Hướng dẫn soạn bài “Ngữ cảnh” văn học 11 ngắn gọn, chi tiết và hay nhất

Hướng dẫn soạn bài “Ngữ cảnh” văn học 11 ngắn gọn, chi tiết và hay nhất . Đối với người nói (viết) và quá trình tạo lập văn bản: Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu…)   Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản.

Soạn bài “Ngữ cảnh” số 1

 1. Khái niệm ngữ cảnh

   a. Tìm hiểu ngữ liệu

–       Củ chị Tí – người bán hàng nước với người bạn nghèo của chị: chị em Liên; bác siêu; bác xẩm.

–       Câu nói đó ở phố huyện lúc tối khi mọi người chờ khách. 

–       Câu nói đó diễn ra trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.

   b. Kết luận

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó

          2. Các nhân tố của ngữ cảnh:

   a. Nhân vật giao tiếp

Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết), người nghe (đọc).

+         Một người nói – một người nghe: Song thoại.

+         Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại

+         Người nói và nghe đều có một “vai” nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, … -> chi phối việc lĩnh hội lời nói.

   b. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

–       Bối cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị…ở bên ngoài ngôn ngữ.

–       Bối cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

–       Hiện thực được nói tới (gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

        c. Văn cảnh

Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.

         3. Vai trò của ngữ cảnh

–       Đối với người nói (viết) và quá trình tạo lập văn bản: Ngữ cảnh là cơ sở cho việc lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ (từ, ngữ, câu…)

–       Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội văn bản: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung, hình thức của văn bản. 
4. Ví dụ vè việc vận dụng ngữ cảnh (hay chính là hoàn cảnh sáng tác) trong văn học:

Ví dụ 1: Hoàn cảnh sáng tác “Tràng Giang” – Huy Cận: 

 Theo Huy Cận đây là bài thơ được sông Hồng gợi tứ. Ông đã có lần tâm sự: “Tôi có thú vui thường vào ngày chủ nhật hằng tuần đi lên vùng Chèm, Vẽ để ngoạn cảnh sông Hồng và hồ Tây. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ do sông Hồng gợi cảm hứng mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương”.
 
– Vì vậy, phân tích bài thơ này là phân tích một bức tranh thiên nhiên sông nước hầu như đã trở thành cổ điển mà linh hồn của nó là một nỗi buồn đìu hiu mênh mang. Qua mỗi khổ thơ, tác giả điểm thêm một nét buồn nào đó. Tất cả những nét buồn ấy cứ trở đi trở lại vẫn là bát ngát, mênh mông mà hoang vắng và có một cái gì đó tàn tạ, lụi tắt, cô đơn, bơ vơ, nổi trôi, chia lìa, phiêu dạt. Đây là nỗi buồn cô đơn rợn ngợp của cá thể trước cái không gian ba chiều bao la, luôn luôn có niềm khao khát được hoà hợp cảm thông giữa người và người trong tình đất nước và tình nhân loại.
 
Ví dụ 2:  Hoàn cảnh sáng tác bài “Đây thôn Vĩ Dạ” (Ngữ cảnh sáng tác thi phẩm):

 
1. Lí do xúc cảm về tình:
 
a. Hàn Mặc Tử thời kì làm ở sở Đạc Điền – Quy Nhơn đã thầm yêu Hoàng Cúc, con một viên chức cao cấp. Hoàng Cúc là một thiếu nữ mang vẻ đẹp dịu dàng kín đáo, còn giữ được nhiều nét chân quê. Thi nhân yêu nhưng chỉ dám đứng từ xa để chiêm ngưỡng dung nhan Hoàng Cúc, bởi tính rụt rè và bẽn lẽn. Tất cả mối chân tình ấy, Hàn Mặc Tử gửi vào tập “Gái quê”. Sau đó, Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ – Huế, thi nhân tưởng như nàng đã đi lấy chồng.
                                       “Ngày mai tôi bỏ làm thi sĩ
                                        Em lấy chồng rồi hết ước mơ
                                        Tôi sẽ đi tìm mỏm đá trắng
                                        Ngồi lên để thả cái hồn thơ
 
b. Mùa hè năm 1939, người anh họ của Hoàng Cúc là Hoàng Tùng Ngâm (bạn Hàn Mặc Tử) viết thư về Huế cho Cúc biết Tử mắc bệnh nan y (bệnh phong), khuyên Cúc viết thư thăm Tử để an ủi một tâm hồn trong trắng bất hạnh. “Thay vì viết thư thăm, tôi gửi bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái danh thiếp. Trong ảnh có mây, có nước, có cô gái chèo đò với chiếc đò ngang, có mấy khóm tre, có cả ánh trắng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời hỏi thăm Tử rồi nhờ Ngâm trao lại. Sau một thời gian, tôi nhận được bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” và một bài thơ nữa do Ngâm gửi về”. (Thư Hoàng Cúc gửi Quách Tấn ngày 15.10.1971).
 
c. Như vậy, qua bức thư của Hoàng Cúc gửi Quách Tấn cho ta biết rõ do xúc động bởi tấm lòng cố nhân mà Hàn Mặc Tử đã viết bài thơ này. Bài thơ được in trong tập “Thơ điên”. Khi phân tích chúng ta chú ý tới mối tình với người con gái Huế là nguồn cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết nên thi phẩm, mà tấm bưu ảnh là sự khơi gợi trực tiếp cảm xúc. Mối tình đơn phương hư ảo ấy có lẽ chỉ đem đến cho cảnh sắc thiên nhiên Vĩ Dạ thêm chất mộng mơ và thấm nỗi buồn man mác. Không nên đồng nhất mối tình ấy với tình cảm bức tranh thơ.
 
2. Lí do xúc cảm về cảnh:
Vĩ Dạ là một thôn nhỏ nằm bên bờ sông Hương – xứ Huế. Ở đây có khu nhà – vườn đẹp xinh như một bài thơ tứ tuyệt với những cây cảnh, cây ăn quả rất nổi tiếng. Từ lâu, nó đã đi vào thơ ca bởi vẻ đẹp thi vị, tiêu biểu cảnh sắc và phong vị của “xứ mơ màng, xứ thơ”. Thi sĩ Bích Khê đã từng viết:
                                       “Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn!
                                    Biếc tre cầu trúc không buồn mà say”

 

Xuất xứ bài thơ là như vậy. Song khi phân tích phải đặc biệt chú ý tới nét đặc trưng cơ bản của thơ Hàn Mặc Tử là thơ hướng nội. Bài thơ có sự hài hoà giữa thực và mộng, giữa đường nét cụ thể và sương khói huyền ảo.

Trên đây là những khái niệm cũng như dẫn chứng cụ thể cho bài Ngữ cảnh, các em hãy lưu ý đến hoàn cảnh sáng tác của mõi tác phẩm, đó chinh là  mảnh đất tuyệt vời nhất để mình phân tích tác phẩm 

 

Soạn bài “Ngữ cảnh” số 2

I- KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1.Khái niệm

-Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời người nghe (người đọc) dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được lời nói, câu văn.

-Ngữ cảnh chỉ bối cảnh ngôn ngữ ở hai dạng giao tiếp ngôn ngữ là dạng nói và dạng viết. Ở dạng ngôn ngữ nói, ngữ cảnh là bối cảnh ngoài ngôn ngữ, bao gồm các nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và bối cảnh hẹp. Còn văn cảnh (ngôn cảnh) là bối cảnh ngôn ngữ ở dạng viết: bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ (âm, tiếng, từ, cụm từ, câu, đoạn) khác. Những yếu tố này tạo nên văn cảnh cho một yếu tố ngôn ngữ nhất định.

2.Các nhân tố của ngữ cảnh

-Nhân vật giao tiếp (người nói – người nghe; người viết – người đọc). Mỗi nhân vật giao tiếp có những đặc điểm về nhiều mặt: lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống, văn hoá,… những đặc điểm này luôn chi phối lời nói cá nhân và chi phối việc lĩnh hội lời nói của người khác.                                                               \

-Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:

+ Bối cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là bối cảnh văn hoá): là bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hoá, phong tục, thể chế chính trị,… ở bên ngoài ngôn ngữ.

Những yếu tố đó tạo nên môi trường giao tiếp, chi phối cả người nói và người nghe, cả quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn.

+ Bối cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi bối cảnh tình huống): thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thể.

+ Hiện thực được nói tới: tạo nên đề tài và nghĩa sự việc cho câu nói. Đối với từ ngữ, hiện thực được nói tới tạo nên phần nghĩa biểu vật, là cơ sở cho việc quy chiếu của từ ngữ.

-Văn cảnh : Đối với văn bản viết thì văn cảnh bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc đi sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó.

3.Vai trò của ngữ cảnh

Trong giao tiếp, ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng ở hai phương diện:

-Đối với người nói (viết), cũng là đối với quá trình tạo lập lời nói, câu văn, ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ,…

-Đối với người nghe (đọc), cũng là đối với quá trình lĩnh hội, ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của nó.

II- HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1.Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, có câu viết:

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tính chiêu vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ốtiq khói chạy đen sì, muốn ru cắn cổ.

Câu văn trên xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh mười tháng nay, vậy mà lệnh quan (đánh giặc) vẫn chẳng thấy đâu. Người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.

2.Hồ Xuân Hương mở đầu bài thơ Tự tình (bài II) bằng hai câu thơ sau:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Hai câu thơ trên của Xuân Hương gắn với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ thì cô đơn, trơ trọi,.. Câu thơ diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ. Tất nhiên, ngoài việc diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình.

3.Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xượng, có thể thấy bà Tú là một người vợ tảo tần, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài (6 câu đầu). Ví dụ, việc dùng thành ngữ “một duyên hai nợ” không phải chỉ nói đến nỗi vất vả của bà Tú, mà xuất phát từ chính ngữ cảnh sáng tác: bà Tú phải làm để nuôi cả chồng và con.

4.Vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên (nhà nước) đã bắt các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường thi Nam Định. Theo thông lệ, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần. Những thông tin này chính là ngữ cảnh của câu thơ:

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Trong khoa thi Hương của năm Đinh Dậu ấy, Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu-me đã cùng vợ đến dự. Những sự kiện này chính là ngữ cảnh tạo nên câu thơ:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

5.Bài tập nêu tình huống (bối cảnh giao tiếp hẹp) là: Lúc đi đường, hai người không quen biết gặp nhau. Trong tình huống đó, thường người ta không bao giờ đường đột hỏi về những chuyện riêng tư (có hay không có đồng hồ) mà chỉ hỏi nhau về những đề tài mang tính khách quan, có quan hệ đến mọi người. Chính vì thế, trong ngữ cảnh này, không thể hiểu câu hỏi của người đi đường là nói về đề tài cái đồng hồ mà phải hiểu đó là câu hỏi hỏi về thời gian, nhằm mục đích nêu nhu cầu cần biết về thời gian lúc đó.

 

Soạn bài “Ngữ cảnh” số 3

I. KHÁI NIỆM

1. Nếu đột nhiên nghe được câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”, ta sẽ hiểu như thế nào về những nội dung sau đây trong câu đó:

– Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao?

– Câu đó được nói ở đâu, lúc nào?

– Họ trong câu nói chỉ ai?

– Chưa ra là hoạt động như thế nào? Theo hướng từ đâu đến đâu?

– Giờ muộn thế này là nói đến khoảng thời gian nào? v.v…

Có thể khẳng định: Nếu đột nhiên nghe được câu nói này, không biết bối cảnh sử dụng nó thì không một ai có thể trả lời được những câu hỏi trên.

2. Đặt câu nói trên vào bối cảnh phát sinh ra nó mà người đọc biết qua lời kể của tác giả truyện ngắn Hai đứa trẻ:

Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
– Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?
(Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

Qua đoạn trích, ta biết một số thông tin về bối cảnh của câu nói trên:

– Câu nói đó là của chị Tí – người bán hàng nước. Chị Tí nói câu đó với những người bạn nghèo của chị cũng làm nghề kiếm ăn nhỏ: chị em Liên bán hàng xén, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm,…

– Chị Tí nói câu đó ở phố huyện nhỏ, vào một buổi tối, trong lúc mọi người đều chờ khách hàng.

– Chị Tí nói đến “họ”, tức: mấy người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào. “. Điều này ở đoạn trước và sau câu nói đó của chị Tí, tác giả đã cho biết.

– Rộng hơn nữa, câu nói trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Nhờ bối cảnh trên, ta cũng mới hiểu rõ vì sao vừa chập tối (chị em Liên mới thu hàng, chị Tí mới bày hàng, bác Siêu mới gánh phở đến, gia đình bác xẩm còn chưa hát,…) mà chị Tí đã cho là “muộn thế này”, và hoạt động của những người được nói đến (họ) lại được chị Tí biểu hiện bằng từ “ra” (họ đi từ trong huyện ra phố), và ta mới cảm được cả sự khát khao chờ đợi của chị đối với “họ” – những khách hàng – thượng đế? Đồng thời ta cũng mới hiểu rằng: Chị Tí nói với những người cùng cảnh ngộ, gần gũi nên lời của chị có thể trống không, không cần những từ ngữ xưng hô, và tuy dưới hình thức câu hỏi nhưng lại để bộc lộ một sự khát khao, mong đợi.

Có thể nói rằng mỗi câu đều được sản sinh ra trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó. Bối cảnh đó được gọi là ngữ cảnh:Vậy ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói.

II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH

1. Nhân vật giao tiếp

– Cùng với người nói (người viết) có thể có một hoặc nhiều người khác tham gia hoạt động giao tiếp (gọi chung là các nhân vật giao tiếp). Các nhân vật giao tiếp có quan hệ tương tác, đóng vai người nói (người viết), vai người nghe (người đọc). Quan hệ của các nhân vật giao tiếp, vị thế của họ so với nhau luôn luôn chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.

– Chẳng hạn, trong ví dụ vừa dẫn trên đây, chị Tí nói với những người quen biết, cùng bán hàng quán nhỏ nơi phố huyện. Cho nên câu nói mang sắc thái thân mật, gần gũi (cách nói trống không, việc dùng từ tình thái nhỉ,…), nội dung nói về một chuyện hằng ngày trong cuộc sống.

2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ

– Bối cảnh giao tiếp rộng: Đó là toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế, và hoá, phong tục, tập quán,… của cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hoá của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.

Trong ví dụ dẫn trên, bối cảnh văn hoá của câu nói của chị Tí là xã hội Việt Nam vào những năm trước Cách mạng tháng Tám. Lúc đó, đời sống của người dân, nhất là những người bán hàng nhỏ nơi phố huyện rất lam lũ, nghèo khổ. Họ luôn luôn mong đợi, ao ước một cuộc sống tươi sáng hơn.

Đối với văn bản văn học, bối cảnh văn hoá cũng chính là hoàn cảnh sáng tác (ra đời) của cả tác phẩm. Nó chi phối cả nội dung và hình thức ngôn ngữ (trong đó có từ, ngữ, câu, đoạn,…) của tác phẩm.

– Bối cảnh giao tiếp hẹp: Đó là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh. Trong ví dụ trên, câu nói có bối cảnh hẹp là trên đường phố huyện, nơi bán hàng nhỏ, vào lúc trời tối, mọi người đang chờ đợi khách hàng. Bối cảnh giao tiếp hẹp tạo nên những tình huống của từng câu nói.

Đối với giao tiếp ngôn ngữ, tình huống luôn thay đổi. Từ đó quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, vị thế giao tiếp, tình cảm, cảm xúc của mỗi người cũng tuỳ tình huống mà thay đổi. Tất cả sự thay đổi ở tình huống đều chi phối nội dung và hình thức của các câu nói.

– Hiện thực được nói tới: Đó có thể là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp có thể là hiện thực tâm trạng của con người. Hiện thực được nói tới tạo nên phần nghĩa sự việc của câu. Câu nói của chị Tí trên đây đề cập đến hiện tượng những chú lính lệ trong huyện, những người nhà thầy thừa chưa ra phố và đến hàng của chị uống nước, hút thuốc như mọi tối khác.

3. Văn cảnh

– Ở hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, ngữ cảnh của một đơn vị ngôn ngữ còn là văn cảnh xuất hiện của nó. Văn cảnh có thể là lời đối thoại hoặc đơn thoại, có thể ở dạng nói hoặc dạng viết. Trong mọi trường hợp, các đơn vị ngôn ngữ (âm, tiếng, từ, ngữ, câu, đoạn,…) đi trước và đi sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó tạo nên văn cảnh của nó. Cũng như bối cảnh nói chung, văn cảnh vừa là cơ sở cho việc sử dụng, vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ.

– Ví dụ, trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến, sở dĩ tác giả có thể dùng từ cần (trong câu “Tựa gối buông cần lâu chẳng được”) mà không cần viết đầy đủ là cần câu, người đọc vẫn có thể hiểu rõ ràng ý nghĩa của nó là nhờ trong bài thơ, trước từ cần đã có các từ ngữ ao thu, nước, thuyền câu, sóng và sau đó có các từ ngữ cá, đớp động, chân bèo,… Các từ ngữ này và nói chung tất cả các từ ngữ, câu thơ trong bài tạo nên ngữ cảnh cho từ cần; ngữ cảnh đó làm cơ sở cho người viết dùng từ cần, và người đọc hiểu được nó.

III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH

1. Đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn

– Ngữ cảnh chính là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn. Do đó ngữ cảnh luôn luôn ảnh hưởng và chi phối nội dung và hình thức của câu. Câu nói cần được sản sinh ra sao cho thích hợp với ngữ cảnh (với các nhân vật giao tiếp, với bối cảnh rộng và hẹp, với hiện thực được đề cập đến, với văn cảnh,…). Hơn nữa, chính ngữ cảnh để lại dấu ấn trong câu. Đây chính là mối quan hệ giữa môi trường và sản phẩm tạo ra trong môi trường ấy.

2. Đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn

– Muốn lĩnh hội chính xác, có hiệu quả lời nói, câu văn, người nghe (người đọc) cần căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp. Phải gắn từ ngữ, câu với ngữ cảnh sử dụng của nó, với từng tình huống và diễn biến cụ thể để có thể phân tích, tìm hiểu và lí giải thấu đáo hiểu được cặn kẽ từng chi tiết về nội dung và hình thức.

GHI NHỚ

– Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

– Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.

– Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.

LUYỆN TẬP

1. Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:

Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiến vây vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.

Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.

(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

2. Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
(Hồ Xuân Hương, Tự tình – bài II)

3. Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương.

4. Đọc những câu thơ sau trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương và cho biết những yếu tố nào trong ngữ cảnh đã chi phối nội dung của những câu đó.

Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lộng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.

5. Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?’. Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? Nó nhằm mục đích gì?

 

Soạn bài “Ngữ cảnh” số 4

I. Khái niệm ngữ cảnh.

1. Khảo sát ví dụ.

2. Kết luận.

– Ngữ cảnh là yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể, khiến người nghe, người đọc có thể dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, thời gian và không gian giao tiếp.

II. Các nhân tố của ngữ cảnh.

1. Nhân vật giao tiếp.

– Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết ), người nghe ( đọc).
+ Một người nói – một người nghe: Song thoại.
+ Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại
+ Người nói và nghe đều có một “vai” nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, …-> chi phối việc lĩnh hội lời nói.

2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ.

– Bối cảnh giao tiếp rộng ( còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị…ở bên ngoài ngôn ngữ.

– Bối cảnh giao tiếp hẹp ( còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể.

– Hiện thực được nói tới( gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động…diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người.

3. Văn cảnh.
– Bao gốm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.

III. Vai trò của ngữ cảnh.

– Đối với người nói ( viết ): Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ…
– Đối với người nghe( đọc ): Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa. mục đích…của lời nói.

V. Củng cố, luyện tập.

– Bài tập 1. Hai câu văn trong ” Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.

– Bài tập 2. Hai câu thơ trong bài “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương: “Đêm khuya văng vẳng……trơ cái hồng nhan….” Hiện thực được nói tới là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.

– Bài tập 4. Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài “Vịnh khoa thi Hương”(Tú Xương ): Sự kiện năm Đinh Dậu, thực dân Pháp mở khoa thi chung ở Nam Định. Trong kỳ thi đó có toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vợ đến dự.

– Bài tập 5. Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Câu hỏi đó người hỏi muốn biết về thời gian. Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian, để tính toán cho công việc riêng của mình.

 

Soạn bài “Ngữ cảnh” số 5

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Khái niệm Các yếu tố Vai trò
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.

Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.

– Nhân vật giao tiếp: cùng với người nói (người viết) có thể có một hoặc nhiều người khác tham gia hoạt động giao tiếp. Các nhân vật giao tiếp có quan hệ tương tác đóng vai người nói vai người nghe, vị thế của họ so với nhau luôn luôn chi phối nội dung và hình thức của lời nói, câu văn.

– Bối cảnh rộng và hẹp:

    + Bối cảnh giao tiếp rộng là toàn bộ nhân tố xã hội, địa lí, kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục, tập quán,… của cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hóa của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ.

    + Bối cảnh giao tiếp hẹp là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh.

– Hiện thực được đề cập đến: là hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng của con người. Nó tạo nên đề tài và nghĩa sự việc cho câu nói.

– Văn cảnh:

    + Văn cảnh là tất cả các yếu tố ngôn ngữ đứng trước hoặc đứng sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó

    + Văn cảnh có thể là lời đối thoại hoặc đơn thoại, có thể ở dạng nói hoặc dạng viết.

    + Văn cảnh vừa là cơ sở cho việc sử dụng, vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ.

Ngữ cảnh có vai trò quan trọng với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn:

-Đối với quá trình tạo lập lời nói và câu văn:

    +Ngữ cảnh là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn

    + Ngữ cảnh luôn ảnh hưởng, chi phối nội dung, hình thức của câu và để lại dấu án trong câu.

-Đối với quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn: ngữ cảnh giúp người nghe (người đọc) lĩnh hội chính xác và có hiệu quả lời nói, câu văn.

B. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ

Bài 1:

Bài thơ Thề non nước của Tản Đà nằm trong một truyện ngắn cùng tên của ông. Trong truyện đó, hai nhân vật nam nữ trẻ tuổi cùng nhau xướng họa rồi đề thơ lên một bức tranh sơn thủy. Bài thơ có đoạn:

         Nước non nặng một lời thề

      Nước đi đi mãi không về cùng non

         Nhớ lời nguyện nước thề non

      Nước đi chưa lại non còn đứng không

         Non cao những ngóng cùng trông

      Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày

         Xương mai một nắm hao gầy

      Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương

         Trời tây ngả bóng tà dương

      Càng phơi vẻ ngọc nét vàng phôi pha

         Non cao tuổi vẫn chưa già

      Non thời nhớ nước, nước mà quên non!

         Dù cho sông cạn đá mòn

      Còn non còn nước hãy còn thề xưa.”

         Bài thơ được người đọc lĩnh hội với ba tầng nghĩa:

a. Thể hiện tình cảm gắn bó giữa núi non và sông nước.

b. Biểu hiện tình yêu lứa đôi giữa hai nhân vật nam và nữ trong truyện.

c. Thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả và những người cùng thời với ông.

Hãy căn cứ vào ngữ cảnh (ngữ cảnh hẹp và ngữ cảnh rộng: lúc đó đất nước ta rơi vào tay giặc Pháp xâm lược đã mấy chục năm) để lí giải về ba tầng nghĩa của bài thơ.

Trả lời:

Khi xét mối quan hệ giữa ngữ cảnh và nội dung ý nghĩa ở ba tầng khác nhau, cần chú ý:

– Ngữ cảnh hẹp: hoàn cảnh có thể cảm nhận rằng non và nước (tức nước và sông) là hai nhân vật (được nhân cách hóa) và bày tỏ tình cảm cùng nhau trong hoàn cảnh bị chia li.

– Cùng với ngữ cảnh hẹp, đây là lời đối đáp của hai người nam và nữ trẻ tuổi. Hơn nữa trong bài thơ có những chi tiết như: nước non nặng một lời thề, những ngóng cùng trông, khô dòng lệ, chờ mong tháng ngày, xương mai, tóc mây, tuổi vẫn chưa già,… Cho nên việc cảm nhận bài thơ với tầng nghĩa thứ hai cũng hoàn toàn có cơ sở từ ngữ cảnh (gồm cả văn cảnh).

– Ngữ cảnh rộng: bài thơ được sáng tác vào thời kì đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ đã mấy chục năm. Nỗi đau mất nước đã giày vò nhiều thế hệ người Việt Nam, nhưng các cuộc khởi nghĩa nhằm giải phóng đất nước đều bị đàn áp và thất bại. Nhiều trí thức phải biểu lộ lòng yêu nước bằng những cách kín đáo, nhẹ nhàng. Trong ngữ cảnh đó, bài thơ dễ được cảm nhận là lời biểu hiện tấm lòng nhớ nước một cách kiến đáo, hàm ẩn.

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc: tất cả cái cửa hàng của chị.

– Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?

            (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

a. Câu hỏi: “Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế? Xác định mấy vai giao tiếp trong đoạn trích trên?Đó là những nhân vật nào?

b. Bối cảnh giao tiếp rộng trong đoạn văn trên là gì?

c. Bối cảnh giao tiếp hẹp trong đoạn văn trên là gì?

d. Hiện thực được nói tới trong câu văn “Sao chị dọn hàng muộn thế” là gì?

Trả lời:

a. Hai nhân vật giao tiếp là chị Tí và Liên.

b. Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

c. Bối cảnh giao tiếp hẹp là phố huyện, nơi bán hàng của chị Tí, vào lúc trời nhá nhem tối.

d. Hiện thực được nói tới là “hôm nay chị Tí dọn hàng muộn”.

Bài 3: Trong ngôn ngữ có hiện tượng đồng âm (khác nghĩa). Nhưng khi từ được dùng trong ngữ cảnh thì nhờ ngữ cảnh mà từ có tính xác định về nghĩa. Căn cứ vào ngữ cảnh bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến để khẳng định nghĩa của từ “cần” trong câu thơ:

         Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

      Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Trả lời:

Tiếng Việt có các từ đồng âm “cần” nhưng với nhiều nghĩa khác nhau (một loại rau – rau cần; một loại ống hút thuốc hay rượu – cần xe điếu, rượu cần; một dụng cụ để di chuyển vật nặng – cần cẩu,… và nghĩa chỉ tính cấp thiết: cần làm, việc cần,…). Trong bài thơ của Nguyễn Khuyến, ngữ cảnh (văn cảnh) là cơ sở để hiểu từ cần với nghĩa xác định (cần câu cá). Đó là văn cảnh gồm nhiều từ ngữ nói về việc câu cá như đề bài (câu cá mùa thu), ao, nước, thuyền câu, cá, đớp động, chân bèo,…

Bài 4:

Để hiểu hết được các lớp nghĩa, các sắc thái nghĩa của bài thơ Mời trầu – Hồ Xuân Hương, cần có những hiểu biết nào về ngữ cảnh (văn hóa, tình huống)?

Trả lời:

Để hiểu được các lớp nghĩa, các sắc thái nghĩa của bài thơ Mời trầu, cần có những hiểu biết về:

– Ngữ cảnh văn hóa: tục lệ ăn trầu, quan niệm “miếng trầu là đầu câu chuyện”, cách thức têm trầu và ăn trầu của người Việt Nam.

– Ngữ cảnh tình huống: Hồ Xuân Hương là người phụ nữ tài hoa nhưng lận đận về đường tình duyên và luôn khát khao được đáp lại tình cảm của mình

 

Nguồn: Tổng Hợp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận