Hệ thống toàn bộ các bài soạn “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh” chi tiết nhất. Nhằm củng cố tri thức và kĩ năng cơ bản về thao tác lập luận phân tích và so sánh, sự kết hợp giữa hai thao tác này trong một bài văn nghị luận.
“Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh” số 1
Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận:
– Phân tích: vì sao không nên tự kiêu tự đại, tác hại của nó.
– So sánh: mình và những người khác; so to bể rộng và cái chén nhỏ, đĩa cạn.
+ Hai thao tác được kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen vào nhau → giúp vấn đề nghị luận cụ thể, sáng rõ, thuyết phục, vừa thấy được bản chất, vừa thấy được tác hại.
+ Cần kết hợp linh hoạt nhiều thao tác lập luận trong đoạn/bài văn nghị luận.
Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a.+ Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến.
+ Luận điểm cần có:
– Vẻ đẹp nội dung của bài thơ.
– Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.
– Tài năng sáng tạo, tấm lòng của tác giả.
+ Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ. Luận điểm này nằm ở phần giữa thân bài.
+ Chuyển ý: Trong một tác phẩm văn chương, đặc biệt là thơ ca, một nội dung ý nghĩa luôn được chuyển tải bởi một hình thức nghệ thuật độc đáo. “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến cũng vậy, vẻ đẹp của bài thơ không chỉ đến từ nội dung mà còn đến từ nghệ thuật.
b. + Luận cứ:
– Cách gieo vần “eo” độc đáo, tạo cảm giác về không gian nhỏ hẹp, co dần lại.
– Thủ pháp lấy động tả tĩnh.
– Điểm nhìn nghệ thuật đặc sắc.
– Sử dụng từ láy.
– Sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Thao tác lập luận chính: Phân tích, nhằm làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật của bài thơ.
+ So sánh sử dụng ở phần:
– Vẻ đẹp nội dung: so sánh bức tranh thiên nhiên mùa thu của Nguyễn Khuyến với bức tranh thiên nhiên mùa thu trong thơ trước và sau ông.
– Mở rộng vấn đề (so sánh thơ về mua thu của Nguyễn Khuyến với những bài thơ thu khác).
+ Phải kết hợp nhuần nhuyễn hai thao tác, thao tác phân tích là trung tâm, nhằm khẳng định vẻ đẹp của tác phẩm, thao tác so sánh là bổ trợ, nhằm nhấn mạnh sự đặc biệt, sáng tạo.
c. Học sinh dựa vào gợi ý ở trên để viết đoạn văn.
Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
a. Vẻ đẹp nội dung của bài thơ “Câu cá mùa thu” – Nguyễn Khuyến:
+ Bức tranh thiên nhiên mùa thu làng quê đậm chất trữ tình và đượm buồn.
– Sử dụng thao tác phân tích để phân tích điểm nhìn, không gian, cảnh vật, âm thanh, màu sắc của bức tranh.
– Sử dụng thao tác so sánh, so sánh bức tranh thu của Nguyễn Khuyến với bức tranh thu trong thơ Đường.
+ Tấm lòng, tâm sự của nhà thơ vì lo nghĩ cho vận nước, cho thế sự.
b. Phẩm chất hiếu học của người học sinh:
+ Giải thích khái niệm “hiếu học” (phân tích).
+ Mặt tích cực, điều tốt đẹp mà phẩm chất này mang lại cho người học sinh (phân tích).
+ Biểu hiện của học sinh hiếu học (phân tích, kết hợp so sánh với những biểu hiện của sự lười nhác, qua loa trong học tập).
+ Nếu không hiếu học, người học sinh sẽ như thế nào? (so sánh kết hợp phân tích).
c. Một số đoạn văn hay kết hợp giữa thao tác phân tích và so sánh:
+ “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh: “Hỡi đồng bào cả nước…Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
– Phân tích: Quyền bình đẳng của nhân loại, của mỗi dân tộc.
– So sánh: Tuyên ngôn độc lập của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp; Luận điệu xảo trá và hành động xâm lăng của bọn thực dân.
Ý nghĩa
Bài học củng cố những tri thức và kĩ năng cơ bản về các thao tác lập luận phân tích và so sánh, giúp học sinh biết vận dụng hai kĩ năng này trong một bài băn nghị luận.
“Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh” số 2
Câu 1(trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Trong đoạn văn, tác giả sử dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh.
– Thao tác phân tích: Phân tích tại sao tự kiêu tự đại là “khờ dại” và “thoái bộ”.
– Thao tác so sánh: So sánh giữa người tự kiêu tự đại và cái chén, cái đĩa cạn.
– Thao tác phân tích giúp người đọc hiểu được tác hại của tự kiêu tự đại, trong khi thao tác so sánh cho người đọc cái nhìn khách quan, sinh động hơn về tự kiêu và tự đại, đồng thời củng cố luận điểm của thao tác phân tích.
⇒ Thao tác phân tích chiếm vai trò chính, nhưng thao tác lập luận so sánh đóng vai trò bổ trợ, làm đoạn văn thêm sinh động.
⇒ Việc kết hợp hai thao tác đem đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ, gần gũi, dễ hình dung hơn.
⇒ Kết luận: trong văn bản nghị luận, người ta thường kết hợp thao tác lập luận phân tích và so sánh, rất ít trường hợp sử dụng riêng nhằm tạo hiệu quả cao hơn trong việc thuyết phục.
Câu 2(trang 120 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):
Bài thơ Thương vợ của Tú Xương đem đến làn gió mới cho văn học Việt Nam. Trong bài thơ, vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên là con người chịu thương chịu khó, hi sinh, tần tảo vì chồng con mà không hề than trách. Đây là hình tượng người phụ nữ thường thấy trong văn học xưa và văn học thời đó. Điểm đặc sắc của bài thơ có lẽ chính là tiếng chửi ở cuối bài thơ. Đó là tiếng chửi cả xã hội xưa bất công để khiên bà Tú khổ, lại gò bó ông Tú để ông không thể giúp ích cho vợ, cũng là tiếng chửi chính bản thân ông tạo ra cái khổ của vợ mình. Trong xã hội ấy, vị trí của người đàn ông không ở việc chăm lo gia đình mà là tung hoành bốn phương, kiếm tìm công danh. So sánh với các tác phẩm khác, nhiều nhà thơ như Nguyễn Khuyến, Cao Bá Quát đi vào sự thối nát của nhà nước trong vấn đề thi cử, hay tinh thần người nhân sĩ thì Thương Vợ mở ra chủ đề mới về vai trò của người đàn ông trong gia đình, bản thân ông lại ý thức được trách nhiệm của mình dù lực bất tòng tâm. Có lẽ đây là điểm xuất sắc nhất tạo nên nét đẹp của bài thơ.
“Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh” số 3
Luyện tập (trang 120-121 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Bài 1
– Đoạn văn sử dụng thao tác phân tích và thao tác so sánh:
+ Phân tích “ Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ”
+ So sánh: Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn ( để thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu tự mãn đối với mỗi cá nhân trong tập thể hoặc cộng đồng)
– Thao tác phân tích đóng vai trò chủ đạo, thao tác so sánh có vai trò bổ trợ, mục đích cuối cùng là giúp người đọc, người nghe hiểu và nhận thức sâu sắc vấn đề
=> Việc kết hợp các thao tác lập luận trong một đoạn văn, bài văn nghị luận là vô cùng cần thiết vì nó giúp cho người viết triển khai được ý tưởng của mình một cách hiệu quả nhất, tăng sức thuyết phục trước người đọc, người nghe
Bài 2
– Chủ đề bài văn: Vẻ đẹp của bài thơ Tự tình – Hồ Xuân Hương
– Luận điểm cần có:
+ Vẻ đẹp về nội dung
+ Vẻ đẹp về nghệ thuật
+ Nỗi lòng nhà thơ
– Đoạn văn dự định viết sẽ làm sáng tỏ vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ.
+ Luận điểm này nằm ở thân bài.
+ Chuyển ý như sau: Tự tình II của Hồ Xuân Hương không phải chỉ mang nội dung sâu sắc khi đề cập tới thân phận và khát khao của người phụ nữ mà còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc.
b- Luận cứ:
+ Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:
+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa
+ Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6
+ Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.
– Thao tác lập luận chính: Phân tích, vì cần chỉ ra được yếu tố nghệ thuật đó thể hiện ở đâu, góp phần diễn đạt nội dung như thế nào.
+ So sánh sử dụng để đối chiếu nghệ thuật trong Tự tình với những bài thơ khác của HXH hay với những bài thơ của các tác giả khác cùng sử dụng bút pháo nghệ thuật đó
+ Phải kết hợp nhuần nhuyễn và hợp lí hai thao tác lập luận
c. HS viết đoạn dựa trên gợi ý
Bài 3
a. Luận điểm khác: Vẻ đẹp nội dung
Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường
Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi
Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương
Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi
b. Có thể chọn một số phâm chất tiêu biểu: trung thực, hiếu học, dũng cảm,…
– Phẩm chất: trung thực
+ Khái niệm – thao tác phân tích
+ Vì sao HS lại cần có đức tính trung thực – thao tác phân tích
+ Biểu hiện của đức tính trung thực trong học tập và cuộc sống – thao tác phân tích, so sánh
+ So sánh với hiện tượng thiếu trung thực
+ Cách rèn luyện tính trung thực – thao tác phân tích
c. Một số đoạn văn hay kết hợp giữa thao tác phân tích và so sánh:
– “Từng nghe nói rằng …..ý trời sinh ra người hiền vậy” (Chiếu cầu hiền (T68 SGK Ngữ văn 11 tập 1)
“Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh” số 4
Giải câu 1 – (Trang 120 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu Cái chén nhỏ, cái điã cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.
(Hồ Chí Minh, Cần kiệm liêm chính)
– Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?
– Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích.
– Anh (chị) rút ra được kết luận gì về việc vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận trong một đoạn (một bài) văn nghị luận?
Trả lời:
– Trong đoạn văn, tác giả có sử dụng thao tác lập luận phân tích và thao tác so sánh
+ Thao tác phân tích: là những phân tích để làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu tự đại và “Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ” nghĩa là thế nào?
+ Thao tác so sánh (Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn). Sự so sánh đầy hình tượng giúp cho người đọc hình dung một cách rõ hơn, sinh động hơn thế nào là tự kiêu tự đại và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người
→ Trong đoạn văn, thao tác lập luận phân tích đóng vai trò chủ đạo, còn thao tác lập luận so sánh có vai trò hỗ trợ để góp phần cho đoạn văn thêm sinh động, hấp dẫn.
– Mục đích, tác dụng và cách kết hợp của thao tác lập luận trong đoạn trích: Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ hơn về tính tự kiêu, tự đại trong mỗi con người và tác hại của hai biểu hiện đó trong tính cách của con người.
– Việc kết hợp vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh là một việc làm tất yếu, rất ít trường hợp chỉ sử dụng một thao tác lập luận trong một bài văn. Đồng thời chúng ta cũng phải biết linh hoạt trong việc sử dụng các thao tác lập luận.
Giải câu 2 – (Trang 120 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn):
Trả lời:
Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của một bài thơ (bài văn). Cần phải tiến hành theo các bước:
– Chủ đề của bài văn ấy là gì?
– Cần nêu những ý nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn? Sắp xếp các luận điểm thành một dàn ý mạch lạc, hợp lí.
– Dùng từ, câu như thế nào để chuyển ý cho phù hợp.
– Để làm sáng tỏ luận điểm cần đưa ra những luận cứ nào?
– Bài viết cần biết cách sử dụng và kết hợp các thao tác lập luận phân tích.
Bài tham khảo:
Thơ hay là thơ phải có nội dung sâu sắc, phải có hình thức diễn đạt phù hợp, thơ hay là thơ khiến cho người đọc, đọc xong có ấn tượng sâu sắc. Họ cảm nhận đó như là tâm trạng của mình. Cái thú vị, cái hay của bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương thể hiện ở chỗ, cách dùng từ ngừ của Hồ Xuân Hương hết sức giàn dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo nhưng lại rất tinh tế. Đó là những từ ngữ như “trơ cái hồng nhan, đâm toạc chân mây, mảnh tình san sẻ”. Với tài nghệ sứ dụng từ ngữ, Hồ Xuân Hương đã tạo cho bài thơ nhiều giọng điệu với đầy đủ các sắc thái tình cảm: tủi hổ, phiền muộn, bực dọc, phản kháng và cuối cùng là chua chát, chán chường. Nhà thơ còn dùng phép tiều đối: lấy “cái hồng nhan” đem đối với “nước non” thật đắt và táo bạo nhưng lại rất phù hợp nên dã làm nổi bật được tâm trạng cô đơn, chán chường của mình. Đặc biệt, nghệ thuật tăng tiến ờ câu cuối: Mảnh tình – san sẻ – tí – con – con, đã làm nổi bật tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thế trữ tình trước tình duyên lận đận. Với nghệ thuật dặc sắc đó, Hồ Xuân Hương đã góp vào kho tàng thơ Nôm Việt Nam một tiếng thơ táo bạo mà chân thành, mới lạ nhưng lại hết sức gần gũi. Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Với việc giải bày nỗi cô đơn, buồn tủi cúa mình, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã nói lên được tình cảnh chua chát của muôn vàn phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là xã hội bất công đã làm cho bao nhiêu thân phận “hồng nhan” bị lỡ làng và đau khổ. Buồn tủi với tình cảnh hiện tại, nữ sĩ luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, một tình yêu lứa đôi trọn vẹn. Khát vọng của Hồ Xuân Hương về hạnh phúc lứa đôi cũng chính là khát vọng của người phụ nữ trong xă hội lúc bấy giờ. Đó là một khát vọng chính dáng và đầy tính nhân văn.
Giải câu 3 – (Trang 121 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Công việc ở nhà:
a) Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng.
b) Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.
c) Sưu tầm những đoạn văn hay, ở đó, tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.
Trả lời:
a) Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý mà anh chị đã xây dựng.
Nói đến người phụ nữ Việt Nam thì phải nói về lòng hiếu thảo với cha mẹ, sự chịu thương, chịu khó và giàu đức hi sinh. Thật vậy, từ xa xưa trong ca dao dân ca đã có những hình ảnh khắc họa đức tính ấy của người phụ nữ như “Ở nhà còn mẹ, còn cha/ lẽ đâu tôi dám nguyệt hoa cùng người; cái cò lặn lội bờ sông / gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”, “Chồng em áo rách em thương/ chồng người áo gấm, sông hương mặc người” hay ” Chưa chồng đi dọc, đi ngang/ có chồng cứ thẳng một đàng mà đi”. Người phụ nữ Việt Nam từ lâu đã được giáo huấn cẩn thận vì thế họ đoan trang, yêu thương cha mẹ, biết lễ nghĩa, thùy mị. Tình yêu của họ với cha mẹ thì mãnh liệt, nhưng tình yêu đôi lứa của họ nhẹ nhàng nhưng rất đỗi chung tình. Không chỉ ca dao, tục ngữ cho rằng người phụ nữ Việt Nam giàu đức hi sinh mà trong các tác phẩm văn học Việt Nam đi suốt chiều dọc lịch sử đất nước cũng khẳng định điều ấy. Ta bắt gặp thân phận của người phụ nữ trong những tác phẩm văn học trung đại, như Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Vũ Nương trong truyện Người con gái Nam Xương, rồi người phụ nữ trong một số bài thơ của Hồ Xuân Hương.Họ không chỉ đẹp ở tư dung bên ngoài mà còn đủ tài năng và đức hạnh. Văn học Việt Nam hiện đại, lại một lần nữa khẳng định đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.Thời kỳ này, họ cái đẹp của họ không đơn thuần là sự cam chịu, sự nhẹ nhàng như thời trung đại mà cái đẹp của họ toát lên ở sự năng động trẻ trung. Họ yêu làng, yêu nước, yêu quê hương. Họ cũng tham gia đánh giặc, lo lắng bương trải cho gia đình. Đã có biết bao bà mẹ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ ” ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ/ Các anh không về, mình mẹ lặng im” (Tạ Hữu Yên). Có mẹ ở Hà Bắc đã vá hơn hai trăm chiếc áo cho bộ đội, chiến sĩ: …”Tấm áo ấy bấy lâu nay con thường vẫn mặc/ Để nhớ ngày chúng con về Hà Bắc/ Quần nhau với giặc, áo con rách thêm/ Nên các mẹ già lại phải thức thâu đêm vá áo/ Tấm áo ấy bấy lâu nay con quý hơn cơm gạo/ Đời mẹ nghèo thương áo rách/ Áo rách nên thương/” (Nguyễn Văn Tý). Những bà má ở Hậu Giang, bà Bầm ở Trung du, bà Bủ ở Việt Bắc, mẹ Tơm ở Thanh Hoá, mẹ Suốt ở Quảng Bình, chị Út Tịch ở Cầu Kè, Trà Vinh… và biết bao các mẹ, các chị đã đi vào thơ ca, nhạc, hoạ. Chị Út Tịch với quyết tâm đánh Mỹ đến cùng “Còn cái lai quần cũng đánh”. Những cô gái người Pa cô, Vân Kiều đi tải đạn, và tay vót chông miệng hát không nghỉ. Mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), tuổi đẹp như trăng rằm từ 18 đến 20 đã ngã xuống để làm xanh một khoảng trời con gái (Lâm Thị Mỹ Dạ). Nhiều cô gái Em ở nông trường hay ra biên giới miệng vẫn hát vang lời ca Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao! Những cô giáo ở Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên hay ở vùng sâu, vùng xa hy sinh cả tuổi xuân để đem chữ Cụ Hồ tới đàn em thơ ở các bản làng dân tộc xa xôi, hẻo lánh. Cô giáo người Tày Tô Thị Rĩnh đã dùng tiếng đàn để thu hút các em học sinh người Hmông tới lớp, lấy đồng lương ít ỏi của mình để mua tập vở cho các em.
b) Viết một đoạn văn nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh.
Trung thực là đức tính quan trọng cần có trong mỗi người học sinh. Đó là một điều không thể bàn cãi được. Tuy nhiên, ngày nay do bị ảnh hưởng bởi nhiều hướng mà có người này, có người kia, có em học sinh trung thực, có em không trung thực. Gian lận trong thi cử, nói dối bố mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là những biểu hiện tiêu biểu nhất của việc học sinh không trung thực. Tại sao lại có thể khẳng định rằng trung thực là đức tính quan trọng cần có trong mỗi người học sinh?. Ta hiểu rằng giáo dục con người, quan trọng nhất là giáo dục khi họ còn đang ngồi trong ghế nhà trường. Thời học sinh ảnh hưởng trực tiếp trong việc xây dựng nhân cách của con người trong tương lai. Khi con người ta, ngay từ nhỏ, còn đang là học sinh không được giáo dục về tính trung thực thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến nhường nào. Trước hết, đối với chính người học sinh đó. Họ sẽ đánh mất niềm tin ở mọi người và tự trọng của mình đối với mọi người. Thiếu trung thực sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nạn học giả , bằng thật do quay cóp chép bài của bạn , gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến . Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xã hội.
c) Sưu tầm những đoạn văn hay ở đó tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh.
Yêu người, đó là một truyền thống cũ .” Chinh phụ ngâm, cung oán ngâm khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn về một hạng người. Với Kiều, Nguyễn Du đã nói đến cả toàn xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến […]. Chiêu hồn, con người trong cái chết. Chiêu hồn, con người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng đồng phổ biến, điển hình của từng loại một.[..]
( Theo Tuyển tập của Chế Lan Viên, Tập II, NXB văn học Hà Nội, 1990)
=> Đoạn văn này dùng thao tác lập luận so sánh để làm nổi bật ý văn của mình.
“Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh” số 5
Câu 1 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Cho đoạn văn:
Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người khác hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng của nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.
(Hồ Chí Minh – Cần kiệm liêm chính)
a. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?
b. Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các thao tác lập luận trong đoạn trích.
c. Anh (chị) rút ra kết luận gì về việc vận dụng nhiều thao tác lập luận trong một bài/đoạn văn?
Trả lời:
a– Tác giả dùng thao tác lập luận phân tích
+ Làm rõ sự “khờ dại” của tự kiêu, tự đại (vì mình hay, còn nhiều người khác giỏi hơn mình
+ Tự kiêu tự đại nghĩa là thoái bộ nghĩa là (Sông to, biển rộng thì bao nhiêu nước được… nó hẹp nhỏ)
– Đoạn văn sử dụng thao tác so sánh
+ Người tự kiêu tự mãn cũng như cái chén, cái đĩa cạn
+ Giúp người đọc hình dung rõ, sinh động hơn tác hại của thói tự kiêu tự đại
⇒ Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận phân tích là chủ yếu
b, Đoạn văn trên là mẫu mực về lập luận phân tích và lập luận so sánh hài hòa, linh hoạt
+ Mỗi thao tác lại có thế mạnh riêng, thấy rõ được thao tác đóng vai trò chủ đạo
c, Người viết văn lập luận thường sử dụng nhiều thao tác lập luận
+ Cần phải lựa chọn, ưu tiên thao tác lập luận chủ đạo
+ Căn cứ vào mục đích nghị luận để lựa chọn thao tác lập luận thích hợp
Câu 2 trang 120 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Lựa chọn một bài thơ (hoặc bài văn) mà anh (chị) yêu thích để viết bài luận bàn về một trong những vẻ đẹp của nó. Trong bài viết có yêu cầu vận dụng kết hợp thao tác lập luận phân tích và lập luận so sánh.
Gợi ý làm bài:
Các công việc cần làm:
– Xác định chủ đề bài văn cần viết.
– Xác định những ý chính nào để làm sáng tỏ chủ đề của bài văn và sắp xếp chúng thành dàn ý.
– Luận điểm nào được chọn để làm sáng tỏ? Nó nằm ở vị trí nào trong dàn ý?
– Xác định câu chuyển ý phù hợp giữa các ý trong bài.
– Để làm sáng tỏ luận điểm trên cần phải có những luận cứ nào. Đây là lúc cần sử dụng thao tác lập luận. Xác định rõ ràng nên sử dụng thao tác phân tích hay so sánh, thao tác nào là chủ đạo.
Câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 11 tập 1
Công việc ở nhà:
a. Vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh để viết đoạn văn trình bày một luận điểm khác ở dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng.
b. Viết một văn bản nghị luận ngắn về một phẩm chất của người học sinh, trong đó có vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh
c. Sưu tầm những đoạn văn hay, ở đó, tác giả đã thành công trong việc vận dụng kết hợp các thao tác phân tích và so sánh
Nguồn: Tổng Hợp