Top 5 bài hướng dẫn ” Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” văn học 12 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn và ôn thi THPT Quốc gia.
” Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” bài số 1
1. Câu 1 trang 112 Ngữ văn 11 tập 2
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
Người đầu tiên chịu ảnh hưởng Pháp rất đậm đà là Thế Lữ.[…]
Nhưng đến năm 1936, ảnh hưởng Pháp lại rất thấm thía thêm một tầng nữa. Trong thơ Thế Lữ ta chỉ thấy ẩn hiện đôi nhà thơ Pháp về thời lãng mạn. Xuân Diệu, nhà thơ ra đời hồi bấy giờ, mới một cách rõ rết. Với Thế Lữ thi nhân ta còn nuôi giấc mông trên tiên, một giấc mông rất xưa. Xuân Diệu đốt cảnh Bồng Lai và xua ai nấy về hạ giới. Với một nghệ thuật tinh vi đã học được của Bô-đơ-le, Xuân Diệu diễn ta lòng ham sống bồng bột trong thơ Đơ Nô-ai trong văn Gi-đơ. […]
Ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt đến Xuân Diệu là cực điểm. Qua năm 1938, Huy Cận ra đời, nó đã bắt đầu xuống, mặc dầu thơ Huy Cận cũng chịu ảnh hưởng thơ Pháp gần đây, nhất là ảnh hưởng Véc-len. […]
Trái hẳn với lối thơ tả chân có lối thơ Hàn Mặc Tử – Chế Lan Viên. Cả hai đều chịu rất nặng ảnh hưởng Bô-đơ-le và qua Bô-đơ-le, ảnh hưởng nhà văn Mĩ Ét-ga Pô, tác giả tập “Chuyện lạ”. Có khác chăng là Chế Lan Viên đã đi từ Bô-đơ-le, Ét-ga Pô đến thơ Đường, mà Hàn Mặc Tử đã đi ngược lại từ thơ Đường tới Bô-đo-le, Ét-ga Pô và đi thêm một đoạn nữa cho gặp Thánh Kinh của đạo Thiên Chúa. […]
Viết xong đoạn trên này đọc lại tôi thấy khó chịu. Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy thơ Pháp. Ấy chỉ vì tôi tìm ảnh hưởng để chia xu hướng. Sự thực đâu có thế. Tiếng Việt, tiếng Pháp khác nhau xa. Hồn tho Pháp hễ chuyển được vào thơ Việt là đã Việt hóa hoàn toàn. Sự thực thì khi tôi xem thơ Xuân Diệu, tôi không nghĩ đến thơ Đơ Nô-ai… Thi Văn Pháp không làm mất bản sắc Việt Nam. Những sự mô phỏng ngu muội lập tức bị đào thải.
(Theo Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, Sđd)
Câu hỏi:
a) Đoạn trích viết về vấn đề gì? Quan điểm PDF EPUB PRC AZW miễn phí đọc trên điện thoại – máy tính, ứng dụng đọc file epub, prc reader, azw reader của tác giả đối với vấn đề đó như thế nào?
b) Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào là chủ yếu? Ngoài ra, trong đoạn trích còn có thao tác lập luận nào khác nữa không?
c) Có thể quan niệm một bài (đoạn) văn càng sử dụng được nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp đẫn không? Phải xuất phát từ đâu để có thể thể chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể? Và phải dựa vào đâu để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận khác nhau?
Trả lời:
a) Đoạn trích viết về ảnh hưởng của thơ văn Pháp đến các nhà thơ mới.
Quan điểm ebook epub prc của tác giả: thừa nhận các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ văn Pháp nhưng họ đã Việt hóa hoàn toàn và vẫn giữ được bản sắc riêng.
b) Thao tác lập luận được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích là phân tích, ngoài ra còn có thao tác bình luận và bác bỏ.
c) Quan niệm sử dụng càng nhiều thao tác lập luận, đoạn văn càng hấp dẫn là sai lầm. Việc lựa chọn thao tác lập luận chủ yếu và các thao tác lập luận hỗ trợ cần căn cứ vào mục đích lập luận và mức độ nắm vấn đề của người viết. Mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận chính là mức độ thuyết phục, hấp dẫn của bài viết.
2. Câu 2 trang 113 Ngữ văn 11 tập 2
Giả sử anh (chị) phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên này cần có, anh (chị) có thể tiến hành luyện tập theo các bước sau:
a) Bước thứ nhất
– Xác định chủ đề của bài văn: Anh (chị) sẽ bàn về phẩm chất cụ thể nào?
– Xây dựng cho bài làm một dàn ý rành mạch, hợp lí để làm rõ chủ đề.
b) Bước thứ hai
Tìm cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng:
– Chọn luận điểm nào để trình bày? Luận điểm ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?
– Viết câu mở đầu thế nào để vừa giới thiệu được luận điểm, vừa liên kết được với đoạn trên.
– Cần đưa ra những luận cứ nào để làm sáng tỏ luận điểm? Các luận cứ ấy dùng thao tác lập luận nào là chủ yếu: phân tích, so sánh, bác bỏ hay bình luận? Vì sao?
– Nên sử dụng các thao tác lập luận nào khác nữa ngoài thao tác lập luận chủ yếu nói trên? Vì sao?
– Kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác lập luận bổ trợ thế nào để đoạn văn có thể trở thành một khối hữu cơ, thống nhất?
c) Bước thứ ba
– Diễn đạt các ý đã tìm được thành một (hoặc một số) đoạn văn có liên kết chặt chẽ và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.
– Đọc đoạn văn đã viết trước nhóm học tập (hay trước lớp), sửa chữa lại theo góp ý của tập thể nhằm nâng cao chất lượng của văn bản.
Trả lời:
a) Trình bày một luận điểm trong bài nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà thanh niên ngày nay cần. Có thể tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định chủ đề – xây dựng dàn ý hợp lí.
Bước 2: Trình bày một luận điểm trong dàn ý vừa làm:
– Chọn luận điểm cụ thể, xác định vị trí của luận điểm trong bài văn.
– Viết câu mở đầu đảm bảo giới thiệu được luận điểm, liên kết được với luận điểm trước.
– Xác định luận cứ và thao tác lập luận chủ yếu, thao tác lập luận hỗ trợ.
Bước 3: Triển khai luận điểm thành một hoặc một số đoạn văn.
Ví dụ: Bàn về phẩm chất dũng cảm của thanh niên trong xã hội ngày nay.
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về phẩm chất dũng cảm của thanh niên trong xã hội ngày nay.
Thân bài:
– Giải thích: Dũng cảm là dũng khí đương đầu và vượt qua thử thách khó khăn, chống lại cái xấu, cái ác. Trái với dũng cảm là hèn nhát, run sợ.
– Bàn luận:
+ Khẳng định dũng cảm là một phẩm chất đáng quý cần có ở thanh niên ngày nay.
+ Tại sao thanh niên ngày nay cần có phẩm chất dũng cảm?
• Cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi chúng ta phải vượt lên nỗi sợ hãi để thành công (lấy dẫn chứng).
• Cái ác, cái xấu và sự nguy hiểm luôn tồn tại xung quanh, nếu không có lòng dũng cảm, chúng sẽ lấn át cái tốt, cái đẹp (lấy ví dụ về phòng chống tội phạm, chống lại những lối sống tiêu cực như vô cảm, ích kỉ, vụ lợi…).
• Thanh niên là nguồn nhân lực chính, là chủ nhân của đất nước. Lực lượng thanh niên có dũng cảm, đất nước ấy mới mạnh mẽ và cường thịnh.
+ Mở rộng, liên hệ:
• Dũng cảm, kiên cường là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.
• Tránh nhầm lẫn giữa dũng cảm với sự liều lĩnh, mù quáng, bất chấp đúng sai.
• Cần phê phán những người hèn nhát trong cuộc sống.
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Bài học nhận thức: coi trọng và có ý thức rèn luyện phẩm chất dũng cảm trong chính mình.
+ Bài học hành động: rèn luyện và phát huy sự dũng cảm trong học tập (vd: vượt qua nỗi sợ hãi để khẳng định bản thân trước đám đông), trong cuộc sống hàng ngày (vd: bảo vệ người yếu thế, lên tiếng khi gặp bất bình,…), trong công việc (vd: đấu tranh chống lại lối làm việc yếu kém, thái độ cửa quyền…).
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của phẩm chất dũng cảm với thanh niên hiện nay.
b) Viết thành đoạn văn
Cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi thanh niên ngày nay phải biết vượt qua nỗi sợ hãi để đạt được thành công. Bởi lẽ dũng cảm không chỉ là cầm súng chiến đấu với giặc thù trong chiến tranh, cũng không chỉ là xả thân cứu người trong hoạn nạn. Dũng cảm còn là “chiến đấu” với sự tự ti, nhút nhát trong tâm lí chính mình để dám thể hiện mình và dám cất lên quan điểm riêng khi cần thiết. Nhiều bạn trẻ không thể vượt qua nỗi sợ trong lần thuyết trình đầu tiên để rồi sau đó tự đánh mất nhiều cơ hôi trong công việc. Dũng cảm còn là dám từ chối những lời mời hay những lời dụ dỗ đến từ những người quyền cao chức trọng hay những người có sức mạnh để tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ người khác. Giá như các em học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn dám dũng cảm chống lại và lên tiếng tố cáo hiệu trưởng Đinh Bằng My thì bản thân các em không phải chịu những tổn thương tinh thần lâu dài và không có nhiều thế hệ học sinh chịu chung cảnh ngộ như vậy.
3. Câu 3 trang 113 Ngữ văn 11 tập 2
Sau tiết học, cần tiếp tục luyện tập để:
a) Viết đoạn văn triển khai một luận điểm khác của dàn ý mà anh (chị) đã xây dựng trên lớp.
b) Theo quy trình luyện tập trên lớp, hãy viết một văn bản nghị luận ngắn, có sử dụng kết hợp ít nhất hai thao tác lập luận, nhằm thuyết phục độc giả theo quan điểm của anh (chị) về một hiện tượng (vấn đề) đang được quan tâm trong lớp, trong nhà trường hoặc trong xã hội. Chẳng hạn:
– Một bài thơ (bài hát, bộ phim,…) đang gây nhiều tranh cãi;
– Vấn đề tiếp thụ những tinh hoa của văn hóa nhân loại trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng trở thành một ngôi nhà chung;
– Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt nam?
c) Sưu tầm những bài (đoạn) văn hay, trong đó tác giả đã sử dụng kết hợp thành công các thao tác lập luận khác nhau.
Trả lời:
Đề bài: Bàn về bệnh quay cóp của Học sinh trong thi kiểm tra.
– Gợi ý về nội dung:
+ Thực trạng của bệnh quay cóp trong Học sinh ngày nay.
+ Tác hại của bệnh quay cóp.
+ Lời khuyên .
(Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn; Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận)
– Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng.
Hoặc:
Đề bài: Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt Nam?
– Nêu những vẻ đẹp của người Việt Nam (Dùng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao động, giàu nhân ái…). Khẳng định: đó là niềm tự hào dân tộc; là sự ngưỡng mộ của bạn bè trên thế giới; là những phẩm chất giúp chúng ta xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Người Việt Nam vẫn còn nhiều nhược điểm (ví dụ: sự trì trệ bảo thủ trong công việc; đấu tranh chống ngoại xâm thì xả thân quên mình nhưng đấu tranh chống tiêu cực còn kiêng nể, né tránh…). Chỉ ra tác hại của những nhược điểm.
– Khẳng định quan điểm: cần bảo vệ nhược điểm của người Việt Nam. Đó là một cách “cải tạo quốc dân tính” như nhà văn Lỗ Tấn (Trung Quốc) đã từng làm.
” Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” bài số 2
Câu 1. Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi:
a.
– Đoạn trích viết về vấn đề: ảnh hưởng của thơ Pháp trong phong trào thơ mới.
– Quan điểm của các tác giả đối với vấn đề trên: coi đó là một hiện tượng tất yếu trong hoàn cảnh xã hội đương thời, việc ảnh hưởng không làm mất đi bản sắc của Việt Nam.
b.
Các tác giả đã sử dụng thao tác lập luận so sánh là chủ yếu (so sánh sự ảnh hưởng giữa các nhà thơ). Ngoài ra trong đoạn văn còn sử dụng thao tác phân tích để làm nổi bật sự ảnh hưởng đối với mỗi nhà thơ. Ở phần cuối sử dụng thao tác bác bỏ (việc ảnh hưởng không làm mất đi bản sắc của Việt Nam).
c.
– Một bài (đoạn văn) càng sử dụng được nhiều thao tác luận luận chưa chắc đã có sức hấp dẫn. Cần phải sử dụng thao tác lập luận phù hợp mới đem lại hiệu quả cao.
– Cần xuất phát từ mục đích lập luận để lựa chọn chính xác các thao tác lập luận và vận dụng tổng hợp các thao tác đó trong một bài (đoạn) văn cụ thể.
– Cần dựa vào sức lôi cuốn, thuyết phục của nội dung trong bài văn đạt đến mức độ nào để đánh giá sự thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận.
Câu 2.
Giả sử anh (chị) phải trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay cần có, anh (chị) có thể tiến hành luyện tập theo các bước sau:
a. Bước thứ nhất
– Xác định chủ đề của bài văn: Đức tính chăm chỉ.
– Lập dàn ý:
– Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
– Giải quyết vấn đề:
– Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc đó để đạt được kết quả tốt.
– Người chăm chỉ, cần cù thì không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mới dừng lại.
– Biểu hiện:
- Luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ cho dù phải mất nhiều thời gian.
- Không ngừng học hỏi, tìm tòi và rèn luyện đến khi đạt được kết quả tốt nhất.
- Kiên trì với những mục tiêu mà bản thân đã đề ra và hoàn thành nó.
– Liên hệ bản thân:
- Là một học sinh, bản thân tôi cũng cố gắng học tập thật chăm chỉ.
- Tích cực rèn luyện nâng cao kiến thức, kĩ năng sống và cả thể chất.
– Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại vấn đề.
b. Bước thứ hai
– Trình bày một luận điểm trong dàn ý: Biểu hiện đức tính chăm chỉ.
– Vị trí luận điểm: phần thân bài.
– Một số luận cứ làm sáng tỏ luận điểm:
- Luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ cho dù phải mất nhiều thời gian.
- Không ngừng học hỏi, tìm tòi và rèn luyện đến khi đạt được kết quả tốt nhất.
- Kiên trì với những mục tiêu mà bản thân đã đề ra và hoàn thành nó.
– Các thao tác lập luận cần sử dụng: phân tích.
– Ngoài ra có thể sử dụng thêm thao tác lập luận so sánh giữa người có đức tính chăm chỉ và lười biếng. Để từ đó giúp vấn đề thêm sâu sắc.
c. Bước thứ ba
– Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp.
Câu 3.
a.
Gợi ý:
Tục ngữ có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” khuyên bảo con người phải biết chăm chỉ, cần cù trong học tập và lao động. Cũng giống như một câu nói mà tôi đã từng nghe được ở đâu đó: “Một tuần lễ với người chăm chỉ có 7 ngày, còn với kẻ lười biếng có 7 ngày mai. Biết cách làm việc, biết cách lao động – đó cũng chính là tài năng. Và là một tài năng lớn lao. Kết quả là sẽ nảy sinh cảm hứng. Chứ không phải là ngược lại”. Đức tính chăm chỉ thực sự cần thiết trong cuộc sống quá khứ hay hiện tại.
Chăm chỉ được hiểu một cách đơn giản là sự cố gắng, nỗ lực của con người. Cũng giống như hành động mài thanh sắt thành cây kim, nếu mỗi ngày bỏ thời gian công sức ra mài thanh sắt sẽ nhỏ đi một ít. Làm việc gì cũng vậy, nếu biết cần cù chịu khó đến cuối cùng sẽ đạt được thành quả. Những người có đức tính chăm chỉ thì không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả mới dừng lại. Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được giao phó cho dù phải mất nhiều thời gian. Họ không ngừng học hỏi, tìm tòi và rèn luyện đến khi đạt được kết quả tốt nhất. Người chăm chỉ thì cũng sẽ rất kiên trì. Kiên trì với những mục tiêu mà bản thân đã đề ra và cố gắng hết sức hết sức để hoàn thành nó.
Một minh chứng đáng tự hào chính là sự cần cù, chăm chỉ của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, nhân dân ta đoàn kết một lòng đánh bại hai kẻ thù lớn của dân tộc. Thắng lợi ấy đến từ sự kiên trì và cần cù chịu khó suốt hơn một trăm năm không lúc nào ngừng nghỉ. Còn nhớ những ngày người dân miền Bắc hừng hực khí thế thực hiện phong trào tăng gia sản xuất phục vụ miền Nam kháng chiến. Biết bao gian khó khổ cực nếm mật nằm gai nhưng cha ông ta vẫn anh dũng vượt qua, đánh bại mọi kẻ thù. Hoặc trong học tập, từ xưa đến nay chúng ta có thể kể đến rất nhiều tấm gương sáng ngời. Nguyễn Hiền là vị trạng nguyên đầu tiên, đồng thời cũng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta (khi đỗ trạng nguyên vừa tròn 12 tuổi). Dù tuổi còn nhưng lại vô cùng hiểu học. Gia đình khó khăn, cha mất sớm, ông phải sống với mẹ tại một ngôi chùa. Nguyễn Hiền là một cậu bé có tư chất thông minh, không ham chơi mà chỉ luôn yêu thích tìm tòi học hỏi. Cậu bé ngày ấy thường lân la ở các lớp học trong làng, để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với chữ nghĩa, sách vở. Kiến thức Nguyễn Hiền uyên bác, rộng lớn ai hỏi gì cũng đối đáp thông minh vượt xa với số tuổi của ông khiến người đời kinh ngạc phải gọi ông là “thần đồng’’.
Đối với mỗi chúng tôi, khi vẫn còn là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Chăm chỉ học tập chính là điều quan trọng nhất. Việc tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm là do khả năng của mỗi người, nhưng cuối cùng kết quả đạt được lại phụ thuộc vào việc có chăm chỉ học tập hay không.
Như vậy, có thể thấy, nhờ có đức tính chăm chỉ mà con người sẽ đạt được thành công trong cuộc sống. Đúng như những lời khuyên từ xưa đến này: “Thành công không phải ngẫu nhiên. Đó là sự chăm chỉ, bền bỉ, học hỏi, nghiên cứu, hy sinh và quan trọng nhất, tình yêu đối với việc mình đang làm”.
b.
Gợi ý vấn đề bàn luận về quyền trẻ em:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” – điều đó quả thật không sai. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề quyền trẻ em.
Quyền trẻ em cần phải hiểu là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và phát triển một cách lành mạnh. Những quyền lợi này sẽ được quy định cụ thể ở từng nước khác nhau. Đồng thời, trên thế giới cũng có một quy định chung do Liên Hợp Quốc ban hành: “Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ Em” – ban hành những quy định chung nhất về quyền trẻ em. Mà khi đó các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Có thể kể đến những quyền cơ bản nhất của trẻ em được quy định ở đây đó là: Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới; Quyền có tên gọi và quốc tịch; Quyền về sức khỏe và y tế; Quyền được giáo dục và đào tạo Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển; Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụ họp; Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng và hòa bình; Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại; Quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ an toàn; Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật…
Trong những năm gần đây, trẻ em đã mắc vào các tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc… Có nhiều trẻ em ở các vùng miền xa xôi, hẻo lánh phải chịu đói, không được học hành. Hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu – nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn – thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Nhiều trẻ em còn bị bạo hành về thể xác lẫn tinh thần. Đặc biệt nhất là vấn đề xâm hại tình dục với trẻ em đang diễn ra ngày càng nhiều.
Những thức tế trên đặt ra cho con người câu hỏi cần làm gì để có thể thực hiện tốt những quyền lợi mà trẻ em đáng được hưởng. Có thể thấy chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.
Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Cũng như những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em.
” Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” bài số 3
Bài 1: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 112 -113)
a. Đoạn trích viết về nguồn ảnh hưởng đối với các nhà thơ Mới
– Đối với vấn đề đó, theo tác giả, ảnh hưởng trong giao lưu là tất nhiên , tuy vậy, các nhà thơ của chúng ta vẫn có phong cách riêng trong những sáng tác của mình
b. – Tác giả sử dụng thao tác so sánh và phan tích là chủ yếu. Tuy nhiên, đoạn trích còn có thao tác lập luận bình luận và bác bỏ
c. – Không thể quan niệm một bài (đoạn) trích sử dụng càng nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn được
– Phải xuất hiện từ mục đích viết để chọn chính xác các thao tác lập luận
– Phải căn cứ vào hiệu quả của bài viết đem lại để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận
Bài 2: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 113)
a. Bước thứ nhất
– Xác định chủ đề: Thanh niên cần có lòng tự trọng
– Xây dựng dàn ý:
MB
– Dẫn dắt vấn đề: Thời buổi hội nhập, thanh niên – thế hệ tương lai của đất nước cần có nhiều phẩm chất
– Nêu vấn đề nghị luận: Lòng tự trọng là một phẩm chất cần có đối với thanh niên
TB
• Giải thích thế nào là lòng tự trọng và tại sao phải có lòng tự trọng?
– Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình.
– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?
+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai
+ Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác
• Biểu hiện của những người có lòng tự trọng
– Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng trung thực
– Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc
– Sẵn sàng nhìn nhận cái sai của mình và lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành, cởi mở
• Bàn luận mở rộng
• Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân ⇒ cần bị phê phán.
• Bài học nhận thức và hành động
– Mỗi con người cần ý thức và suy nghĩ đúng đắnvề bản thân và trang bị cho bản thân lòng tự trọng
– Liên hệ bản thân: Chúng ta cần cố gắng học tập, tiếp thu điều tốt đẹp từ thầy cô bạn bè
KB:
– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà thanh niên cần có
– Lời nhắn nhủ
b. Bước thứ hai: Triển khai một luận điểm trong thân bài (Nên chọn luận điểm có nhiều vấn đề: Tại sao phải có lòng tự trọng…)
c. Học sinh viết đoạn văn từ một luận điểm đã chọn trong phần b và đọc trước lớp
Bài 3: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 113)
a. Tiếp tục triển khai một đoạn văn cho các luận điểm còn lại trên dàn ý
b. Có thể chọn vấn đề thứ 3. Nên hay không nên bàn về nhược điểm của người Việt Nam:
– Cần chứng minh việc bàn về nhược điểm của người Việt Nam là cần thiết: giúp con người nhìn nhận để khắc phục nhược điểm
– Bác bỏ những quan điểm sai lầm phủ nhận nhược điểm của con người VN
” Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” bài số 4
Câu 1: trang 174 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Hãy nhắc lại các thao tác lập luận mà anh (chị) đã học cùng những đặc trưng cơ bản của các thao tác này.
Trả lời
Có 6 thao tác lập luận đã học trong chương trình
- Chứng minh: dùng dẫn chứng, lí lẽ để người đọc (người nghe) tin một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học
- Giải thích: Dùng lí lẽ, dẫn chứng để giúp người đọc (người nghe) hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học
- Phân tích: chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem xét giúp ta hiểu cặn kẽ, thấu đáo rồi khái quát, phát hiện bản chất của đối tượng.
- So sánh: đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng để chỉ ra những nét giống hoặc khác nhau giữa chúng. Từ việc so sánh, đối chiếu ấy, ta thấy được đặc điểm, giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng được so sánh
- Bình luận: đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về hiện tượng, vấn đề
- Bác bỏ: dùng lí lẽ, dẫn chứng để gạt bỏ những quan niệm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác để bảo vệ ý kiến đúng đắn.
Câu 2: trang 174 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Trong đoạn trích dưới đây, tác giả đã vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào?
“Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước, thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuộc phiện, rượu cồn để làm cho giống nòi ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng dất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Trả lời:
Trong đoạn trích, tác giả đã vận dụng kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận.
- Bình luận về hành động và những chính sách của Pháp lên đất nước Việt Nam: Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
- Phân tích các khía cạnh, bình diện mà Pháp đã thi hành những chính sách nhằm cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Đó là khía cạnh: về chính trị, về kinh tế
- Chững minh: Bác đưa ra hàng loạt những dẫn chứng xác thực vềnhững chính sách về các mặt chính trị, kinh tế mà Pháp đã thực thi trên đất nước ta nhằm đạt được mục đích cuối cùng của chúng.
=> Sự vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài nghị luận giúp cho bài viết đầy sức thuyết phục, giọng điệu trở nên đanh thép và chất văn rất giàu tính luận chiến.
Câu 3: trang 175 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Viết một bài văn nghị luận (vận dụng kết hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau) bày tỏ ý kiến về một vấn đề đang đặt ra trong đời sống văn hóa – tinh thần của con người.
Gợi ý:
a) Bước thứ nhất:
– Xác định chủ đề của bài văn: Anh (chị) phát biểu về vấn đề cụ thể nào? (Ăn mặc, giao tiếp, nói năng; thường thức âm nhạc, điện ảnh; đọc sách;…)
– Xác định các ý kiến sẽ đưa ra trong bài phát biểu và sắp xếp chúng theo một dàn ý rõ ràng, mạch lạc, hợp lí.
b) Bước thứ hai: Suy nghĩ cách trình bày một luận điểm trong phần thân bài của dàn ý vừa xây dựng:
– Chọn luận điểm nào để trình bày?
– Cần vận dụng kết hợp những thao tác lập luận nào để luận điểm sáng tỏ và có sức thuyết phục, hấp dẫn người đọc (người nghe)?
– Trong các thao tác lập luận đó, thao tác nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao?
– Cần kết hợp thao tác lập luận chủ yếu với các thao tác lập luận khác như thế nào để đoạn văn trở thành một khối chặt chẽ và thống nhất?
c) Bước thứ ba:
– Diễn đạt các ý đã chuẩn bị thành một chuỗi câu văn đúng ngữ pháp, liên kết với nhau và thể hiện rõ phong cách ngôn ngữ chính luận.
– Đọc phần văn bản đã viết trước nhóm học tập (hay trước lớp); nghe góp ý của thầy (cô) giáo và các bạn để sửa chữa lại, nhằm nâng cao chất lượng của đoạn (bài) văn.
Trả lời
Giao tiếp là một trong những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống của con người hiện đại. Một con người không thể giao tiếp và mở rộng quan hệ, chỉ biết thu mình lại trong thế giới nhỏ hẹp ở cái vỏ ốc của mình thì không thể nào trở thành người công dân toàn cầu được. Khi tất cả đều hội nhập mà bản thân mình không chịu thay đổi, thì chắc chắn người tụt lại phía sau chắc chắn là mình. Kỹ năng giao tiếp tốt mang tới cho ta nhiều cơ hội. Trước hết là việc làm quen, mở rộng mối quan hệ của bản thân mình. Đừng ngại ngần nói với người đối diện rằng mình muốn trò chuyện nhiều hơn với họ và muốn trở thành bạn với họ. Tôi chắc rằng, ai cũng muốn sẽ có thêm một người bạn mới, làm việc trong một lĩnh vực mới khác với mình. Thế nhưng, điều quan trọng là bạn cần phải bắt chuyện thế nào để người đối diện không thấy bạn là một người thô lỗ, cục cằn. Đó chính là lúc kỹ năng giao tiếp được phát huy lợi thế của nó. Thêm nữa, kỹ năng giao tiếp giúp bạn nâng cao vị thế của mình trong cuộc trò chuyện và tăng khả năng thuyết phục người khác. Một người trò chuyện hài hước sẽ gây được thiện cảm và thu hút hơn so với một người luôn nói mọi thứ sách vở, giáo điều. Vì thế mà, đừng quá chú tâm vào những kiến thức trong sách vở, hãy dành thời gian của bạn cho những hoạt đồng ngoài trời, để học các kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. Vì ngoài cuộc đời, những kiến thức sách vở ấy không thể giúp bạn trở nên thu hút hơn đâu. Điều khiến bạn trở nên thu hút hơn chính là những kĩ năng bạn có. Một trong những kĩ năng đó là kĩ năng giao tiếp!
- Phần in đậm sử dụng thao tác lập luận bác bỏ
- Phần in nghiêng và gạch chân sử dụng thao tác phân tích
- Phần in nghiêng sử dụng thao tác chứng minh
” Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” bài số 5
Câu 1 (Trang 112 sgk ngữ văn 11 tập 2):
a, Đoạn trích viết về ảnh hưởng Pháp trong thơ Việt (thơ mới)
Quan điểm của tác giả: Thừa nhận có ảnh hưởng Pháp trong Thơ mới nhưng khẳng định thơ văn Pháp không làm mất bản sắc dân tộc Việt Nam trong Thơ mới
b, Tác giả chủ yếu sử dụng thao tác phân tích, ngoài ra còn có các thao tác so sánh, bác bỏ, bình luận
c, Bài văn có sức hấp dẫn khi người viết nắm vững thao tác lập luận. Không phải bất kì một bài văn, đoạn văn nào càng sử dụng nhiều thao tác lập luận thì có sức hấp dẫn
– Cần có sự hiểu biết, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận
Bài 2 (trang 113 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Bước 1:
– Chọn vấn đề nghị luận: Thanh niên ngày nay cần có ý thức vươn lên trong học học tập và làm việc
* Lập dàn ý
Đặt vấn đề: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
– Giải quyết vấn đề:
+ Phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập, công tác cho thanh niên ngày nay
+ Phê phán, bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay
+ Làm thế nào để rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác
– Kết thúc vấn đề:
+ Nêu ý nghĩa vấn đề đặt ra
+ Bài học đối với bản thân
b, Bước thứ hai
– Trình bày luận điểm trong dàn ý
c, Bước thứ ba
Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp
Bài 3 (Trang 113 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường
MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học
TB:
* Khái niệm bạo lực học đường
– Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn
– Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục
* Biểu hiện
– Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè
– Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè
– Thầy cô xúc phạm tới học sinh
– Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
– Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa
– Chưa có sự quan tâm của gia đình
– Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả
* Nguyên nhân
– Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa
– Chưa có sự quan tâm từ gia đình
– Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực
* Hậu quả
Với người bị bạo lực:
– Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
– Khiến gia đình đau thương, bất ổn
Bới người gây ra bạo lực
– Phát triển không toàn diện
– Mọi người xa lánh, chê trách
* Biện pháp
– Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò
– Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con
– Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân
Kết bài
Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học
Nguồn: Tổng Hợp