra theo nghĩa hàm ngôn thì hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân, Tổ quốc.

   + Nguyên khí là khí ban đầu tạo ra sự sống của vạn vật. Hiểu rộng ra, nguyên khí là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước.

– Khẳng định ý kiếm của Thân Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là hoàn toàn đúng đắn, chứng minh bằng cách đưa ra những dẫn chứng lịch sử :

   + Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ … (kèm các sự kiện cụ thể)

   + Ở những thế kỉ trước và nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – người đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước và khẳng định tên tuổi Việt Nam trước toàn thế giới.

– Nguyên khí thịnh thì nước mạnh hay chính là những con người này chính là nền tảng của đất nước, là con người làm nên lịch sử 4000 năm. (Trích dẫn ví dụ về các cuộc chiến của nhân dân ta)

– Nguyên khí yếu: thời kì suy vong của các chính quyền Trịnh Nguyễn, An Dương Vương vì chủ quan khinh địch mà lâm vào cảnh nước mất nhà tan, …

c. Kết bài

– Bài học rút ra từ tư tưởng của Thân Nhân Trung:

   + Thời nào thì “Hiền tài” cũng “là nguyên khí của quốc gia”. Vì vậy, phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ đối với họ, nhất là trong thời kì mở cửa, nạn chảy máu chất xám không phải là hiếm như ngày nay.

   + Ở những cấp nhỏ hơn: cơ quan, đơn vị nào biết trọng dụng người tài thì có thể thúc đẩy công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

   + Nhà nước ta hiện nay cũng coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước.

Đề 3 (trang 14 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm: học đi đôi với hành.

a. Mở bài

– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.

– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.

– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.

b. Thân bài

Giải thích khái niệm:

– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiểu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…

– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.

– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.

Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:

– Những con đường học để tiếp thu kiến thức:

   + Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.

   + Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…

   + Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…

– Mục đích của việc học:

   + Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.

   + Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.

   + Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.

– Phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn đúng, vì:

   + Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.

   + Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.

–> Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.

Mở rộng, nâng cao vấn đề:

– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.

– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kĩ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.

– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:

   + Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là “tầm chương trích cú”. Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.

   + Nếu hành mà không học thì sẽ thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.

c. Kết bài

– “Học đi đôi với hành” là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.

– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.

– Bản thân phải biết “học đi đôi với hành” đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.

Bài làm văn “Nghị luận xã hội” số 2

Đề 1

Video hướng dẫn giải

Đề 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

1. Mở bài

– Giới thiệu truyện Tấm Cám

– Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài            

a) Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong tác phẩm “Tấm Cám”.

* Trước khi Tấm thành hoàng hậu

+ Hoàn cảnh của Tấm: Mồ côi mẹ, cha mất sớm, ở mẹ con Cám, bị mẹ con

+ Mẹ con Cám luôn bắt nạt Tấm: tước đoạt mọi quyền lợi cả về vật  chất lẫn tinh thần của Tấm.

+ Cuộc đấu tranh thiện ác: Tấm thụ động, chưa biết đấu tranh

* Sau khi Tấm trở thành hoàng hậu: Lừa giết Tấm, giết cả những kiếphóa thân của Tấm.

+ Nhận xét:

– Mẹ con Cám là đại diện cho cái ác, => cái ác càng lúc càng lộ liễu, tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn.

– Tấm là đại diện cho cái thiện.

=> Cái thiện luôn bị cái ác chèn ép, hãm hại.

* Hành trình trỗi dậy của Tấm:

+ Ban đầu, Tấm nhu nhược, bị động, chỉ biết trông chờ vào Bụt.

+ Về sau, Tấm tự vươn lên, tự đấu tranh để giành hạnh phúc: phân tích ý nghĩa những lần hoá thân của Tấm

=> Khó khăn, gian khổ

* Kết quả:

+ Thiện thắng ác

+ Kẻ xấu bị trừng phạt, người tốt hưởng hạnh phúc

b) Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội xưa và nay:

+ Trong xã hội xưa:

– Cái ác thường có thế lực mạnh, bất chấp thủ đoạn để hãm hại cái thiện.

– Cái thiện không đơn độc mà luôn được sự giúp đỡ của mọi người.

– Cái thiện phải tự trưởng thành, tự đấu tranh để giành hạnh phúc. Trong cuộc đấu tranh đó cái thiện có thể phải trải qua nhiều thử thách, nhưng kết quả cuối cùng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, cái ác luôn bị trừng phạt.

– Ví dụ thêm qua các truyện cổ tích khác: Thạch Sanh, Sọ Dừa,…

+ Trong xã hội ngày nay:

– Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại

+ Cái ác: những việc làm xấu xa, tổn hại đến tính mạng, nhân phẩm, danh dự của người khác, thói tiêu cực: lười biếng, gian lận, dối trá, lừa lọc,…

+ Cái thiện: những người hiền lành, lương thiện, sống chan hoà vì cộng đồng, những phẩm chất tốt đẹp,…

– Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xã hội vẫn còn mãi như một quy luật tất yếu.

– Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn.

– Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác.

c) Liên hệ bản thân rút ra bài học:

– Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu không chỉ tồn tại trong xã hội xưa và nay mà còn tồn tại trong bản thân mỗi người.

– Ý thức của mỗi người trong việc chống lại cái xấu, tiêu cực

+ Tư tưởng: luôn đứng về lẽ phải

+ Hành động: bảo vệ cái tốt, bài trừ những cái xấu

+ Tuyên truyền những bài học đạo đức về thiện và ác.

3. Kết bài

– Cần xây dựng nhân cách tốt đẹp để vững vàng trước những tác động xấu.

– Kiên quyết đấu tranh chống cái xấu, cái ác trong xã hội.

Đề 2

Video hướng dẫn giải

Đề 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu vấn đề “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

2. Thân bài

* Giải thích câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

– Hiền tài: là người có tài và người đó phải có đức. Hiền tài là người tài giỏi, là người có tài cao, học rộng, hiểu biết sâu xa,….

– Nguyên khí: là sức mạnh vật chất, tinh thần, tiềm tàng của con người. là sức mạnh tiểm ẩn và quyết tâm của con người sẽ quyết định thành tích của người đó.

=> Ý nghĩa của câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

– Những người học rộng tài cao là khí chất ban đầu, làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước.

– Hiền tài có vai trò quan trọng trong sự thịnh suy của đất nước.

– Những người tài giỏi là nhân tố quan trọng để xây dựng đất nước.

* Phân tích, chứng minh, bình luận:

– Những việc người xưa đã làm để thể hiện sự coi trọng nhân tài

+ Đề cao danh tiếng, phong chức tước, đề cao ở bảng vàng,….

+ Khắc bia để lưu tên

+ Khuyến khích noi gương người tài, ngăn ngừa kẻ xấu

+ Học tập người tài những điều hay

– Bài học từ câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

+ Phải biết quý trọng nhân tài

+ Những người tài giỏi luôn là người có vai trò quan trọng đối với sự thịnh suy của đất nước

+ Phát huy quan điểm của nhà nước, giáo dục là quốc sách, trọng dụng nhân tài

– Bài học cho mỗi cá nhân trong việc học tập và làm việc để phục vụ đất nước.

3. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ về câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”

– Câu nói “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một câu nói hết sức có ý nghĩa và luôn đúng trong mọi thời đại.

Đề 3

Video hướng dẫn giải

Đề 3 (trang 14 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

a. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”

b. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa của “Học và hành”

– Học là gì?

+ Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội.

+ Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả .

+ Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.

– Hành là gì?

+ Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế , hành còn là mục đích của việc học.

+ Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

– Vì sao cần phải học đi đôi với hành?

+ Có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí.

+ Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.Vô tình trở thành kẻ phá hoại.

=> Tác dụng của việc “học đi đôi với hành”

* Bàn luận:

– Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.

– Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.

– Bài học nhận thức và hành động

– Liên hệ bản thân

c. Kết bài

    Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.

Bài làm văn “Nghị luận xã hội” số 3

1. Đề: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

Bài làm 1:

Những bài văn nghị luận xã hội hay nhất

Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được. Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy. Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khi sinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Nhưng mầm sống đó sẽ ra sao? Và tương lai của nó sẽ như thế nào. Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định. Giống như một nhà triết học đã nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra“.

Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả” Thoạt đầu câu nói này có vẻ vô lý nhưng khi để ý từng câu từng chữ thì đây đúng là một quy luật của tự nhiên. Điều rõ ràng nhất ta có thể thấy được chính là thú non của một giống loài nào đó khi sinh ra đều mang tất cả những đặc điểm hình thái và cả tính chất của bố mẹ. Mèo con vừa mới sinh ra đã được thừa hưởng tất cả những đặc điểm của mèo bố mẹ. Màu lông bao phủ cơ thể giống với bố hoặc mẹ móng vuốt sắc nhọn phục vụ cho thói quen bắt chuột sau này. Hay một đàn rùa con vừa cắn đứt vỏ trứng chui ra ngoài về với biển khơi nhưng tại sao thú non yếu ớt như vậy làm sao bơi được trong dòng nước lạnh lẽo kia nhưng mẹ tạo hoá đã ban cho chúng khả năng đó hai chân như hai mái chèo có thể di chuyển dễ dàng trong làn nước. Những khả năng đặc biệt đó chỉ có thể thấy ở loài vật sống trên Trái đất.

Nhưng còn con người thì sao? Một cô bé hay cậu bé vừa chào đời trông bụ bẫm kháu khỉnh nhưng không ai có thể nhìn nó mà đoán biết được bố mẹ nó là ai. Cơ thể yếu ớt kia không thể nào tự chống chọi với những khắc nghiệt của cuộc sống bên ngoài. Không như những con vật khi mở mắt thấy ánh sáng mặt trời cũng là lúc chúng phải bươn chải lo cho cuộc sống của mình. Cũng có những giống loài được sự chăm sóc của bố mẹ nhưng theo nặm tháng chúng sẽ tự lập và có thể không bao giò được gặp lại bố mẹ nữa. khác rất nhiều so với con người. Con người chúng ta ngay từ khi sinh ra tuy không sở hữu bất cứ thứ gì nhưng đã được đón nhận bao nhiêu tình thương yêu dịu dàng của mẹ và sự chăm sóc chu đáo của cha… Theo thời gian chúng ta lớn lên từng ngày trong vòng tay ấm áp đó.

Cuộc sống thì không bao giờ êm dịu như vậy và luôn trớ trêu với nhiều người. Nhiều đứa bé sinh ra không biết mặt cha và cũng không biết thế nào là ngọt nào của sữa mẹ. Nhưng chúng cũng lớn lên theo năm tháng và trở thành một công dân của một đất nước nhưng tương lai và cuộc sống thì bị chôn sâu trong bốn bức tường của sự bất hạnh và cô đơn.

Vừa lọt lòng mỗi người không là gì cả và củng có những số phận bất hạnh không có quyền được biết đấng sinh thành ra mình. Nhưng không vì thề mà tương lai và cuộc sống kia trở nên mù mịt và tối tăm. và họ không có cái quyền được mơ ước hay hi vọng. và tương lai tươi sáng, thành công và vinh quang se không bao giờ thuộc về họ. vì tất cả những mơ ước cao đẹp ấy không phãi được quyết định bởi hoàn cảnh sinh ra mà chính là do ý chí quyết tâm của mỗi người.

“Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”. Vế sau câu nói của nhà triết học như một lời khuyên cho chúng ta. phải luôn biết vươn lên trong cuộc sống, phải có hoài bảo và lý tưởng và vạch ra một mục đích rõ ràng cho cuộc sống bản thân. Không bao giờ biết chùn bước trước bất cứ khó khăn nào.

Thanh niên ngày nay không chỉ vùi đầu vào sách vở như đàn anh lớp trước. Cuộc sống hiện đại khoa học kĩ thuật tiến bộ thói quen hằng ngày không gói gọn trong bốn bức tường chỉ có học học và học. Thời gian hằng ngày dường như được mở rộng hơn với rất nhiều những hoạt động thú vị. như chiến dịch mùa hè xanh. Thanh niên được tự do vô tư đến những vùng khó khăn giúp đỡ nhân dân nghèo vùng sâu vùng xa hay những chuyến đi ngắn ngày chỉ đơn giản là chia sẻ quà bánh cho những trẻ em ở những làng trẻ mồ côi, tất cả đều xuất phát từ lòng tình nguyện và sự yêu thương giống nòi. Thanh niên ngày nay không chỉ học tập tốt lao động tốt mà còn có cả lòng nhân ái khoan dung. Những điều kiện đó chính là nền tảng cho sự thành công sau này. Sự thành công đó họ đạt được là do chính đôi tay và khối óc của họ không dựa dẫm vào bất cứ ai……”Khát vọng chính là nguồn động lực có sức mạnh vô biên, tiềm tàng bên trong mỗi con người. Động lực này được thể hiện qua những hành động liên tục và bền bỉ, để con người không bao giờ từ bỏ ước mơ, không bao giờ khuất phục hoàn cảnh. ” Quả thật như cau danh ngôn con người có thề đạt được tât cả khi có khát vọng bạn chi thật sự thất bại khi ban từ bỏ khi ước mơ và cố gắng.

Nhưng những ý chí quyết tâm kia không phải lúc nào cũng mỉm cười với mọi người và sẽ không tìm đến bất cứ ai, chỉ có những người luôn có gắng vươn lên trong cuộc sống vượt qua mọi khó khăn và đến lúc những khó khăn kia ko làm chùng bước họ thì chính là lúc họ tím được những hạnh phúc và những khám phá bổ ích cho bản thân. Và có một số đông sẽ không bao giờ khám phá ra những chân lý đó vì sự bi quan luôn yếu lòng trước những khó khăn vấp phải. Thất bại là khởi đầu của sự thành công và thất bại chỉ là thành công khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiên mình.

Con người khi sinh ra không là gì cả chỉ là mầm sống mới được sinh ra chỉ là một đúa trẻ sơ sinh không tên tuổi, Nhưng bằng tất cả sự nổ lực không ngừng lòng quyết tâm bền bỉ và ý chí vươn lên thì mầm sống ấy sẽ lớn lên và sinh hoa kết trai góp cho đời những hương sắc. Và khi chết đi họ đã có được tất cả mặc dù không còn trên cỏi đời này nữa.

Tạo lập! Xây dựng! Phục vụ! Đó là những mệnh lệnh của thiên nhiên. Hãy làm theo những mệnh lệnh đó, và bạn sẽ thấy sự giàu sang và phong phú của vũ trụ là vô tận.” hãy sống hết mình và không ngừng phấn đấu ban sẽ tìm thấy được tất cả và làm chủ mọi thứ vì “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra“. mà. không phải do ai khác sắp đặt hay ép buộc và tư do chính là trang mà chúng ta có được.

Bài làm 2: 

Trên thế giới, có rất nhiều người đã đạt được thành công của riêng mình, họ đều có bí quyết, nhưng họ cũng không ngần ngại mà chia sẻ cho mọi người để học tập theo. Công thức thành công của họ cũng vô cùng đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được: “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.

Thành công là thành tựu, kết quả tốt đẹp mà ai cũng mong muốn đạt được. Khi thành công, con người ta sẽ cảm thấy tự hào, hạnh phúc với chính bản thân mình. Muốn thành công đến, thì bạn ít nhất cũng phải trang bị cho chính mình hai yếu tố: Cố gắng hết sức và luôn hoàn thiện bản thân.

Cố gắng hết sức là khi bạn không bao giờ bỏ cuộc khi khó khăn ập tới, luôn tìm ra những cách giải quyết để vượt qua những thử thách đó. Bởi hành trình để đến thành công vô cùng gian lao và vất vả, hết khó khăn này, khó khăn kia lại kéo đến, cứ chồng chất lên nhau. Thất bại không chỉ đến lần một, lần hai mà còn nhiều hơn thế nữa, vậy nên bạn vẫn phải tiếp tục đối mặt, bền bỉ, kiên trì mà vượt qua nó. Kết hợp với sự cố gắng đó là một nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc hoàn thiện bản thân mình. Dù bạn có cố gắng tới mức nào mà không chịu hoàn thiện bản thân, thì thành công cũng khó mà đến nhanh với bạn được. Vì sao? Vì xã hội ngày càng phát triển, con người ta không thể chỉ giỏi về một lĩnh vực mà có thể thành công ngay được, bạn cần phải có những kỹ năng mềm cần thiết như sự tự tin, tinh thần tự lực tự cường,… Rồi không ngừng trau dồi thêm kiến thức, tìm tòi sáng tạo ra cái mới để làm sao phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Khi bạn nắm vững được kiến thức cơ bản này hãy bắt tay vào hành động tức khắc, rồi thành công sẽ gõ cửa.

Có rất nhiều tấm gương về quá trình dẫn đến thành công, Bác Hồ thân yêu của chúng ta là một trong những tấm gương sáng đó. Người đã phải trải qua bao nhiêu năm bôn ba nước ngoài, nhiều lần bị bắt vào tù, nhưng Người không hề nản chí mà vẫn tiếp tục đấu tranh tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Trong những năm tháng đó, Người cũng không ngừng nỗ lực rèn luyện bản thân, học tập nhiều cái mới của đất nước phát triển để áp dụng cho dân tộc mình. Hay một nhân vật đang rất nổi tiếng trên thế giới hiện nay, ông Jack Ma – một tỷ phú người Trung Quốc, là người đã phải trải qua hàng nghìn lần thất bại. Ông trượt đại học hai lần, nhưng ông vẫn không bỏ cuộc mà vẫn ôn thi tiếp và đỗ. Sau khi tốt nghiệp, ông đã nộp đơn cho hơn 30 công việc và lại bị từ chối tiếp. Nhưng không dừng lại ở đó, ông tiếp tục nỗ lực và phát triển công ty của chính mình và giờ nó trở thành một tập đoàn lớn mạnh của Trung Quốc. Bác Hồ hay Jack Ma hay những người thành công khác, tất cả họ đều là những người truyền cho ta cảm hứng. Ta học hỏi ở họ sự cố gắng bền bỉ, kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ để rồi ta cũng có thành công của riêng mình.

Sự cố gắng, nỗ lực để đạt được thành công là vô cùng đúng nhưng không có nghĩa là bạn bất chấp đúng sai để đạt được điều bạn muốn, điều mà bạn cho đó là thành công. Bên cạnh đó, cũng cần chê trách một số người hễ cứ thấy khó khăn là bỏ cuộc hay khi đã đạt được một điều mình mong muốn mà lại trì trệ, không chịu trau dồi thêm, khi đó thành công của họ sẽ không thể đứng vững lâu được mà nó chỉ là tạm thời mà thôi. Là học sinh, thế hệ trẻ tương lai của đất nước, việc đầu tiên chúng ra cần làm đó là học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức không ngừng và quan trọng hơn cả là trang bị cho mình những kỹ năng sống để sau này có thể tự tin bước vào đời.

Cố gắng hết sức và không ngừng nỗ lực, hai tiền đề này sẽ mang ánh sáng thành công đến với bạn, bởi “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình”. Từ đó, khi bạn đạt được thành công mình mong muốn, bạn đã khẳng định được bản thân trong cuộc đời, hơn thế nữa bạn còn góp phần giúp cho gia đình và xã hội ngày một tươi đẹp hơn.

2. Đề Nghị luận xã hội Văn 12: Một triết học nói: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”

Bài làm 1

Các bạn đã từng nghe câu “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra” chưa?. Có lẽ câu nói thật lạ kì phải không các bạn, đây là câu nói của một nhà triết học, tuy thật khó hiểu nhưng nó lại hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, nhà triết học có ý nhắc nhở chúng ta điều gì đây? Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ ý nghĩa câu nói này nha các bạn.

Không chỉ đơn giản bằng một câu ngắn gọn như vậy, nhà triết học còn nói:”Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”. Đến đây một phần cánh cửa như được mở rộng.

Tại sao lại nói “mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có”?. Mỗi con vật khi sinh ra đều biết ăn, biết đi lại, biết bắt mồi,… tất cả đều là do bản năng sinh tồn của nó, giống như con mèo con, khi mới sinh ra là đã biết bò lại gần mẹ để bú, để hưởng chút hơi ấm ngọt ngào mà mẹ nó dành cho những đứa con yêu thương, rồi dần tự mở đôi mắt nhỏ xinh mèo con bắt đầu tập được những bước đi chập chững, rồi chạy nhảy, đến nô đùa, đến bắt chuột, tất cả đều là do tự nhiên mà có, không ai dạy bảo, mèo con trưởng thành và cả vòng đời mèo con vẫn như vậy, không thay đổi. Thật hay, tạo hoá đã ban tặng cho loài vật một bản năng đặc biệt để có thể thích nghi với cuộc sống thế nhưng “Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả”.

Đúng vậy, con người không hề có một chút bản năng đặc biệt nào, tất cả mọi thứ hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, phải trải qua sự rèn luyện, tập tành mới có được khả năng. Con người khi sinh ra vốn chẳng biết gì, chỉ nhắm nghiền đôi mắt bé xíu và oa oa oà lên những tiếng khóc đòi bú mẹ, thật sự chẳng thể nào chạm được tới mẹ. Tất cả là nhờ mẹ nâng niu, ôm ấp vào lòng hoà tan dòng sữa ngọt chạm vào môi hồng bé xinh thì mới tiếp tục sự sống được. Không chỉ vậy, làm sao con người có thể tự đi đứng, bò trườn được, tất cả phải qua quá trình rèn luyện ngay từ thuở ban đầu. Hai tháng biết lật, ba tháng biết bò, sáu tháng chập chững biết đi, mười tháng bắt đầu hoàn thiện bước đi của mình,… Đâu phải tự nhiên! Đều do bàn tay nồng ấm của mẹ dìu dắt từng bước, từng bước một, tạo nên khả năng sinh tồn, hòa nhập với cuộc sống cho một sinh linh bé nhỏ dần bước vào đời.

Con người khác với con vật là có tri thức, có phẩm chất đạo đức nhưng đây cũng đâu phải là điều vốn sẵn có trong từng người mà nó được phát huy, phát triển qua những ngày học tập, những ngày được dạy dỗ. Cũng như chúng ta ngay từ nhỏ đã được dạy rằng phải biết hiếu thảo với cha mẹ, bên ngoài xã hội cần tôn trọng người khác, phải chân thành, công bằng,… và nhiều điều khác nữa, những lời dạy đó ăn sâu vào tâm trí, nó lớn theo thời gian khi ta càng lớn, và được áp dụng ngay trong đời sống. Thử hỏi không có sự chui rèn, không có sự luyện tập thì làm sao ta có thể hòa nhập với cuộc sống hiện tại được, bởi vậy “nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó”. Đó chính là lí do ta cần phải biết sống, biết hành động, biết nỗ lực. Cũng như khi muốn đánh được một bản nhạc hay thì ta phải tập đánh đàn, điều đó xuất phát từ lòng yêu thích, bắt nguồn từ sự tự nguyện, không hề bị cưỡng ép, ràng buột. Con người là một tờ giấy trắng, chỉ từng nét, từng nét bút mới vẽ lên bức tranh hoàn thiện, nên cần phải luyện tập từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, mới có thể hấp thu kiến thức từ cuộc sống được. Giống như trong học tập đâu phải ai mới đầu cũng được ngồi trên chiếc ghế đại học, mà phải bắt đầu từ lớp một, trải qua mười hai năm rèn luyện gian khổ mới được ngồi vững trên chiếc ghế ấy. Tóm lại để đạt được thành công, ước muốn, nguyện vọng thì chính bản thân phải có sự nổ lực thực sự, cố gắng toàn vẹn thì thành công sẽ đến trong tầm tay thôi. Tuy nhiên đâu phải ai cũng đi được đến cùng của sự thành công. Có nhiều người đang học rất tốt nhưng vì mê chơi bỏ ngang việc học thế là mất tất cả qua một lúc nông nỗi, quả đúng thật họ làm thế nào thì sẽ nhận lại được kết quả như thế ấy thôi!. Chính vì vậy hãy luôn nhớ rằng “tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”, chỉ có ta mới quyết định được số phận của ta, con người ta thế nào thì do chính ta làm nên. Một người nếu biết gắng công học tập, biết chú trọng đến phẩm chất đạo đức,…. Thì sau này sẽ làm nên danh tiếng góp phần đưa đất nước đến một góc trời vinh quang, xây dựng đất nước ta thành toà lâu đài đẹp nhất mà không cường quốc nào có thể sánh bằng. Nhưng thật dáng tiếc xã hội ta ngày nay vẫn không thiếu những kẻ tự huỷ diệt mình, những con người thân tàn ma dại do ăn chơi sa đọa, dẫn đến bị AIDS, bị nghiện ngập là cũng do chính họ tự tạo ra, tự tạo cho họ một cuộc sống khổ sở, bị mọi người xa lánh. Bên cạnh là những kẻ chỉ biết trông chờ vào người khác, không biết tự nỗ lực bản thân trong học hành cũng như trong công việc. Thật đáng phê phán!

Qua câu nói vô cùng đáng giá của nhà triết học, có lẽ đã làm thức tỉnh chúng ta, cho nên ngay từ bây giờ phải biết rèn luyện bản thân, học tập thật tốt, khắc phục chỗ hạn chế còn phải trông chờ vào người khác, để bản thân ta phát triển hơn, và hơn hết phải làm nên một con người hợp thời đại thì xã hội mới phát triển, đất nước mới giàu mạnh. Nhưng các bạn cũng hãy nhớ rằng chúng ta không hề cô độc chiến đấu với số phận mà bên cạnh đó còn có gia đình, xã hội nữa. Chính những tác động đó cũng có thể tạo nên tôi của ngày mai. Câu nói của nhà triết học thật thú vị phải không các bạn? Biết bao điều ý nghĩa, vô giá được ẩn chứa trong câu nói này. Hãy tự khẳng định cái tôi của chính mình và làm nên cái tôi thật sự, thật giá trị cho xã hội này nha các bạn!!!! “Tôi chỉ có thể là kẻ do chính tôi làm ra”

Bài làm 2

Khi đúng trước một tấm gương, nhìn vào đó ta sẽ thấy bản thân mình mà không phải là một ai khác, ta thấy hình bóng của mình không sai lệch. Nhưng nếu trước mặt ta không phải là một tấm gương kính mà là tấm gương cuộc đời thì liệu soi vào ta có thấy chính xác bản thân mình hay không? Hay ta sẽ chỉ thấy một cái bóng mờ mờ giữa những cái bóng khác? Hay là khi bước vào cuộc đời, chợt nhìn lại, ta thấy mình đổi thay đến chính bản thân mình cũng khó mà nhận ra? Nếu như vậy thật thì vô tình cuộc sống của ta không còn thuộc về chúng ta nữa. Suy nghĩ về điều này, một nhà triết học nhận định: “Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thủa lọt lòng thì chăng là gì cả. Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ được trỏ thành như thế ấy, nó phải tự làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do tôi làm ra”. Câu triết lí đã gợi ra trong ta những suy nghĩ về cách sống chính mình.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Dù tạo hoá dành cho muôn loài (trong đó có con người) hai chữ “bản năng” nhưng “Mỗi con vật khi sinh ra là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gi cả”. Con vật đã có thể trở nên rất hoàn thiện sau khi ra đời. Những kì diệu nó được hưởng sẽ tồn tại với nó mãi mãi, không hề thay đổi: kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh con đẻ cái,… Nó có thể tồn tại chỉ với chừng ấy thứ nó từ tạo hoá. Còn con người thì không thể. Khi sinh ra, con người chỉ đơn giản mang một hình hài nhỏ bé, yếu ớt. Con người thể chất đầy đủ nhưng con người xã hội thì không. Nó đồng nghĩa với việc ta không thể sống nếu chỉ giữ riêng những thứ tạo hoá ban cho. Con người có một phương tiện khác để tồn có một sức mạnh kì diệu khác để sống. Đó là khả năng tư duy, suy nghĩ, tự mình đi theo một con đường riêng, tự hoàn thiện mình. Nếu như cuộc sống của loài vật là do tạo hoá quyết định thì cuộc sống của mỗi người hoàn nằm trong tay người đó. Mỗi việc làm của ta đều là một viên gạch – dù lớn hay nhỏ – xây dựng con đường sống cho mình. “Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy. Tôi chỉ là kẻ do chính tôi tạo ra” – tư tưởng chung của câu nói là phẩm chất, nhân cách của con người hoàn toàn do chính con người tạo nên.

Lớn lên đồng thời trong hai môi trường tự nhiên và xã hội, con người có đủ điều kiện để tự hoàn thiện. Môi trường tự nhiên nuôi lớn ta về thể chất, nhưng nuôi lớn về tinh thần thì không gì khác ngoài môi trường xã hội. Nếu môi trường tự nhiên như một người mẹ chăm sóc cho ta giấc ngủ, bữa ăn thì môi trường xã hội lại như một người cha nghiêm khắc cho ta thấy rõ sự phức tạp của cuộc sống. Không phủ nhận sự quan trọng của hai môi trường ấy nhưng cũng như người cha, người mẹ không thể theo ta suốt đời, môi trường xã hội và tự nhiên không hoàn toàn quyết định bản thân ta sống ra sao, ta đi lối nào, ta nhìn đời bang con mắt màu gì… Cớ sao cậu học trò An Kim Bằng sống trong hoàn cảnh khổ cực tưởng đến gục ngã lại là người mang niềm tự hào về cho cá đất nước Trung Hoa khi giành huy chương Vàng tại kỳ thi IMO (Olympic toán quốc tế) 1997? Điều này có thuộc về lí do môi trường sông hay không khi những điều cậu nhận được hoàn toàn trái ngược với hoàn cảnh của cậu. Cớ sao những con người sống nơi giàu sang, có điều kiện xây một bức tường nhân cách vững chắc bao quanh mình thi lại chi xây được những cái vách rách nát?

Họ ích kỉ, họ đua đòi, họ toan tính… Câu trả lời nằm trong cách sống của mỗi người mà thôi. Họ “làm như thế nào” thì họ “sẽ được trở thành như thế ấy”.

Nhân cách hình thành từ khi ta tô màu cho nhũng gì ta nhìn thấy bằng của ánh mắt trân trọng cuộc sống, mong được sống chứ không tồn tại hời hợt. Nó phát triển khi ta hiểu những việc mình làm là đúng hay sai, ta biết phải sàng lọc ra sao để những điều tốt đẹp trong nhân cách không bị mai một và hạn chế dần những mặt tiêu cực. Nó sẽ được nâng cao khi ta biết nhào nặn những suy nghĩ ấy thành những hành động đúng. Khó có thể nói hành trình hoàn thiện nhân cách của con người đến khi nào thì dừng lại. Có khi chỉ một giây phút sao nhãng đủ khiến ta lầm lạc để rồi phải mất cả cuộc đời để tìm lại chính mình. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách ở con người đòi hỏi ở bản thân rất nhiều nghị lực và sự cố gắng. Vì chỉ có tự đôi chân của mình đưa mình đến với nhân cách. Bạn không nên mong có ai đó cõng bạn đến hay chờ đợi một phương tiện hiện đại đưa bạn đến với nhân cách, cũng không có một con đường tắt nào để đi tới nhân cách… Tới nhân cách chi có một đường là tự mình cố gắng mà thôi.

Nói như vậv không có nghĩa là ta chỉ biết đến mình, “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất” (Xuân Diệu). Vai trò của bản thân mỗi người là quyết định “ việc hình thành nhân cách, thế nhưng ta cũng phải biết lắng nghe mọi người xung quanh. Chỉ nhằm theo một con đường mình vạch ra chưa hẳn đã là đúng đắn bởi chúng ta không ai có thể sống một mình. Chúng ta sông trong cộng đồng xã hội với những mối quan hệ nhiều chiều và phức tạp (“Con người là một động vật xã hội” – C.Mác). Nêu chỉ nghĩ đến mình và chỉ sống cho mình bạn sẽ tự tách mình ra khỏi cuộc sống hay tự làm mình thiệt thòi khi không có sự quan tâm của mọi người xung quanh. Bởi thế, sống dung hoà nhưng không làm mất đi vai trò của mình đối với mình cũng là một điều rất cần thiết hoàn thiện nhân cách.

Tin vào mình là việc làm cần thiết. Đặng Lê Nguyên Vũ – Tổng giám đốc Công ty cà phê Trung Nguyên nổi tiếng là người cho ta bài học về niềm tin. Khi thây người cha mình bệnh tật mà không có tiền chữa trị, Đặng Lê Nguyên Vũ khi đó mới mười sáu tuổi đã tự nhủ: “một ngày ta sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình”. Niềm tin đó đã đưa chàng sinh viên y khoa trở thành một doanh nhân thành đạt như hiện nay. Nhân cách của con người này đã thế hiện qua việc không gục ngã trước những sóng gió của cuộc đời, có niềm tin vững chắc ở bản thân mình.

Câu chuyện về Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi khi còn nhỏ đã làm đèn đom đóm để học vào mỗi tối vẫn là một bài học sâu sắc cho việc kiên trì, bền bỉ vượt khó trong học tập. Đó cũng là bài học cho chúng ta trên hành trình hoàn thiện nhân cách và cũng thể hiện rất rõ sự cố gắng, trách nhiệm của bản thân mình đối với tương lai của chính mình.

Câu nói của triết gia thực sự gợi ra nhiều điều hơn là bản thân câu chữ. Nó đồng thời động viên con người tin vào mình và đòi hỏi trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân mình. Việc ta có trách nhiệm với bản thần mình không phải là ích kỉ, không phải là tách mình khỏi thế giới xung quanh. Ta tự hoàn nhân cách của mình chính là góp phần làm cho xã hội ngày càng trở nên đẹp hơn.

Tự hoàn thiện chính mình là con đường dài nhưng không có nghĩa là ta không thể làm được. Cuộc sống nằm trong tay ta, do ta quyết định thì tại sao ta không làm cho nó trở nên tốt đẹp? Khi cánh cửa cuộc sống mở ra cho ta bắt đầu hành trình tự hoàn thiện thì còn chần chừ gì nữa mà không sẵn sàng bước đi để cho chính mình và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn?.

Bài làm văn “Nghị luận xã hội” số 4

1. Tóm tắt nội dung bài học

Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội:

  • Bố cục 3 phần
  • Luận điểm luận cứ rõ ràng, xác thực
  • Dùng từ và diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
  • Chú ý trọng tâm: yêu cầu đề bài 

2. Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Đề 1: Đọc truyện “Tấm Cám”, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

a. Mở bài:

  • Giới thiệu được vấn đề (dẫn dắt về câu chuyện Tấm Cám và yêu cầu của đề bài)
  • Mở ra hướng làm bài (bằng một hay hai câu văn nói đến vấn đề cần nghị luận)

b. Thân bài:

  • Làm rõ nội dung vấn đề cần nghị luận (giải thích)
    • Cái thiện? (Những điều tốt đẹp, hiền lành trong xã hội, là những điều không mang đến tác hại cho ai mà còn mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc hay là những việc tốt đẹp cho người khác….)
    • Cái ác? (Những điều xấu xa, những việc làm không tốt đẹp gây ảnh hưởng đến người khác một cách tiêu cực……)
    • Người tốt? (Là những người có tâm tính hiền lành, hay giúp đỡ người khác đem lại kết quả tích cực cho người khác….)
    • Kẻ xấu? (Là những người có tâm địa không tốt, vì lợi ích của bản thân có thể làm bất cứ điều gì dù là điều đó không tốt cho người khác, là những người mang đến những kết quả không tốt cho người khác bằng sự cố ý của họ…)
  • Được biểu hiện thông qua truyện Tấm Cám như thế nào? (bàn luận)
    • Trình bày ý kiến cá nhân của bản thân? (Qua nhân vật Tâm – cái thiện và người tốt; Cám – cái ác và người xấu)
    • Cái thiện và cái ác ngày xưa với những biểu hiện ra sao? ngày nay ra sao? ( xưa và nay có những biểu hiện tương đồng, tuy nhiên mỗi thời lại là một hoàn cảnh khác để có những biểu hiện riêng. Ngày nay, đôi khi cái thiện và cái ác lẫn lộn,….)
    • Người tốt và người xấu được quan niệm như thế nào ? (xưa và nay có những quan niệm tương đồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống sẽ có những người tốt với người này nhưng lại là xấu với người khác. Vì vậy cần phải xem xét và hiểu bản chất của vấn đề hiện tượng để biết được đâu là người tốt, đâu là người xấu.)
    • Suy nghĩ như thế nào về kết quả của người tốt và người xấu, cái thiện và cái ác? (kiên quyết bài trừ cái xấu, cái ác; cái thiện luôn thắng cái ác; người tốt luôn có được mọi người xung quanh yêu mến và trân trọng…)
  • Rút ra bài học cho bản thân (chân thực và phù hợp với lứa tuổi)

​c. Kết bài:

Khẳng định và mở rộng vấn đề

Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong: Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhân Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1942:

” Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp.”

a. Mở bài: 

  • Giới thiệu vấn đề (dẫn dắt câu nói của Thân Nhân Trung)
  • Mở ra hướng làm bài 

b. Thân bài:

  • Giải thích
    • Hiền tài? (hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân, Tổ quốc)
    • Nguyên khí? (nguyên khí là khí ban đầu tạo ra sự sống của vạn vật. Hiểu rộng ra, nguyên khí là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước)
    • Cả câu nói? (Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của hiền tài đối với đất nước….)
  • Bàn luận:
    • Vì sao nói hiền tài là nguyên khí của quốc gia? (Hiền tài là trụ cột của đất nước, sự hưng thịnh của một quốc gia phụ thuộc và hiền tài; dẫn chứng: các triều đại trong lịch sử….)
    • Ý kiến trên là đúng với mọi thời đại, tuy nhiên sự hưng thịnh của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào hiền tài mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
  • Bài học: ( viết một cách chân thành và phù hợp với lứa tuổi)
    • Vai trò và ý thức của mỗi cá nhân đối với thời đại hiện nay
    • Tu dưỡng nhân cách và trí tuệ để trở thành người có ích cho đất nước

c. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề và mở rộng vấn đề

Đề 3: Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành

a. Mở bài:

  • Giời thiệu vấn đề cần nghi luận (Học đi đôi với hành)
  • Mở ra hướng làm bài

b. Thân bài:

  • Giải thích:
    • Học là gì? (Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiếu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…)
    • Hành là gì? (Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng)
    • Thế nào là học đi đôi với hành? (Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó)
  • Bàn luận:
    • Có rất nhiều con đường để tiếp cận và tìm kiếm tri thức…. và mục đích cuối cùng của việc học đó là kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ tích cực…
    • Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.
    • Phương châm trên phản ánh một cách học đúng đắn và tích cực: Bổi nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống
    • Cần phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.
    • Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
      • Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là “tầm chương trích cú”. Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
      • Nếu hành mà không học thì số thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, khôn
  • Bài học: 

Rút ra bài học nhận thức và hành động cho mỗi cá nhân. ( viết một cách chân thực và phù hợp với lứa tuổi)

c. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề
  • Mở rộng vấn đề                       

Bài làm văn “Nghị luận xã hội” số 5

Đề 1: Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay. 

Lời giải tham khảo:

Mở BàiGiới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận: cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay.

Thân Bài:

* Trong xã hội xưa:

– Nạn nhân của cái ác thời xưa thường là những con người có hoàn cảnh đặc biệt: những cô cậu bé mồ côi, hay những người có ngoại hình xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu. Tấm Cám cũng không phải câu truyện ngoại lệ, Tấm là 1 cô bé từ nhỏ đã phải chịu nhiều thiệt thòi vì từ nhỏ mất mẹ, người cha thì lấy vợ lẽ đã có một người con riêng…

  • Cái ác luôn tàn nhẫn, có nhiều thủ đoạn, chà đạp lên cái thiện như thế nào? (Mẹ con Cám đã giết cô Tấm mấy lần? Tại sao và như nào?)
  • Cái thiện không hề đơn độc mà luôn nhận sự giúp đỡ của mọi người. (Tấm được ông Bụt giúp đỡ)
  • Cái thiện đã vùng lên đấu tranh với cái ác như thế nào? (Từ thụ động chỉ biết trông chờ vào ông Bụt, đến chủ động, cô Tấm tự đấu tranh giành hạnh phúc cho bản thân, phản ứng từ yếu ớt đến mạnh mẽ, quyết liệt như thế nào?)

* Trong xã hội ngày nay:

  • Cái thiện và cái ác vẫn luôn song hành, bởi cuộc đời luôn tồn tại những bất công.
  • Cái ác ngày càng nhiều thủ đoạn, ngày càng thâm hiểm, khó lường hơn.
  • Cái thiện phải xây dựng  vị trí xã hội thật vững chắc, lập trường phải vững vàng, đoàn kết  chống lại cái ác.

⇒ Dù là xã hội ngày xưa hay nay thì phần thắng cuối cùng cũng nghiêng về với cái THIỆN, và cái ÁC sẽ luôn bị tiêu diệt. Những con người sống ác độc rồi sẽ phải chịu những hậu quả nặng nề.

– Quy luật bất thành văn ở đời: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”

Kết bài– Liên hệ tới bản thân rồi rút ra bài học:

  • Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu không chỉ tồn tại trong xã hội ngày xưa và ngày nay mà còn tồn tại trong chính bản thân mỗi người.
  • Cần xây dựng nhân cách bản thân thật tốt đẹp, vững vàng trước những tác động của cái xấu.
  • Kiên quyết đấu tranh trừ bỏ cái xấu, cái ác trong xã hội.

Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba – 1442: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp  

Lời giải tham khảo:

Mở bàiGiới thiệu chung vấn đề cần nghị luận: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.

Thân bài:

– Giải thích câu nói của tác giả Thân Nhân Trung: Nguyên khí là khí ban đầu tạo ra sự sống của vạn vật, hiểu rộng hơn thì nguyên khí là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của xã hội và đất nước.

– Khẳng định ý kiến của tác giả Thân Nhân Trung “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là hoàn toàn đúng đắn, chứng minh bằng cách đưa ra những dẫn chứng lịch sử ví dụ như:

  • Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Huệ, … (ngoài ra kèm các sự kiện cụ thể).
  • Nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại – người đã lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân, phong kiến, giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước và khẳng định tên tuổi đất nước Việt Nam trước toàn thế giới.

– Nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh hay chính là những con người hiền tài này chính là nền tảng của đất nước, là những con người làm nên lịch sử đất nước 4000 năm. (Trích dẫn ví dụ về các cuộc chiến của nhân dân cả nước ta).

– Nguyên khí yếu: thời kỳ suy yếu, tàn vong của các chính quyền Trịnh Nguyễn, An Dương Vương vì chủ quan khinh địch để rồi lâm vào cảnh nước mất nhà tan,…

Kết bài– Bài học rút ra từ tư tưởng của tác giả Thân Nhân Trung:

  • Thời nào thì “Hiền tài” cũng “là nguyên khí của quốc gia” vậy nên phải biết quý trọng nhân tài, có những chính sách đãi ngộ xứng đáng với họ, nhất là trong thời kỳ đất nước mở cửa, nạn chảy máu chất xám  ngày nay không hề hiếm.
  • Nhà nước ta hiện nay  coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đồng thời tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi dành cho người hiền tài có điều kiện cống hiến hết mình cho đất nước.

Đề 3:Viết bài nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành. 

Lời giải tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu chung vấn đề cần nghị luận: phương châm Học đi đôi với hành.

Thân bài:

* Giải thích khái niệm:

– “Học’ là gì? Học ở đây được hiểu như là một quá trình tiếp thu kiến thức, luyện tập những kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiểu tiếp nhận kiến thức trong sách vở, báo chí, truyền hình,…

– “Hành” ở đây là gì? Hành tức là thực hành, áp dụng những điều đã học được để kiểm nghiệm thành kĩ năng.

– Và thế nào là “học đi đôi với hành”? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi được thì phải đem những cái đã học được đấy vào thực tế để kiểm tra sự đúng sai của nó, để rồi bổ sung hay sửa chữa, làm sinh động những kiến thức đã nhận.

* Bàn bạc, nhận xét, đánh giá phương châm:

– Những con đường học để tiếp thu thêm các kiến thức:

  • Tiếp thu kiến thức của toàn nhân loại dưới sự hướng dẫn, chỉ dạy của thầy cô giáo.
  • Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ hàng ngày của ông bà, bố mẹ, anh em…
  • Tiếp thu kiến thức qua con đường tự tìm kiếm học hành: học qua sách vở, tài liệu, tivi, học trong cuộc sống,…

– Mục đích của việc học tập:

  • Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú sự hiểu biết của bản thân. Giúp bản thân mở rộng kiến thức, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại để lại.
  • Nhằm trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng để từ đó chúng ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất,… góp phần đưa xã hội ngày càng phát triển.
  • Nhằm phát triển nhân cách bản thân một cách toàn diện nhất.

– Phương châm “Học đi đôi với hành” hoàn toàn đúng bởi vì:

  • Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định vì nếu không học những kiến thức cho mình, thì sẽ không có kiến thức để vận dụng vào thực tế trong cuộc sống, thực nghiệm xem nó đúng hay sai.
  • Nếu mà chỉ biết học lý thuyết mà không biết đến thực hành vào thực tế thì những lý thuyết mà ta học được chẳng có tác dụng trong cuộc sống (Đưa ra ví dụ).

⇒ Chúng ta không nên học lý thuyết suông mà phải biết áp dụng những lý thuyết đó vào đời sống thực tế, biến những kiến thức đã học được thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để có thể thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải nắm chắc lý thuyết.

* Mở rộng, nâng cao phương châm đang nghị luận:

– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc, nhưng vẫn còn đâu đó những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. 

– Cần phê phán những quan điểm sai lầm, lệch lạc:

  • Học tập mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế, lúc đó con người sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến cũ Việt Nam, lối học thông dụng là “tầm chương trích cú” tạo ra những kẻ sĩ được chỉ biết đến sách vở, thiếu áp dụng thực tiễn từ đó làm cho xã hội bị trì trệ, kém phát triển.
  • Nếu hành mà không có học thì sẽ thiếu đi kiến thức cơ bản, mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân, thành công ấy không có nền móng bền vững.

Kết bài:

– “Học đi đôi với hành” là một  phương pháp học tập rất quan trọng trong xã hội ngày nay, phải biết kết hợp vừa học lý thuyết, vừa phải thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. 

– Bản thân phải biết nhận thức “học đi đôi với hành” để trở thành một người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.

Nguồn: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *