Soạn văn lớp 12 tuần 2 ” Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”

Soạn văn lớp 12 tuần 2 ” Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” giúp rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp, về các đặc điểm phong cách. Muốn vậy, mỗi cá nhân cần luôn trau dồi lời ăn tiếng nói của mình theo tinh thần của câu châm ngôn “học ăn, học nói, học gói, học mở” để nói đúng, viết đúng, nói hay, viết hay, đạt được mức độ “lời hay, ý đẹp”, có tính lịch sự, văn hóa.

Soạn văn 12 bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Bạn có thể tham khảo một số bài soạn khác: Bài soạn văn mẫu lớp 12 “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” – SGK 12

Hay bài soạn của tuần 3: Bài soạn viết bài làm văn số 1 “nghị luận xã hội” trong văn lớp 12

 

I. Sự trong sáng của tiếng Việt
Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, tiếng Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng, nhưng vẫn luôn đặt ra yêu cầu giữ gìn trong sáng mỗi khi sử dụng tiếng Việt.

Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu lộ qua một số phương diện cơ bản như sau:

1. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt

Ví dụ:

Nói: Chúng tôi chúc mừng các bạn (đúng ngữ pháp)
Không nói: Chúng tôi tự hào các bạn (không đúng ngữ pháp)
(Xem thêm các câu a, b, c trong SGK)

Chuẩn mực không phù nhận những sự chuyển đổi linh hoạt, những sự sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với phương thức chung, quy tắc chung.

Ví dụ:

Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con.

(Nguyễn Duy, Tre Việt Nam)

Lưng, áo, con được sáng tạo theo nguyên tắc chuyển nghĩa của từ theo phương pháp ẩn dụ, nên câu thơ trên vẫn đảm bảo được sự trong sáng của tiếng Việt, hơn nữa, lại có hình ảnh và gợi cảm.

Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Từ tắm đã được sử dung với một nghĩa mới theo phương thức chuyển hóa của từ về ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp: câu văn không những trong sáng mà còn có giá trị biểu cảm cao.

2. Không cho phép pha tạp, lai căng một cách tùy tiện những yếu tố của một ngôn ngữ khác. Để cho tiếng Việt trong sáng, giàu có và phát triển một mặt cần tiếp thu những tinh hoa trong các ngôn ngữ khác, đồng thời tránh lạm dụng, pha tạp khi không cần thiết.

Ví dụ: Việt sử dụng hỗn tạp các loại ngôn ngữ hiện nay đã vi phạm cơ bản nguyên tắc trên. Trong lời nói hoặc viết hằng ngày, chúng ta dễ dàng bắt gặp từ tiếng Anh trong những câu tiếng Việt. Đây là một biểu hiện của sự pha tạp, lai căng trong sử dụng tiếng Việt.

3. Sự trong sáng của tiếng Việt cũng biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sử của lời nói. Nói năng lịch sự, có văn hóa chính là sự biểu lộ sự trong sáng của ngôn ngữ. Ngược lại, nói năng thô tục, thiếu văn hóa, bất lịch sự tức làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có của nó.

Ví dụ: Đoạn hội thoại giữa nhân vật lão Hạc và ông giáo trong truyện ngắn lão Hạc của Nam Cao: lời nói của họ đều thể hiện một ứng xử văn hóa, lịch sử (xem SGK).

II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Đó chính là trách nhiệm đối với tiếng mẹ đẻ của mình.

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người khi nói hoặc viết cần thực hiện được những yêu cầu sau:

Có ý thức tôn trọng và tình cảm yêu quý tiếng Việt. Mỗi người cần thấy rằng: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm nó phổ biến và ngày càng rộng khắp”. (Hồ Chí Minh)
Có thói quen cẩn trọng, cân nhắc, “lựa lời” khi sử dụng tiếng Việt để giao tiếp, sao cho lời nói thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả cao nhất.
Rèn luyện năng lực nói và viết theo đúng các chuẩn mực về ngữ âm, về chữ viết, về từ ngữ, ngữ pháp và về các đặc điểm phong cách. Muốn vậy, mỗi cá nhân cần luôn trau dồi lời ăn tiếng nói của mình theo tinh thần của câu châm ngôn “học ăn, học nói, học gói, học mở” để nói đúng, viết đúng và nói hay, viết hay, đạt được mức độ “lời hay, ý đẹp” và có tính lịch sự, văn hóa.
Cần tránh những câu nói thô tục, kệch cỡm, tránh những yếu tố pha tạp, lai căng, tuy rằng vẫn cần tiếp nhận những từ ngữ hoặc cách diễn đạt có giá trị tích cực của ngôn ngữ khác.

III. Luyện tập
1. Tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi lột tả tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.

1.1. Từ ngữ của Hoài Thanh

Chàng Kim: rất mực chung tình
Thúy Vân: cô em gái ngoan
Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều nhưng cay nghiệt.
Thúc Sinh: anh chàng sợ vợ
Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao
Sở Khanh: cái vẻ chải chuốt dịu dàng
Bọn nhà chứa: cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc.
1.2. Từ ngữ của Nguyễn Du

Tú Bà: nhờn nhợt màu da
Mã Giám Sinh: mày râu nhẵn nhụi
Bạc Hà, Bạc Hạnh: miệng thề xoen xoét.
Những từ ngữ trên đây đã lột tả đúng thần thái và tính cách của từng nhân vật, đến mức tưởng như không thể có từ ngữ nào có thể đúng hơn, có thể thay thế cho các từ ngữ đó được.

2. Đặt lại các dấu câu vào vị trí thích hợp để đảm bạo sự trong sáng của đoạn văn

Đặt dấu chấm (.) giữa hai dòng sông (ở dòng chữ đầu)
Đặt dấu chấm (.) sau những dòng nước khác (ở dòng chữ thứ hai)
Đặt dấu phẩy (,) sau dòng ngôn ngữ cũng vậy (ở dòng chữ thứ hai).
3. Trong 4 câu a, b, c, d thì câu a không trong sáng do từ đòi hỏi không cần thiết, nếu bỏ từ này thì câu văn sẽ đạt được sự trong sáng.

Ba câu b, c, d là những câu trong sáng do viết đúng ngữ pháp, câu đủ thành phần, diễn đạt trong sáng.

4. Từ nước ngoài không cần thiết sử dụng vì đã có từ Việt thay thế: Valentine (ngày Valentine – > ngày lễ Tình nhân hoặc ngày Tình yêu).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *