Phân tích để làm rõ phẩm chất anh hùng của nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”

Phân tích để làm rõ phẩm chất anh hùng của nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”. Bài phân tích chỉ ra những nét tính cách của nhân vật Việt thông qua những chi tiết mà tác giả gửi gắm từ đó làm nổi bật nên phẩm chất anh hùng của nhân vật Việt.

Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

Phân tích để làm rõ phẩm chất anh hùng của nhân vật Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”:

Chiến tranh đã lùi xa thế nhưng trong mỗi người Việt Nam chúng ta dường như không thể quên được những năm tháng hào hùng của cuộc khánh chiến chống Mĩ ác liệt ấy. Nhiều người đã nằm xuống để cho đất nước dân tộc chúng ta được yên bình tươi đẹp như hôm nay, đã có vô số những tác phẩm hay và nổi tiếng của nhiều nhà văn,nhà thơ viết về đề tài chống Mĩ cứu nước ra đời và in sâu trong lòng độc giả, cũng như nhiều người việt nam. Trong số những nhà văn ấy chúng ta không thể không nhắc đến “nhà văn của người nông dân Nam bộ”- Nguyễn thi, một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền nam những năm chống mĩ.

nhung-dua-con-trong-gia-dinh-cua-nguyen-thi

Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” là một trong những sáng tác xuất sắc của Nguyễn Thi ra đời vào 2/1966 khi nguyễn thi đang công tác ở tạp chí “Văn nghệ quân giải phóng”. Truyện ngợi ca lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cũng như lòng chung thủy với cách mạng của nhân dân nam bộ thời kì chống Mĩ lúc bấy giờ. Nhà văn đã xây dựng thành thành công những hình tượng nhân vật một cách chân thật, sống động, có những nét chung thống nhất lại vừa có những nét tính cách độc đáo, riêng biệt khiến chúng ta khó quên được. Nổi trội hơn cả đấy là Việt, một nhân vật được tác giả ưu ái, dành nhiều tình cảm khi anh xuất hiện và được nhắc đến nhiều nhất trong tác phẩm.

 

Việt là một chiến sĩ giải phóng quân sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân giàu truyền thống cách mạng. Trong anh hội tụ những phẩm chất, tính cách cũng như vẻ đẹp tâm hồn cao đẹp đáng quý của nhân dân miền nam trong thời kì đánh mĩ. Mang mối thù sâu nặng với Mĩ-ngụy: ông nội và bố Việt điều bị giặc giết hại, mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với bọn giặc và cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, Chị Chiến, Chú năm, thằng út em và người chị nuôi lấy chồng xa. Việt và chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc, vì nhỏ tuổi đồng đội hay gọi thân thiết là “cậu tư”. Anh rất gắn bó với đơn vị đặc biệt là tiểu đội trưởng Tánh, như tình ruột thịt. Ở Việt luôn sôi nổi một tinh thần chiến đấu, tiêu diệt địch quyết lập được nhiều chiến công như chị chiến để trả thù cho ba má.

 

Được tác giả kể lại trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt khi Việt đang chiến đấu ác liệt trong khi rừng cao su, anh đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần, mỗi lần ngất đi tỉnh lại những dòng hồi ức về những kỉ niệm thân thiết đã que của anh về chị chiến, về má, chú năm….lại ùa về. Ngoài ra những ấn tượng khó quên của chúng ta về nhân vật việt đó là tính cách của anh.

 

Là một cậu bé mới lớn tính tình còn “Trẻ con”, vô tư, ngây thơ có phần nghịch ngợm ta có thể dễ dàng nhận thấy được những điều này qua những dòng hồi tưởng đứt quãng của việt. Như việc anh hay giành với chị chiến chuyện bắn tàu giặc Mĩ trên sông Định thủy hay kể cả việc tưởng như nhỏ nhặt là tranh công bắt ếch với chị. Ngoài ra lúc chị Chiến không cho Việt đi bộ đội anh đã bộc lộ hành động rất “trẻ con” của mình đó là “đá trái dừa rụng xuống mương cái đùng”. Ngay cả khi đang bị thương ở khu rừng cao su nghĩ đến việt đối mặt với những tên giặc dường như không làm Việt cảm thấy sợ hãi mà điều trái ngược khi anh nhớ lại những câu chuyện của các chị kể lúc ở nhà về “Con ma cụt đầu” ngồi trên cây xoài lại khiến anh lạnh gáy, sợ hãi đến nỗi thở dốc. Tính tình “trẻ con”, vô tư ấy còn được thể hiện trong đêm sắp xa nhà đi bộ đội, trong khi chị chiến phải lo toan, phải sắp xếp việc nhà ổn thỏa còn Việt thì cứ “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, rồi thì nghịch ngợm “Chụp con đom đóm úp trong lòng bàn tay” rồi “ngủ quên lúc nào không hay”. Cả cách thương chị của Việt cũng thật trẻ con làm sao khi anh “Giấu chị như giấu của riêng” khi bị anh tánh và đồng đội chọc ghẹo. Và nổi bật cho cái tính cách trẻ con ấy dường như là lúc nằm lại chiến trường anh tỏ ra rất kiên cường, không hề sợ hãi vậy mà đến khi gặp lại đồng đội thì lại òa khóc một cách ngon lành “Khóc đó rồi lại cười đó”. Nguyễn thi đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Việt, một tính cách rất đỗi đời thường, đáng yêu, dễ mến lại vô cùng sinh động mà không hề bị gượng ép. Đó dường như đã trở thành dấu ấn khó quên trong lòng độc giả về nhân vật này.

 

Không dừng lại ở đấy Việt thật sự là một người chiến sĩ, người anh hùng hội tụ đủ các phẩm chất của một người lính với tính cách gan dạ, kiên cường, bản lĩnh không sợ hãi, khuất phục trước khó khăn. Lúc nhỏ Việt đã dám xông thẳng vào thằng giặc “Luyện đầu ba” mà đá. Lớn lên dù vẫn chưa đủ tuổi nhưng việt vẫn quyết chí đi bộ đội cầm súng giết giặc trả thù cho Ba Má. Đi bộ đội được 2 năm, chiến đấu dũng cảm anh đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch lập lên chiến công mặc dù sao đó anh bị thương nặng ở hai mắt và ngất đi, chính điều này càng làm cho người đọc chúng ta thêm khâm phục trước sự gan dạ, dũng cảm của việt. Chi tiết khi anh bị lạc đơn vị, bị thương nhưng anh vẫn bình tĩnh, kiên cường và luôn ở tư thế chiến đấu “đạn đã lên nòng, ngón tay còn lại sẵn sàng nổ súng” khi phát hiện tên giặc nào tiến đến.Đặc biệt chi tiết chị chiến và Việt khiên bàn thờ ba má sang gởi bên nhà chú năm để ngày mai lên đường nhập ngũ. Khẳng định sự trưởng thành trong con người Việt qua cảm giác “Mối thù giặc Mĩ đang đè nặng trên vai” chứng tỏ Việt đã sẵn sàng và xứng đáng viết tiếp tên mình vào dòng sông truyền thống cách mạng của gia đình mình.

 

Cuối cùng ngoài những tính cách nổi bật bên ngoài không thể không nhắc đến tâm hồn Việt, một con người giàu tình yêu thương và gắn bó với gia đình sâu sắc. Khi việt bị trọng thương và ngất đi tỉnh lại đến tận 4 lần. Mỗi lần như thế lần lượt những dòng hồi tưởng của anh về gia đình, đồng đội, những người thân yêu của mình trong anh lại ùa về. Những dòng hồi ức đẹp đẽ, hạnh phúc ấy có lẽ nào là sợi dây tình cảm chắc chắn đang cố gắng giành lấy Việt khỏi cái lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết nơi chiến trường ấy. Trong những hồi ức ấy Việt nhớ lại hình ảnh của má hiện lên nơi chị chiến và hình như anh có cảm giác má về đâu đây, về để dõi theo 2 đứa con của mình giờ đã trưởng thành để mà ngày mai lên đường đánh giặc, chống mĩ cứu nước và mặc dù đang bị thương nằm ở nơi chiến trường nhưng Việt luôn mong muốn gặp được má, rồi hình ảnh má bơi xuồng, xoa đầu Việt…dường như đó chính là sức mạnh của tình mẫu tử, sức mạnh để anh vượt qua được khó khăn, thử thách lúc ấy, và có lẽ đó cũng là phần tươi đẹp sâu thẩm, thiêng liêng nơi tâm hồn Việt. Chúng ta còn bắt gặp cả những dòng hồi ức về chú năm với những câu hò, lời dặn dò trước khi Việt, Chiến ra đi, về cuốn sổ gia đình. Có lẽ chính tất cả những kỉ niệm ấy đã giúp cho việt chiến thắng được cái chết và tìm lại được những người đồng đội của mình.

 

“Những đứa con trong gia đình” với hình tượng nhân vật được Nguyễn thi khắc họa một cách chân thật, tài tình và mang đậm tính sử thi trãi dài trong suốt truyện. Tiêu biểu nhất đó là hình tượng nhân vật Việt cũng chính là phẩm chất, tính cách đáng quý của người nông dân Nam bộ lúc bấy giờ. Ngoài ra trong truyện Nguyễn Thi còn nêu lên quan niệm rằng “Chuyện gia đình thì cũng dài như sông, mỗi gia đình phải ghi vào một khúc” dường như trong “Những đứa con trong gia đình” Việt, chị chiến dường như đã ghi một phần của mình vào khúc sông ấy, dòng sông truyền thống của gia đình mình.

 

Nguyễn Thi đã thành công trong việc xây dựng tính cách, tâm hồn mình và khắc họa hình tượng nhân vật một cách chân thật,sinh động mà không hề gượng ép. Những đặc sắc về nghệ thuật trần thuật qua những dòng hồi tưởng của nhân vật, khắc họa tính cách và miêu tả tâm tí sắc sảo, có lẽ không sai khi người ta đặt cho ông danh hiệu “nhà văn của người nông dân nam bộ” với ngôn ngữ phong phú và đậm chất riêng của người Nam Bộ. Nhà văn đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên về nhân vật việt và qua nhân vật ấy nhà văn muốn khảng định rằng chính truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người, của dân tộc VN trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cũng Đã gần 5 thập kỉ trôi qua nhưng dường như “Những đứa con trong gia đình” vẫn tồn tại 1 chỗ đứng nhất định trong lòng đọc giả không thể nào phai mờ. Đồng thời cũng nhắc nhở mỗi người chúng ta cần phải góp một phần xứng đáng của mình vào khúc sông của dân tộc, của đất nước Việt Nam ta.

Nguồn: Sưu Tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *