Thế nào là một người thông thái ? Những điều đơn giản giúp bạn trở thành người thông thái ?

Chúng ta cùng dành chút thời gian tìm hiểu thế nào là một người thông thái ? và những điều đơn giản giúp bạn trở thành người thông thái qua nội dung dưới đây.

Bạn đã biết thần thái là gì ? Thần thái bắt nguồn từ đâu chưa ?

Thế nào là một người thông thái ?

Theo cách nói chung của chúng ta, chúng ta gọi một người là thông thái hoặc bởi anh ta chứng tỏ biết xét đoán đúng đắn trong những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hoặc bởi anh ta có sự thấu thị sâu sắc về những nguyên lý cơ bản và nguồn cội của sự việc. Trong suốt truyền thống lịch sử phương Tây, thuật ngữ “thông thái” đã có cả hai ý nghĩa trí tuệ và đạo đức đối với chúng ta. Người Hy Lạp cổ quan niệm về hai loại thông thái: thông thái thực tiễn, hoặc sự “cẩn trọng”, và thông thái tư biện hoặc thông thái mang tính triết học. Họ cho là một người khôn ngoan về thực tiễn nếu anh ta đánh giá những tình huống một cách đúng đắn và chọn những biện pháp thích hợp nhất để bảo đảm đạt được những mục đích của mình. Tuy nhiên Aristotle khẳng định rằng những mục đích đó phải tốt về mặt đạo đức. Theo quan điểm của ông, sự thông thái thực tiễn phải gắn liền với phẩm chất đạo đức.

the-nao-la-nguoi-thong-thai

Người Hy Lạp coi một người thông thái về mặt triết học nếu như người đó hiểu những nguyên lý cốt yếu hoặc nguồn cội của sự việc. Sự thông thái theo nghĩa này là hình thức tri thức cao nhất. Nó là đỉnh cao của việc đi tìm chân lý của con người. Nó cho anh ta sự thanh thản kèm theo sự thỏa mãn hoàn toàn. Plotinus(1) tuyên bố rằng sự thông thái đem lại sự thanh thản trọn vẹn, vì nó là tri thức mà trí óc ta muốn vươn tới. Và Samuel Johnson(2) nhận xét rằng “con người thông thái về mặt triết học” không có nhu cầu, vì anh ta toàn mãn.

Truyền thống tôn giáo của chúng ta đánh giá cao sự thông thái. Người Hy Lạp coi nó là một thuộc tính siêu phàm. Socrates cho rằng chỉ có mình Thượng Đế mới thông thái và rằng con người có thể yêu hoặc tìm kiếm sự thông thái nhưng không bao giờ có được nó. Sách Châm ngôn [trong Kinh thánh] ca tụng sự thông thái như một nguyên lý vĩnh cữu duy trì và dẫn dắt trật tự tự nhiên và cuộc sống con người.

Kinh Thánh cũng ca tụng sự thông thái như cách hành xử khôn ngoan và chính trực những công việc hàng ngày. Ở đây một lần nữa sự thông thái vừa là một kiểu tri thức vừa là một mặt của tính cách đạo đức. Nhưng ở đây Chúa là người thầy, và sự thông thái có được qua việc lắng nghe điều người dạy – chứ không phải chỉ qua sự tìm kiếm mang tính trí tuệ.

Thánh kinh nói: “Nỗi kính sợ Chúa là khởi đầu của sự thông thái,”. Trong văn cảnh này “sợ” có nghĩa là lắng nghe lời Chúa. Aquinas [Thomas D’Aquin] giải thích rằng đây là nỗi sợ của đạo làm con, chứ không phải nỗi sợ quỵ lụy – một sự tôn kính thật sự đối với luật thánh, chứ không phải nỗi lo sợ bị trừng phạt. Nó dựa trên niềm tin vào sự mặc khải ý Chúa đối với con người. Và nó kết thúc bằng sự thông thái, một sự hoàn thiện của trí tuệ đi cùng thứ tình yêu tuyệt đối. Đối với Spinoza(3), sự thông thái là một hình thức của tình yêu, “tình yêu về tinh thần với Chúa.”

Làm thế nào chúng ta đạt tới sự thông thái? Sự thông thái là mục đích cơ bản của việc học. Việc học như thế là một quá trình lâu dài nó bao gồm cả một đời tìm kiếm thấu đáo và cả một chuỗi kinh nghiệm rộng khắp. Việc học ở sách vở và học ở nhà trường cũng giúp cho quá trình này, nhưng không đủ để hình thành phẩm chất tối cao của trí óc và tính cách.

Nhưng chỉ riêng kinh nghiệm và tuổi tác cũng không phải là những thứ duy nhất cho phép ta đạt tới sự thông thái. Một số người vẫn cứ ngu ngốc suốt cả cuộc đời họ. Trên thực tế, một số ít người vẫn giữ vững nỗ lực và tràn đầy quyết tâm cần có để trở nên người thông thái. Một số ít người thông thái này dạy cho những người còn lại biết thông thái là gì và cần phải làm gì để trở nên thông thái.

Những điều đơn giản giúp bạn trở thành người thông thái ?

1. Chú ý cách thở của bạn

Hãy dành một ít giây của một ngày để theo dõi hơi thở của bạn. Hãy hít vào sâu hơn bạn thường làm, và sau đó thở ra lâu hơn. Chúng ta thường hành động dựa trên cảm xúc, nơi hướng ta đến những kết quả không mong muốn. Bài thực hành này sẽ giúp bạn có được sự bình tĩnh và thư thái trong suốt những tình huống mất kiểm soát do không kiềm chế được cảm xúc.

2. Ngắm nhìn bản thân mình trong gương

Ngắm bản thân mình trong gương sẽ giúp bạn để ý biểu cảm khuôn mặt mình trông ra sao. Bạn có thể nhận thấy bạn trông như thế nào khi bạn cười hoặc ngay cả khi bạn cảm thấy giận dữ. Điều đó sẽ khiến bạn điều chỉnh tốt hơn phản ứng của mình trước người khác khi bạn đang phải giải quyết vấn đề với họ.

3. Tập trung tận hưởng món ăn

Tập trung vào nhai khi bạn ăn. Hãy tiết kiệm điện bằng cách tắt các thiết bị nghe nhìn khi ăn. Hãy tận hưởng bữa ăn của bạn từng phút từng giây. Điều đó không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của bạn mà còn giúp bạn tập trung vào hành động hiện tại mình đang làm và trân trọng đồ ăn của bạn hơn.

4. Nghe nhạc nhẹ nhàng

Hãy lắng nghe giai điệu nhẹ nhàng và thực sự đắm chìm trong nó. Nằm hoặc ngồi ở chỗ ngồi thoải mái nhất, nhắm mắt lại và cảm âm nhạc bằng cả tâm hồn. Âm nhạc du dương có thể giúp bạn trả tự do cho tâm trí và sau một ngày căng thẳng và bận rộn.

5. Đọc sách

dieu-don-gian-giup-ban-thanh-nguoi-thong-thai

Đọc sẽ giúp bạn có được sự tập trung. Đọc sách không chỉ cho bạn thông tin hữu ích mà còn hướng bạn đến sự tập trung trong suy ngẫm. Bạn sẽ thực hành được sự thông thái khi nghiền ngẫm từng câu từng chữ.

6. Đi bộ

Đôi chân của chúng ta là những người hùng thầm lặng đưa chúng ta đi đây đi đó xuyêt suốt cuộc hành trình của cuộc đời. Đi bộ sẽ cho bạn cơ hội để thể hiến sự biết ơn đến đôi chân cũng như toàn bộ cơ thể mình. Tâm trí sẽ thư thái hơn sau khi đi bộ ngao du một quãng đường dài.

7. Sắp xếp lại một vài thứ ở nhà hay nơi làm việc

Sự bừa bãi ở công ty cũng như ở nhà có thể là nguyên do của sự ức chế và cáu bẳn. Sắp xếp lại mọi thứ là cách đơn giản để giảm thiểu căng thẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng thời điểm đó, bạn cũng đang thực hành sự thông thái khi tỉnh táo theo dõi từng địa điểm của vật thể khi đang tổ chức lại trật tự cho chúng.

8. Viết lách

Nghiên cứu chỉ ra con người – người thực hành viết báo có được lợi ích từ cả thể chất lẫn tinh thần. Chia sẻ suy nghĩ của mình trong một bài viết giúp bạn giảm tải một lượng lớn lo lắng và những triệu chứng tiêu cực. Bạn có thể thả bay hết suy nghĩ và cảm xúc khi viết. Điều đó sẽ khiến bạn hiểu bản thân mình ở mức độ sâu sắc hơn.

9. Nấu ăn cho bản thân

Hương vị hấp dẫn của nấu nướng sẽ mang lại những tác động tích cực cho tâm trạng bạn. Quá trình nấu nướng như nhặt rau, rán trứng,.. có thể thực sự khéo bạn thoái khỏi mớ bòng bong của một ngày làm việc căng thẳng.

10. Đặt những mục tiêu nhỏ mỗi ngày

Chia nhỏ những mục tiêu có thể giúp bạn xác định rõ ràng hơn cái mà bạn hướng đến ở nền tảng cơ bản mỗi ngày. Nó có thể đơn giản như dắt chó đi dạo hay lau dọn nhà cửa. Hãy dành thời gian để đặt cho bản thân bạn những mục tiêu nhỏ mỗi ngày và dốc sức thực hiện chúng.

11. Quan sát mọi người xung quanh bạn

Dành thời gian quan sát mọi người giúp bạn chú ý được những điều có vẻ như hiển nhiên trước đây. Việc chú ý quan sát sẽ khơi gợi nhận thức trong bạn bạn bằng cách nhận ra những chuẩn mực và giá trị từ nhiều người khác. Nó cũng cho bạn những kinh nghiệm đặc sắc, tầm nhìn rộng mở, học hỏi tốt hơn về chất lượng của sự thông thái.

12. Giúp đỡ mọi người

Nghiên cứu chỉ ra rằng con người sống vì người khác sẽ có một cuộc sống thành công và ít phải chịu mệt mỏi và cảm xúc tiêu cực hơn. Một cử chỉ đơn giản như giúp gia đình việc nhà hay giúp người già qua đường có thể mang lại lợi ích cực lớn. Bằng cách giúp ai đó bằng những hành động nhỏ nhặt, bạn sẽ tăng cường những cảm xúc tích cực trước bản thân trong khi làm cuộc sống của mình tốt dần lên. Điều đó cho bạn một nhận thức sáng suốt cho môt cuộc sống có mục đích.

13. Thả lỏng và cười

Cười giải tỏa chất endorphins, đồng thời mang thêm oxy và năng lượng vào cơ thể của bạn khi cải thiện hệ miễn dịch. Một vài người có thể cần sự hỗ trợ của sự giải trí để cười nhưng thực sự bạn có thể tìm những điều hài hước ở mọi điều bé xíu từ cuộc sống.

14. Sáng tạo nghệ thuật

Các hoạt động sáng tạo như làm bánh, doodling hay hát giúp tâm trí bạn trở nên tĩnh lặng và tập trung vào các khoảnh khắc đáng nhớ hơn.

15. Tắt các thiết bị

Một khi đã nghỉ ngơi, hãy tắt các thiết bị và gắn bó với thế giới tự nhiên xung quanh bạn. Hãy có một cuộc hội thoại trọn vẹn với mọi người xung quanh bạn. Điều đó giúp bạn đặt bản thân ở điều kiện tích cực khi bạn thư giãn trước khi tiếp tục triển khai những công việc không dứt trong danh sách làm việc của mình. Bạn sẽ tìm thấy bản thân làm việc năng suất hơn sau một kì nghỉ ngắn và làm mới bản thân với mẹo này.

16. Suy ngẫm

Thưởng thức sự im lặng sau khi mất tập trung vô tận từ những người và những thứ xung quanh bạn. Hãy dành thời gian để đặt xuống tất cả những điều mà bạn đang làm việc, ngồi xuống trong tư thế thoải mái, và quan sát toàn bộ cơ thể của bạn. Tập trung vào cảm giác từng phần của cơ thể của bạn hoạt động trong khi thanh toán bù trừ đi những căng thẳng mà bạn có được trong suốt cả ngày.

17. Tập thể dục

Khi bạn tập thể dục, bạn nên tập trung sự chú ý vào cảm giác cũng như cách thở, và những chuyển động của cơ thể bạn. Tập thể dục sẽ giúp bạn xua tan đi sự xao lãng và những suy nghĩ không chấm dứt trong khi phát triển một mối quan hệ khỏe mạnh với chính cơ thể bạn. Bạn học cách lắng nghe các nhu cầu của cơ thể và tập trung vào hoạt động hiện tại.

18. Viết giấy nhớ

Ghi lại những suy nghĩ của bạn ở một số ít từ là một cách phi thường để rèn luyện sự thông thái. Viết một cách đơn giản những thứ bạn muốn nhắc nhở bản thân ghi nhớ và dán chúng xung quanh nhà hoặc bàn làm việc. Bạn có thể viết “hãy mỉm cười” hoặc “hãy sáng suốt” để nhắc bản thân làm những cử chỉ đơn giản bạn thường có thể do xao nhãng mà quên mất.

19. Tắm lâu hơn

Một lần tắm nước nóng sẽ giúp xua tan đi sự mệt mỏi và mang đến bầu không khí thư giãn, cho phép bạn có cảm giác thoát khỏi lịch trình hằng ngày của mình một cách tạm thời. Nó giúp bạn thở chậm và sâu hơn, cho phép bạn được sống cho khoảnh khắc hiện tại.

20. Khen ngợi chân thành

Hãy tặng ai đó một lời khen chân thành ít nhất 1 lần trong ngày và lời khen càng cụ thể càng tốt. Ví dụ như bạn có thể nói với họ những điều như “Tôi trân trọng cách bạn cười rộng lượng với người lạ đó vào hôm nay”. Sự thực hành này giúp bạn quan tâm đến mọi người quanh mình tốt hơn. Sự ca ngợi chân thật sẽ bổ sung sự ấm áp và tình thân cho những mối quan hệ của bạn.

Nguồn : Sưu Tầm

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận