Tìm hiểu Hoán Dụ là gì ? Khái niệm Hoán Dụ ? Có mấy loại Hoán Dụ ?

Hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu những định nghĩa như hoán dụ là gì ? khái niệm hoán dụ ? có mấy loại hoán dụ qua nội dung dưới đây.

So deep là gì ? và ý nghĩa của So deep trên cộng đồng mạng là gì ?

Đầu tiên ta đi tìm hiểu Hoán dụ là Gì ?

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

tim-hieu-hoan-du-la-gi

Các kiểu hoán dụ :

Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp:

  1. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;
  2. Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng;
  3. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật;
  4. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

“Hoán dụ” là “một biện pháp tu từ” trong Văn học dùng để gọi sự vật – hiện tượng – khái niệm này hoán đổi bằng tên sự vật – hiện tượng – khái niệm khác khi chúng có quan hệ gần gũi với nhau nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm, hình ảnh cho quá trình diễn đạt. Hoán dụ gồm có 4 kiểu thường gặp.

Các kiểu Hoán dụ thường gặp bao gồm: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; Lấy một vật chứa đựng để gọi 1 vật bị chứa đựng; Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Hoán dụ dùng để làm gì ?

– Hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi, có tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này với sự vật – hiện tượng khác để người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không cần so sánh chúng với nhau.

– Nội dung cơ sở để hình thành Hoán dụ là sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ gần gũi của sự vật – hiện tượng. Đây cũng chính là đặc điểm mà nhiều người nhầm lẫn Hoán dụ với Ẩn dụ bởi cả hai biện pháp này đều sử dụng những mối liên hệ tương đồng giữa các sự vật – hiện tượng với nhau.

– Khác với Ẩn dụ, chức năng chủ yếu của Hoán dụ là nhận thức giúp người đọc có thể hình dung được ngay được sự tương đồng của 2 sự vật – hiện tượng mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều, phức tạp đặc biệt không ẩn đi một phần ý nghĩa tư biện pháp tu từ Ẩn dụ. Để hiểu hơn Hoán dụ là gì? chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể.

Ví dụ: Các từ chân, tay, mặt, miệng trên cơ thể người trong các ngữ cảnh sau đây đều dùng để chỉ người và người dùng vẫn thấu hiểu nó.

– Anh ấy là một chân sút siêu đẳng

– Cô ấy là một tay đua cừ khôi

– Ở đây có đủ mặt anh hùng hảo hán

– Gia đình tôi có 5 miệng ăn.

Hoán dụ được thực hiện bằng các phương thức quan hệ cặp đôi với đi liền với nhau như: Bộ phận và toàn thể, Đồ vật và chất liệu, Vật phẩm và người làm ra nó. Đây là biện pháp tu từ được dùng trong nhiều trong Văn học bởi nó thể hiện được nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau sức mạnh của nó vừa thể hiện ở tính cá thể hoá lại được thể hiện cùng với tính cụ thể cho biểu cảm kín đáo, sâu sắc, nhiều hàm ý.

Hoán dụ được thực hiện bằng các phương thức quan hệ cặp đôi với nhau như:

Bộ phận và toàn thể: Ví dụ: Đàn bà dễ có mấy tay/Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan (thơ Nguyễn Du), thì các từ tay, mặt, gan không mang nghĩa đen chỉ đối tượng (cái tay, khuôn mặt, bộ gan) mà dùng để trỏ con người trong nghĩa bóng của nó, như vậy bộ phận của con người được dùng để trỏ chính con người).

Đồ vật và chất liệu. Ví dụ: nói vàng bạc đeo đầy người thì vàng, và bạc là chất liệu lại được hoán dụ để trỏ đồ vật như nhẫn, hoa tai, dây chuyền… của người đeo nó).

Vật phẩm và người làm ra nó. Ví dụ: câu đọc Nam Cao, ta có thể hiểu sâu về thân phận khốn cùng của người nông dân sống dưới chế độ cũ, thì đọc Nam Cao ở đây là trỏ tác phẩm của Nam Cao.

Nguồn : Sưu Tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *