Hướng dẫn soạn bài ” Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” lớp 12

Hướng dẫn soạn bài và luyện tập bài” Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” lớp 12 giúp các em học sinh thấy được vai trò và hiệu quả của việc kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong văn nghị luận và luyện tập

” Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” bài số 1

I. Luyện tập trên lớp

Câu 1 – Luyện Tập Trên Lớp – trang 158 SGK ngữ văn 12 tập 1: 

Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Vì sao trong một bài hoặc một đoạn văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm ?
b) Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý những điều gì ? Nêu ví dụ.
 

Trả lời

 

a) Bởi vì:
– Khi kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau sẽ khiến đoạn văn thêm cuốn hút, đa dạng, có sức thuyết phục hơn.
– Không gây nhàm chán, khô khan cho người đọc, khiến người đọc dễ hiểu dễ tiếp thu.
b) 
– Nên kết hợp có chọn lọc các phương thức biểu đạt, không nên quá lạm dụng.
– Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự chịu sự chi phối của hệ thống luận điểm, luận cứ.
– Ví dụ: Đối với luận điểm: ủng hộ việc đi lại bằng phương tiện thân thiện với môi trường.
+ Có thể miêu tả sự phát triển của hệ thống phương tiện hiện đại ở một số nước tiên tiến.
+ Kể lại một câu chuyện ngắn về sự chứng kiến những phát minh đặc biệt, hoặc câu chuyện về nhà phát minh, kiến trúc sư sáng chế ra phương tiện.
+ Những hành vi sử dụng yếu tố miêu tả, kể chuyện đó hoàn toàn chịu sự chi phối của luận điểm : Những phương tiện thân thiện với môi trường đem lại lợi ích không chỉ với môi trường và với sức khỏe.  

 

Câu 2 – Luyện Tập Trên Lớp – trang 158 SGK ngữ văn 12 tập 1: Trong rất nhiều trường hợp, để bài (đoạn) văn nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ thì người viết (người nói) còn phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh. Nói như vậy có đúng không ? Vì sao?
Trả lời

 

Trong văn bản được trích dẫn ở sách giáo khoa (trang 158)
Người viết sử dụng phương pháp thuyết minh :
– Giải thích về GDP và GNP về mối quan hệ giữa hai chỉ số, đồng thời khẳng định giá trị cần thiết của GNP đối với người dân Việt Nam và đất nước.
* Tác dụng của phương pháp thuyết minh :
– Hỗ trợ làm nền tảng cho hệ thống luận điểm chặt chẽ, thuyết phục hơn.
– Giúp người đọc hiểu rõ ràng về những vấn đề được đề cập.
→ Phương pháp thuyết minh vô cùng cần thiết, quan trọng trong một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ hệ thống luận điểm.

 

Câu 3 – Luyện Tập Trên Lớp – trang 159 SGK ngữ văn 12 tập 1: Viết một bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề : “nhà văn mà tôi hâm mộ” do Câu lạc bộ Văn học của nhà trường tổ chức.
Trả lời

 

Ví dụ: nhà văn Nam Cao
MB : 
– Cần làm rõ giới thiệu về tên tuổi, vị trí của nhà văn trong lòng độc giả.
 Nam Cao – cái tên quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả, là ngọn cờ giương cao trong trào lưu văn học hiện thực (1939-1945)
TB:
– Cần xác định rõ ràng chủ đề của bài phát biểu – về các khía cạnh được đề cập đến
– Ở đây hệ thống luận điểm xoay quanh : Những truyện ngắn hiện thực của Nam Cao trong giai đoạn (1939-1945)
– Đề tài trong truyện ngắn của ông không mới, xoay quanh hai đề tài chính : nông dân và người tiểu tư sản tri thức nghèo
– Đặc điểm của đề tài đó :
+ Những gia đình nông dân không mấy toàn vẹn với cuộc sống đói nghèo và nạn cường hào.
+ Người nông dân của Nam Cao thường lẻ bóng, cô đơn, độc thoại triền miên. ví dụ: Ông góa vợ (Một đám cưới), Lão Hạc, Chí Phèo,… (so sánh với những nhà văn cùng làm đề tài (So sánh với những nhà văn cũng làm về đề tài này)
– Hệ thống nhân vật – thế giới nội tâm trong những câu truyện ngắn của Nam Cao
– Bút pháp hiện thực điển hình cùng giọng văn tuy lạnh lùng, sắc bén, nhưng trong cái dửng dưng đó lại là một trái tim nhân hậu, hết mực chua xót, đau thương trước những cảnh cơ nhỡ , lầm than của nhân dân.
– Tính triết luận trong nhiều tình tiết của những truyện ngắn Nam Cao.
KB : 
Khẳng định lại giá trị của những tác phẩm mà Nam Cao để lại – liên kết tính bài học cuộc sống thường ngày.

 

II. Luyện tập ở nhà

 

Câu 1 – Luyện tập ở nhà – trang 161 SGK ngữ văn 12 tập 1: Những nhận xét sau là đúng hay sai ? Vì sao ?
a) Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải hay hơn tác phẩm nghị luận không sử dụng các phương thức đó.
b) Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời hai, ba hoặc cả bốn phương thức nói trên.

 

Trả lời

 

Hai nhận định trên chính xác nhưng cũng tùy trường hợp
– Nếu những phương pháp biểu đạt không được sử dụng chọn lọc, bổ sung cho hệ thống luận cứ làm sáng tỏ luận điểm, bài văn nghị luận sẽ thêm dài dòng, tản mạn.
– Tuy nhiên, nếu những phương thức biểu đạt được sử dụng phù hợp sẽ khiến bài nghị luận hay hơn, không khô khan, và mang tính thuyết phục hơn.

 

Câu 2 – Luyện tập ở nhà – trang 161 SGK ngữ văn 12 tập 1 Viết một bài (hoặc một đoạn) văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống.

 

Bài làm

 

      Nền tảng của mối quan hệ trong gia đình hiện đại chính là vật chất. Khi một trong hai người (thuộc vợ, chồng) không thể làm chủ được tài chính hoặc mở rộng, duy trì tài chính trong gia đình, nâng cấp đời sống thì dễ dẫn đến những xung đột không đáng có. Khi xảy ra xung đột, thì tất yếu, những đứa con sẽ trở thành “nạn nhân” .
       Một người đàn ông trưởng thành , có gia đình, nhưng lương trung bình hàng tháng mà anh ta kiếm được ở thành phố Hà Nội đắt đỏ này,chỉ có 5 triệu đồng, và anh ta còn phải lo hàng tá vấn đề ở nhà cho vợ, con: Từ tiền xăng xe đi lại, ăn uống, nước, điện, tiền học của con. Trong khi đó, vợ anh ta cũng không kiếm khá hơn là bao, và hai vợ chồng luôn trong tình trạng đầu tắt, mặt tối để lo lắng kiếm từng đồng, duy trì gia đình. Điều này dễ dẫn đến căng thẳng tột độ trong mỗi cá nhân, và sẽ là ngòi nổ cho xung đột gia đình, khi không còn thời gian để quan tâm, yêu thương , và dành cho nhau những điều tốt đẹp, đầy đủ.
Đối với mối quan hệ trong gia đình khuôn mẫu, kiểu xưa, thì vợ chồng: “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”, còn đối với sự phát triển, tiến bộ của ngày nay , đòi hỏi sự nỗ lực để xây dựng tài chính vững chắc từ cả hai phía trong gia đình. Cũng đáng thương thay! Chính sự thay đổi về quy luật và xu hướng cấu tạo nên thứ đời sống tinh thần, được gọi là “gia đình” đã khiến trẻ em trở thành “nạn nhân” của công nghệ thông tin, của đòn roi, của những trò quảng cáo nhăng cuội trên sóng ti vi. Thiết nghĩ, cần duy trì, hòa hợp nếp sống coi trọng tinh thần, phù hợp với mức sống đang có trong gia đình mỗi người, để duy trì hạnh phúc lâu bền, nuôi nấng và dạy bảo con cháu lớn khôn.

” Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” bài số 2

I. Luyện tập trên lớp

Câu 1 (trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 1):

a, Trong bài văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

    + Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận: khô khan, thiên về lý tính

    + Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho bài văn nghị luận

b, Bài văn thuộc một kiểu văn bản chính, kiểu văn bản chính dứt khoát văn bản nghị luận

    + Các yếu tố kẻ, tả, biểu cảm chỉ là yếu tố kết hợp, chúng không thể làm thay đổi đặc trưng chính của văn bản nghị luận

Câu 2 (trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Vận dụng kết hợp phương thức thuyết minh trong bài văn nghị luận

Thuyết minh là trình bày, giới thiệu nhằm làm rõ các đặc điểm cơ bản, cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng tự nhiên

    + Đoạn trích, người viết muốn khẳng định sự cần thiết của chi tiêu GNP (GDP)

    + Tăng thêm tính thuyết phục cho bài viết, tác giả vận dụng thêm thao tác thuyết minh: ngoài kiến thức cung cấp cho người đọc về chỉ số SDP và GNP

– Ý nghĩa và tác dụng của thao tác thuyết minh:

    + Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại hiểu biết thú vị

    + Mang lại thông tin cụ thể, chính xác của vấn đề khoa học

Câu 3 (trang 159 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Viết văn nghị luận với chủ đề “Nhà văn mà tôi hâm mộ”

– Nhà văn bạn hâm mộ là ai (tên, tuổi, quê quán, thời đại, tác phẩm chính…)

– Lý do bạn ngưỡng mộ nhà văn đó

– Ước muốn, nguyện vọng của bạn đối với nhà văn mình ngưỡng mộ

Bài văn tham khảo: Nhà văn mà tôi hâm mộ

   Trong số những nhà văn Việt Nam hiện đại, người để lại trong lòng độc giả cũng như những nhà phê bình văn học sắc sảo niềm tiếc nuối lớn nhất là nhà văn Nam Cao. Chúng ta nhận ra trên trang viết của Nam Cao dấu hiệu của tài năng có một không hai trong nền văn học nước nhà. Nếu bom đạn chiến tranh không cướp đi sinh mạng của ông thì hẳn Nam Cao sẽ mang lại vẻ vang cho cả một dân tộc.Nhưng tôi yêu mến Nam Cao không hoàn toàn bởi những điều chúng ta vẫn tiếc nuối về ông. Tôi hâm mộ nhà văn này bởi quan niệm sống và viết và bởi sự nặng lòng của nhà văn dành cho người nông dân Việt Nam.

   Sinh ra ở vùng quê Hà Nam, Nam Cao là một người trí thức chân chính. Những điều kì lạ là trong khi nhiều nhà văn đặt nghệ thuật và sự nghiệp sáng tác của mình lên trên hết thì Nam Cao lại làm khác. Dĩ nhiên đã là nhà văn thì phụng sự nghệ thuật, đam mê sáng tác là lẽ thường tôi không có ý trách. Song chính điều đó càng khiến Nam Cao nổi bật bởi ông đã vượt qua cái lẽ thường ấy của cuộc sống. Không coi sáng tác là nhiệm vụ số một thì nhà văn coi trọng điều gì? Trong những năm tháng chống Pháp gian khổ, Nam Cao gác bút lên đường ra mặt trận, trực tiếp cầm sùng chiến đấu. Nhà văn quan niệm “Sống đã rồi hãy viết“. Đó là một quan niệm sâu sắc. Phải sống đầy đủ với cuộc đời rồi với cuộc đời rồi mới viết. Phải cảm nhận cuộc sống bằng mọi giác quan, mọi cảm xúc, cảm giác của bản thân rồi mang những cảm nhận máu thịt đó của mình lên trang viết. Khi ấy người nghệ sĩ mới có thể chuyển tải đầy đủ, chân thật bản chất cuộc sống đến với độc giả.Trong lời phát biểu của Nam Cao, ta nhận thấy một nhiệm vụ thiêng liêng của văn học: nhiệm vụ phản ánh cuộc sống. Không phải đến tận những năm sau cách mạng tháng 8 Nam cao mới có tư tưởng vĩ đại đó.

   Trước cách mạng, trong truyện “Giăng sáng” ông đã từng viết “Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia cất lên từ những kiếp lầm than” vậy là ngay từ sớm Nam Cao đã ý thức được vai trò của người cầm bút là bám sát với đời sống thực tại của nhân dân đề phản ánh và đồng cảm với nó.

   Xuất phát từ quan niệm ấy, trước cách mạng ngòi bút Nam cao theo sát đời sống khổ ải, bần cùng của người nông dân đương thời. Đọc văn Nam cao, người đọc bị ám ảnh nặng nề bởi cái đói quay quắt. Cái đói dường như là căn bệnh di căn lây với tốc độ khủng khiếp trên trang viết của ông. Người đọc sợ hãi khi lật giở những trang truyện ngắn của ông. Sợ hãi bởi phải đối mặt cái khổ đau, những cảnh tượng, những vấn đề nhân bản.

Luyện tập

Bài 1 (Trang 161 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Cả hai nhận định đều đúng:

    + Bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn khi kết hợp với các phương thức biểu đạt nếu không rõ dễ sa vào trừu tượng, khô khan

    + Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán

Câu 2 (trang 161 ngữ văn 12 tập 1):

Viết về chủ đề: Ô nhiễm môi trường

Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Thực trạng nguồn nước, không khí, nguồn thực phẩm… đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và tìm ra cách thức để khắc phục tình trạng trên. Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ, sự chung tay của tất cả mọi người. Năm 2016 hiện tượng cá chết hàng loạt trên biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị khiến dư luận hoang mang. Nguyên nhân do có hàng tỉ tấn chất thải độc hại của công ty Formosa thải trực tiếp ra biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển. Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nặng nề trực tiếp tới đời sống của chúng ta, vì vậy cần phải có nhưng biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra, để môi trường sống của chúng ta trong lành hơn, tốt đẹp hơn.

” Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” bài số 3

I. Phần luyện tập trên lớp

Câu 1: Vận dụng các kiến thức đã học, từ lớp 8, anh/chị hãy trả lời các câu hỏi sau: a.Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm? b. Để cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao, chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ.

Trả lời:
a. Mục đích: làm cho bài (đoạn) văn nghị luận hay hơn, hấp dẫn hơn và có sức thuyết phục đối với người đọc.

b. Ta cần chú ý:

  • Phương thức biểu đạt nghị luận giữ vai trò chủ đạo, các phương thức khác là hỗ trợ thêm.
  • Kết hợp với các phương thức khác phải hài hòa, hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ.

Câu 2: Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ, Trong rất nhiều trường hợp, đề (đoạn) văn nghị luận có sức  thuyết phục mạnh mẽ thì người viết…

Trả lời:

Nói như vậy là đúng vì việc sử dụng thao tác thuyết minh giúp người đọc hình dung cụ thể về vấn đề bàn luận.

II. Luyện tập ở nhà

Câu 1: Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao? a.Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh nhất định phải làm hay hơn…

Trả lời:

Cả 2 nhận định đều đúng là vì khi kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong bài nghị luận chắc chắc sẽ làm cho bài nghị luận thuyết phục hơn, gây cảm xúc lôi cuốn và hấp dẫn hơn.

Câu 2: Viết một bài (một đoạn) văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống.

Trả lời:
Bài viết về vấn đề an toàn giao thông:
 
Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Thân bài: 
  • Thực trạng giao thông hiện nay (sử dụng số liệu, dẫn chứng khoa học)
  • Nguyên nhân tai nạn giao thông gia tăng và hệ thống giao thông khó khăn (lưu ý kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,…)
  • Giải pháp nâng cao an toàn giao thông
Kết bài: Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông và suy nghĩ bản thân

” Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” bài số 4

  • Trong đoạn văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh… Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghị luận.
  • Nếu được sử dụng hợp lí và khéo léo, các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh có thể làm cho bài (đoạn) văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục, hấp dẫn, từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.

Câu 1 (Trang 158 SGK)

 Vận dụng các kiến thức đã học, từ lớp 8, anh/chị hãy trả lời các câu hỏi sau:
a.Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?
b. Để cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao, chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ.
Trả lời:
a. Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả và biểu cảm vì:
làm cho bài (đoạn) văn nghị luận hay hơn, hấp dẫn hơn và có sức thuyết phục đối với người đọc: bên cạnh sự thuyết phục chủ yếu bằng lập luận lôgic, còn có thêm sự hỗ trợ bằng hình ảnh, câu chuyện và cảm xúc được kết hợp trong bài nghị luận.

  • Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận là sự khô khan, thiên về lí tính, khiến người đọc khó đọc, khó hiểu.
  • Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.

b. Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, cần chú ý những điều sau đây:

  • Phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo, các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ đóng vai trò hỗ trợ thêm trong sự kết hợp với lập luận của bài nghị luận. Vì vậy, kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp. Chúng không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của bài văn. Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận, phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.
  • Đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài nghị luận phải hài hòa, hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, được kết hợp một cách nhuần nhị, tự nhiên trong luận cứ, luận điểm và hệ thống lập luận của bài nghị luận.

Câu 2 (Trang 158 SGK) 

 Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ, Trong rất nhiều trường hợp, đề (đoạn) văn nghị luận có sức  thuyết phục mạnh mẽ thì người viết (người nói) còn phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

  • Đây là một phương thức biểu đạt quan trọng, rất cần được vận dụng kết hợp trong bài văn nghị luận để tăng hiệu quả biểu hiện và sức thuyết phục của nó.  Thuyết minh sẽ hỗ trợ đắc lực cho bài nghị luận. Nhờ có sự vận dụng kết hợp thuyết minh hai thuật ngữ GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm quốc dân) mà lập luận bài viết trở nên rõ ràng, chặt chẽ, luận điểm nêu lên được sáng tỏ, có sức thuyết phục đối với người đọc, với những con số rõ ràng, chính xác về chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam.
  • Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác chứng minh:
    • Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.
    • Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.

” Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” bài số 5

1. Kiến thức cơ bản về vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

– Trong bài văn nghị luận, chúng vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

– Giúp bài văn nghị luận trở nên sinh động, bớt sự khô khan, hàn lâm

– Yêu cầu khi kết hợp các phương thức biểu đạt

– Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp, nhưng không được làm mờ đi đặc trưng nghị luận văn học

2. Bài tập vận dụng luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Viết một đoạn văn có liên quan đến vấn đề thời sự đang đặt ra bức thiết trong đời sống (ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, an toàn, vệ sinh thực phẩm, gia đình trong thời hiện đại…)

Gợi ý trả lời:

Vấn đề an toàn giao thông luôn là vấn đề bức thiết, có tính thời sự với xã hội, cộng đồng

– An toàn giao thông là chấp hành luật lệ giao thông, người tham gia giao thông có ý thức cao trong việc giữ an toàn cho mình và những người xung quanh

– Thực trạng vấn đề an toàn giao thông hiện nay

Càng ngày càng có nhiều vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra do ý thức của người điều khiển phương tiện giao thông kém

Theo thống kê, mỗi năm có gần 21000 vụ tai nạn giao thông xảy ra

Có nhiều người phải bỏ mạng, nhiều người bị thương nặng do những vụ tai nạn giao thông diễn ra

– Nguyên nhân:

Chủ quan: do người tham gia giao thông thiếu ý thức (lạng lách, đánh võng, sử dụng chất kích thích…), nhiều người lấn chiếm lòng, lề đường, chở vật nặng, cồng kềnh che khuất tầm nhìn của nhiều người tham gia giao thông

Khách quan: Do cơ sở hạ tầng cũ kĩ, xuống cấp, các phương tiện giao thông không đảm bảo (thiếu gương, còi báo, phanh…)

– Hậu quả: thiệt hại về tính mạng, của cải, gây mất trật tự, ùn tắc giao thông

– Cách khắc phục:

Siết chặt quản lý, xử phạt nghiêm minh những hành vi vi phạm luật giao thông

Nâng cấp hệ thống đường xá, các phương tiện tham gia giao thông phải đảm bảo an toàn

– Khẳng định vấn đề an toàn giao thông cần được quan tâm để xã hội trở nên văn minh, an ổn.

Trong đoạn văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp với các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh… Hi vọng bài viết phía trên của VnDoc.com sẽ giúp các bạn vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận hiệu quả hơn.

Nguồn: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *