Nội dung bài Trả bài làm văn số 2 sgk Ngữ văn 11 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn lớp 11 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.
Bài hướng dẫn “Trả bài làm văn số 2” số 1
Dựa trên những nhận xét của giáo viên, tùy theo đề bài để xem mình đã làm bài đáp ứng chưa.
Ví dụ: đối với đề 2 (Kể về lần em mắc khyết điểm)
1. Em đã kể về chuyện một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn. Em kể theo ngôi thứ nhất xưng em. Nhân vật chính là em và cô giáo cũ hồi tiểu học.
Sự việc chính: Em đã giả ốm để được trốn đi chơi với bạn
2. Bài viết có đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài
Mở bài
Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ nhất (thời gian, địa điểm), lần mắc lỗi đó do tôi nói dối để được đi chơi.
Thân bài
Kể trình tự diễn biến chuyện theo trình tự thời gian
– Khi ngồi trong giờ học Toán vì không hiểu bài, em đã nghĩ tới việc giả ốm để không phải học
– Em nhăn nhó kêu đau bụng, cô giáo đang giảng bài gương mặt lo lắng chạy xuống đỡ em
– Cô và các bạn đưa em xuống phòng y tế, ở đây, em đánh một giấc ngủ say sưa.
– Cô gọi điện cho bố mẹ nên khi trở về nhà bố mẹ em cũng rất lo lắng
Suy nghĩ lại, tôi thấy có lỗi với cô nhất, tiếp đó tôi có lỗi với bố mẹ vì tôi đã nói dối mọi người
– Sau đó tôi đã xin gặp riêng cô để xin lỗi về hành động của mình, cô tha thứ, sau đó cô thường kèm thêm môn Toán cho tôi
– Tôi tiến bộ rõ rệt khi được cô dạy thêm, vì thế tôi không còn sợ môn Toán nữa
Kết bài
Kỉ niệm đó mang lại bài học, tình cảm đối với em
Các phần không trùng lặp với nhau, mà kết nối với nhau theo về mặt ý nghĩa với nhau.
3. Xem lại những chi tiết kết hợp giữa biểu cảm và miêu tả.
4. Sửa chữa những lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ và diễn đạt trong bài viết để bài viết tốt hơn.
Bài hướng dẫn “Trả bài làm văn số 2” số 2
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề).
Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII.
– Nhắc đến ông không thể không nhắc đến “Thượng kinh kí sự”. Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền huy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.
2. Thân bài
– (Triển khai vấn đề: Bức tranh chân thực về cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền huy tột bậc của nhà chúa).
+ Cảnh vật nơi phủ chúa mới lộng lẫy xinh xắn làm sao: Đâu đâu cũng là cây cố um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Tất cả đều là kì hoa dị thảo, toàn là những thú quý hiếm mà chỉ có ở nơi đây. Chưa hết thành quách nơi đây mới thực sự là lầu son gác tía. Cung cách xây dựng thật công phu với những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau. Nó tạo cho phủ chúa sự lộng lẫy, nguy nga tráng lệ thật giàu sang mà cũng thật trang nghiêm.
– Bên trong nội cung toàn là những thứ quý hiếm như: mâm vàng, chén bạc, ghế rồng, sập vàng, màn là, trướng gấm toàn những thứ “nhân gian chưa từng thấy”. Cảnh nơi phủ chúa đẹp và giàu sang đến mức tác giả phải thốt lên: “Cả trời Nam sang nhất là đây”. Trong lúc đời sống của muôn dân lầm than cơ cực thì cảnh sống nơi phủ chúa mới thật xa xỉ làm sao. Điều này chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. Tác phẩm đã tỏ ra khen ngợi nhưng vẫn dửng dưng không hề bị quyến rũ bởi sự giàu sang nơi phủ chúa.
+ Cung cách sinh hoạt: Để vào hậu cung, phải đi qua nhiều lần cửa với những thủ tục rườm rà, nhiêu khê.Những tưởng cứu bệnh như cứu hỏa vậy mà t/g lại phải lui ra chờ vì “thánh thượng đang ngự ở đó”. Ông ta còn đang say sưa hưởng lạc với các cung tần mỹ nữ. Xung quanh chúa cha và chúa con có biết bao kẻ hầu người hạ, mặt hoa da phấn, đi lại lặng lẽ như những cái bóng.
+ Nơi ở của thế tử cũng thật khác thường: phải qua 5 – 6 lần trướng gấm, nơi ở tối om, ngột ngạt và thiếu sinh khí. Người ta vì đói ăn thiếu mặc mà bệnh hoạn, ốm yếu đã đành, đây lại vì “ăn quá no, mặc quá ấm” dư thừa về vật chất mà ốm yếu mới thật đau xót làm sao. Chính tác giả cũng cho người đọc hiểu rõ căn nguyên cơ thể ốm yếu, héo hon, gầy mòn của chúa nhỏ chính là kết quả của lối sống xa hoa giàu sang mà thiếu khí trời và không khí tự do. Cách sống nơi & sinh hoạt nơi phủ chúa càng làm nổi bậc giá trị hiện thực của tác phẩm & đoạn trích.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.
Bài hướng dẫn “Trả bài làm văn số 2” số 3
1. Kiến thức
- Giúp HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết.
- Rút ra những kinh nghiệm về việc vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận.
- Tăng thêm lòng yêu thích học tập bộ môn.
2. Kĩ năng: Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học
3. Thái độ: Có thái độ học tập để là tốt các bài sau.
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thưc hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Nêu khái niệm ngôn ngữ báo chí. Phân loại văn bản báo chí.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Hoạt động trải nghiệm
Các em đã viết số 3 tại lớp. Hôm nay hãy cùng nhìn lại những ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình để làm tốt hơn ở các bài viết sau.
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn.
GV chữa đề theo đáp án thang điểm.
|
I. Tìm hiểu đề Đề: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. * Dạng đề: Đề mở * Nội dung của đề: vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. * Yêu cầu về kĩ năng: – Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học. – Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát. – Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc. – Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. * Yêu cầu về kiến thức: II. Lập dàn ý bài văn (Phần đề bài) III. Nhận xét 1.Ưu điểm. – Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung yêu cầu đề bài. – Phần tự luận đi đúng hướng. Hiểu yêu cầu đề. 2. Nhược điểm. – Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng. – Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt. – Chưa biết triển khai ý, bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở dạng liệt kê chi tiết. – Ý 2 của đề chưa có dẫn chứng minh họa cụ thể, súc tích để tăng tính thuyết phục. – Chưa làm nổi bật trong tâm yêu cầu đề. |
Nguồn: Tổng Hợp