Hướng dẫn tham khảo về ” Văn bản tổng kết ” văn học 12

Top các bài hướng dẫn  tham khảo về ” Văn bản tổng kết ” chi tiết nhất giúp học sinh sẽ được tìm hướng dẫn phương pháp để có thể viết một văn bản tổng kết.

” Văn bản tổng kết” bài số 1

I. NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Khái niệm

Văn bản tổng kết là văn bản được sử dụng để tổng kết một hoạt động, một công việc, một quá trình nghiên cứu nào đó mà người viết đã thực hiện hoặc quan tâm.

2. Mục đích

Nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm.

3. Phân loại:

– Văn bản tổng kết một hoạt động thực tiễn. (Văn bản tổng kết năm học, tổng kết phong trào thi đua 26 – 3… )

– Văn bản tổng kết tri thức (văn bản tổng kết phần Văn học Việt Nam, tổng kết phần làm văn…).

4. Yêu cầu đối với văn bản tổng kết

– Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hay một giai đoạn công tác,

– Muốn viết được văn bản tổng kết, cần:

+ Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác.

+ Lần lượt viết các phần: mở đầu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nghiệm và kiển nghị): kết thúc.

+ Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.

II. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới.

a. Văn bản trên thuộc loại văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn, thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

b.* Mục đích của văn bản tống kết:

Nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm.

* Yêu cầu của văn bản tổng kết:

– Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc hav một giai đoạn công tác.

– Muốn viết được văn bản tổng kết, cần:

+ Tập hợp tư liệu, số liệu đầy đủ, chính xác.

+ Lần lượt viết các phần: mở đầu; nội dung báo cáo (tình hình và kết quả thực hiện công việc, bài học kinh nghiệm và kiến nghị); kết thúc.

+ Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.

* Bố cục và nội dung chính của văn bản tổng kết: Thường có 3 phần:

– Phần mở đầu:

+ Quốc hiệu hoặc tên tổ chức (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – Đội Thanh niên tình nguyện số 2).

+ Địa điểm, ngày… tháng… năm… (Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2007).

+ Tiêu đề (Báo cáo kết quả hoạt động tình nguyện tại các Trung tâm điều đưõng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước).

– Phần nội dung báo cáo gồm:

+ Tình hình tổ chức: địa điểm hoạt động (…), thời gian (…), số lượng tham gia (…).

+ Kết quả hoạt động (Hoạt động chăm sóc thưong bệnh binh và ngưòi có công vói nước;

Hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao; Vệ sinh môi trưòng, tôn tạo cảnh quan; Hoạt động tổ chức ôn tập văn hoá và sinh hoạt hè cho con em thương binh, bệnh binh; Hoạt động xây dựng công trình thanh niên và tặng quà cho thương binh, bệnh binh).

+ Đánh giá chung.

– Phần kết thúc: người viết báo cáo ký tên (Nguyễn Văn Hiếu).

2. Tìm hiểu bài “Tổng kết phầniìếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” – SGK tr.178 và trả lời câu hỏi tr.175.

a. Bài , tổng kết thuộc loại văn bản tổng kết ừi thức và thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

b.* Mục đích: Hệ thống hoá kiến thức đã học => Tổng kết lại tri thức.

* Nội dung: Trình bày khái quát những kiến thức, kĩ năng cơ bản => văn bản đạt yêu cầu ngắn gọn, chính xác, mạch lạc, giúp ngứời đọc nắm vững ừi thức của bài.

3. Xem lại phần Kiến thức cơ bản.

III. LUYỆN TẬP

1. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.

a. Văn bản trên đã đạt được một số yêu cầu của một văn bản tổng kết, đó là:

– Đảm bảo bố cục ba phần: mở đầu, nội dung báo cáo và kết thúc.

– Diễn đạt ngắn gọn, chính xác và rõ ràng.

b. Trong những đoạn bị lược, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu:

– Kết quả của công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

– Số đăng kí phấn đấu trong Học tập và kết quả đạt được.

– Số tình nguyện tham gia phong trào chống tệ nạn xã hội và kết quả đạt được.

– Số tình nguyện chung sức cùng cộng đồng tham gia công tác xã hội và kết quả đạt được. 

– Công tác phát triển Đoàn viên.

c. Đối chiếu vói yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên còn thiếu một số nội dung cần bổ sung: 

– Tên hiệu của Đoàn, tên Đoàn trường và tên chi Đoàn.

– Mục II và mục IV nên cho vào một mục chung lả kết quả công tác Đoàn.

– Đánh giá chung.

2. Viết một bài tổng kết phần Văn học (hoặc Tiếng Việt, Làm văn) thuộc chương trình 2 Ngừ văn 12.

a. Chuẩn bị tư liệu về kết quả xếp loại học tập và kết quẳ xếp loại hạnh kiểm,…

b.Dàn ý:                                                                                                       ‘

Phần đầu:

– Quốc hiệu, tên trường, lớp.

– Địa điểm, ngày… tháng… năm…

– Tiêu đề báo cáo: Báo cáo tổng kết phong trào học tập và rèn luyện – lớp… – năm học.:.

Phần nội dung:                                         ;                ‘

– Đặc điểm tình hình lớp.

– Kết quả học tập.

– Kết quả rèn luyện.

– Bài học kinh nghiệm.

– Đánh giá chung.

Phần kết: ký tên.

 

” Văn bản tổng kết” bài số 2

Câu 1 (trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Văn bản trên thuộc loại văn bản tổng kết nào và thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

b. Qua các đề mục và nội dung văn bản trên, anh (chị) hãy cho biết mục đích, yêu cầu, bố cục và những nội dung chính của một văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Trả lời:

a.- Văn bản trên là văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn

– Thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính

b.- Mục đích: nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả và rút ra bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc một hoạt động.

– Yêu cầu: chính xác, khách quan

– Bố cục: thường có 3 phần:

+ Phần đầu:

    ● Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tổ chức, cơ quan ban hành văn bản.

    ● Địa điểm, thời gian viết văn bản.

    ● Tiêu đề.

+ Phần nội dung:

    ● Nêu mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công việc.

    ● Lần lượt tường trình và đánh giá các công việc cụ thể.

    ● Rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị.

+ Phần cuối:

    ● Nơi nhận.

    ● Người viết kí tên.

Câu 2 (trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Hãy đọc bài Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (chú ý mục I – Nội dung cơ bản cần nắm vững) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Bài tổng kết trên thuộc loại văn bản tổng kết nào và thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

b. Bài tổng kết trên nhằm mục đích gì? Có những nội dung nào?

Trả lời:

a.- Loại văn bản tổng kết tri thức.

– Diễn đạt bằng phong cách ngôn ngữ khoa học.

b.- Mục đích: Hệ thống hóa kiến thức.

– Nội dung gồm: Tóm tắt những kiến thức, kỹ năng cơ bản.

Câu 3 (trang 175 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Qua việc tìm hiểu hai loại văn bản tổng kết, anh (chị) hãy cho biết:

a. Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản tổng kết.

b. Phong cách ngôn ngữ của văn bản tổng kết.

Trả lời:

a. – Nội dung: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm…

– Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát các tri thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được.

b. Tùy theo yêu cầu và nội dung, văn bản tổng kết có thể thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính hoặc khoa học.

Luyện tập

Câu 1 (trang 176 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Đọc văn bản (SGK) và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

a. Vặn bản trên đã đạt được những yêu cầu nào của một văn bản tổng kết?

b. Trong văn bản có một số đoạn bị lược bớt. Anh (chị) đoán xem trong các đoạn bị lược ấy, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu gì?

c. Đối chiếu với một yêu cầu của văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu nội dung nào?

Trả lời:

a.-  Đảm bảo bố cục 3 phần: mở đầu, nội clung báo cáo và kết thúc.

–  Diễn đạt ngắn gọn, chính xác, rõ ràng.

b.Trong những đoạn bị lược (…) ấy, tác giả dẫn ra những sự việc, tư liệu, số liệu:

Phần I:

● Những thuận lợi, khó khăn

● Nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu

Phần II; III; IV

● Những công việc, những thành tích đạt được

● Những việc chưa làm được

● Những số liệu minh họa

c.Đốì chiếu với yêu cầu của một văn bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu một số yêu cầu cần bổ sung:

–  Tên hiệu cùa đoàn viên, tên đoàn trường, và tên chi đoàn.

–  Địa điểm, thời gian.

–   Mục II và mục IV nên thêm vào nội dung là kết quả công tác Đoàn.

–  Đánh giá chung.

Câu 2 (trang 176 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Anh (chị) hãy viết một bài tổng kết phần Văn học (hoặc Tiếng Việt, Làm văn) thuộc chương trình Ngữ văn 12.

Trả lời:

Người viết cần hoàn thành một số nội dung sau:

– Tổng số văn bản (số bài) đã học.

– Phân loại theo đặc điểm riêng:

+ Theo thể loại: Có bao nhiêu văn bản là truyện ngắn? Bao nhiêu văn bản là thơ?

+ Theo thời kì lịch sử: bao nhiêu tác phẩm ra đời trong kháng chiến chống Pháp? Chống Mĩ? (Được học và đọc thêm).

(Nếu là Tiếng Việt, Tập làm văn cần phân loại theo nhóm bài).

–  Những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của các nhóm tác phẩm.

–  Lập bảng thống kê các tác phẩm (bài) đã học (phụ lục).

 

” Văn bản tổng kết” bài số 3

I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết

   – Văn bản tổng kết thực tiễn: văn bản tổng kết năm học, hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thể thao, tổng kết hoạt động của chi đoàn trong tháng thanh niên…

   – Văn bản tổng kết phần tri thức: kết phần tiếng Việt, tổng kết phần tập làm văn, tổng kết văn học trung đại,…

II. Cách viết văn bản tổng kết

a,   – Văn bản thuộc lại văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn.

   – Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

b, Mục đích, yêu cầu, bố cục và nội dung chính của một văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn:

   – Mục đích: nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc.
– Bố cục: gồm ba phần

 

       + Phần mở đầu: Quốc hiệu (tên tổ chức), địa điểm, thời gian, tên tiêu đề.

       + Phần nội dung: Tình hình tổ chức, kết quả hoạt động, đánh giá chung (rút kinh nghiệm hoặc đề xuất kiến nghị).

       + Phần kết thúc: người viết báo cáo kí tên.

   – Nội dung chính: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm,…

2. (trang 175 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Bài tổng kết thuộc văn bản tổng kết tri thức, thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

b, – Mục đích bài tổng kết: hệ thống hóa lại kiến thức.

   – Nội dung: ôn tập, củng cố lại những kiến thức, rèn luyện kĩ năng.

3. (trang 175 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   – Văn bản tổng kết yêu cầu: nội dung tổng kết xác thực, khách quan. Văn bản tổng kết đòi hỏi người viết sử dụng thành thạo phương thức thuyết minh, nghị luận.

   – Nội dung:

        + Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn có các nội dung: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm,…

        + Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát các tri thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được.

   – Tùy theo yêu cầu và nội dung, văn bản tổng kết có thể thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính hoặc phong cách ngôn ngữ khoa học.

Luyện tập

Câu 1 (trang 176 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Văn bản đã đạt được những yêu cầu của một văn bản tổng kết:

   – Bố cục rõ ràng, rành mạch, đảm bảo được đầy đủ các phần của một văn bản tổng kết.

   – Cách diễn đạt thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

b, Trong phần bị lược bớt, tác giả đã dẫn ra những sự việc mà chi đoàn đã thực hiện được về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, việc bồi dưỡng kết nạp đoàn viên hoặc củng cố chất lượng đoàn viên,…, những số liệu thực về kết quả hoạt động tình nguyện.

c, Văn bản tổng kết còn thiếu các nội dung:

   – Tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành văn bản.

   – Địa điểm, thời gian (ngày, tháng viết tổng kết).

Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

   Để viết một bài tổng kết phần Văn học cần chú ý các nội dung:

   – Thống kê các văn bản đã học.

   – Phân loại văn bản theo đặc điểm riêng (theo thể loại, theo thời gian, theo từng thời kì lịch sử…).

   – Nêu những đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung của từng tác phẩm.

” Văn bản tổng kết” bài số 4

I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết

Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm khi kết thúc công tác

– Gồm 2 loại:

+ Tổng kết thực tiễn: văn bản tổng kết năm học, văn bản tổng kết nhiệm kỳ của Đoàn TN

+ Tổng kết tri thức: Tổng kết văn học dân gian Việt Nam, tổng kết Tiếng Việt

II. Cách viết văn bản tổng kết

1. a, Văn bản trên là văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn

– Thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính

b, Mục đích: Nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc hoạt động

Yêu cầu: chính xác, khách quan

Bố cục: 3 phần

– Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, tổ chức, địa điểm, thời gian, tiêu đề

– Nội dung:

+ Mục đích ý nghĩa của công việc

+ Lần lượt tường trình, đánh giá công việc cụ thể

+ Rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị

– Phần cuối

+ Nơi nhận

+ Người viết kí tên

2. – Văn bản trên là văn bản tổng kết tri thức

+ Diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học

– Mục đích: hệ thống kiến thức

– Nội dung: Tóm tắt kiến thức, kỹ năng cơ bản

3. Nội dung: mục đích, yêu cầu, hoạt động chính, kinh nghiệm…

– Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát tri thức, thành tựu, nghiên cứu đạt được

– Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát tri thức, thành tựu nghiên cứu

b, Tùy theo yêu cầu, nội dung văn bản tổng kết thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, khoa học

Luyện tập

Bài 1 (trang 177 sgk ngữ văn 12 tập 2)

a. Văn bản đã cho đạt được những yêu cầu:

– Bố cục đầy đủ 3 phần.

– Nội dung cụ thể, diễn đạt ngắn gọn, chính xác, nhận xét, kết luận đúng mực.

b. Những sự việc, số liệu trong phần bị lược bớt là:

– Phần I:

+ Những thuận lợi, khó khăn

+ Nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu

– Phần II; III; IV

+ Những công việc, những thành tích đạt được

+ Những việc chưa làm được

+ Những số liệu minh họa

c. Những nội dung còn thiếu:

+ Tên cơ quan ban hành văn bản

+ Địa điểm, thời gian

+ Bài học rút ra.

Bài 2 (trang 177 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Tổng số văn bản đã học: 33

– Phân loại theo đặc điểm riêng: văn học Việt Nam, văn học nước ngoài

+ Theo thể loại: truyện ngắn 22, và 11 tác phẩm thơ

+ Theo thời kì lịch sử(thời kì chống Mỹ và chống Pháp)

+ Đặc điểm chính về nội dung:

– Phản ánh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời kì chống Pháp, Mỹ

+ Tinh thần quật cường, ý chí chiến đấu kiên cường

+ Người dân chịu nhiều đau khổ từ ách áp bức

– Tình yêu đất nước, quê hương con người

– Tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu nặng

– Tình yêu đôi lứa

Nghệ thuật tự sự: tạo dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật

 

” Văn bản tổng kết” bài số 5

I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết

– Văn bản tổng kết thực tiễn: văn bản tổng kết năm học, hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thể thao, tổng kết hoạt động của chi đoàn trong tháng thanh niên…

– Văn bản tổng kết phần tri thức: kết phần tiếng Việt, tổng kết phần tập làm văn, tổng kết văn học trung đại,…

II. Cách viết văn bản tổng kết

a,

– Văn bản thuộc lại văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn.

– Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

b, Mục đích, yêu cầu, bố cục và nội dung chính của một văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn:

– Mục đích: nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc.

– Bố cục: gồm ba phần

+ Phần mở đầu: Quốc hiệu (tên tổ chức), địa điểm, thời gian, tên tiêu đề.

+ Phần nội dung: Tình hình tổ chức, kết quả hoạt động, đánh giá chung (rút kinh nghiệm hoặc đề xuất kiến nghị).

+ Phần kết thúc: người viết báo cáo kí tên.

– Nội dung chính: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm,…

2. (trang 175 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Bài tổng kết thuộc văn bản tổng kết tri thức, thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.

b,

– Mục đích bài tổng kết: hệ thống hóa lại kiến thức.

– Nội dung: ôn tập, củng cố lại những kiến thức, rèn luyện kĩ năng.

3. (trang 175 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

– Văn bản tổng kết yêu cầu: nội dung tổng kết xác thực, khách quan. Văn bản tổng kết đòi hỏi người viết sử dụng thành thạo phương thức thuyết minh, nghị luận.

– Nội dung:

+ Văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn có các nội dung: mục đích, yêu cầu, những hoạt động chính, bài học kinh nghiệm,…

+ Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát các tri thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được.

– Tùy theo yêu cầu và nội dung, văn bản tổng kết có thể thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính hoặc phong cách ngôn ngữ khoa học.

Luyện tập

Câu 1 (trang 176 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

a, Văn bản đã đạt được những yêu cầu của một văn bản tổng kết:

– Bố cục rõ ràng, rành mạch, đảm bảo được đầy đủ các phần của một văn bản tổng kết.

– Cách diễn đạt thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.

b, Trong phần bị lược bớt, tác giả đã dẫn ra những sự việc mà chi đoàn đã thực hiện được về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, việc bồi dưỡng kết nạp đoàn viên hoặc củng cố chất lượng đoàn viên,…, những số liệu thực về kết quả hoạt động tình nguyện.

c, Văn bản tổng kết còn thiếu các nội dung:

– Tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành văn bản.

– Địa điểm, thời gian (ngày, tháng viết tổng kết).

Câu 2 (trang 177 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):

Để viết một bài tổng kết phần Văn học cần chú ý các nội dung:

– Thống kê các văn bản đã học.

– Phân loại văn bản theo đặc điểm riêng (theo thể loại, theo thời gian, theo từng thời kì lịch sử…).

– Nêu những đặc sắc về giá trị nghệ thuật và nội dung của từng tác phẩm.

 

Nguồn: Tổng Hợp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận