Hướng dẫn soạn bài” Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I” ngữ văn 12

Hướng dẫn soạn bài” Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I” ngữ văn 12. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học

Hướng dẫn soạn bài” Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I” số 1

I. Hướng dẫn chung

1. Những nội dung cần chú ý

a. Về Văn: Đọc các văn bản và bài giảng các bài đã học.

  • Văn học Việt Nam: Tuyên ngôn Độc lập; Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc; Tây Tiến; Việt Bắc; Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng, Đàn ghi-ta của Lor-ca, Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  • Lí luận văn học

b. Về Tiếng Việt: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt; Phong cách ngôn ngữ khoa học; Luật thơ, Thực hành một số phép tu từ ngữ âm; Thực hành một số phép tu từ cú pháp.

c. Về Làm văn: Nghị luận về một tư tưởng đạo đức, Nghị luận về một hiện tượng đời sống, Nghị luận về một ý kiến đối với văn học; Nghị luận về một tác phẩm thơ, một đoạn thơ, Nghị luận về một tác phẩm truyện, một trích đoạn truyện; Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận chứng minh và giải thích, Luyện tập vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận, Sửa chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.

2. Về cách ôn tập và làm bài kiểm tra

a. Cách ôn tập

  • Đọc lại các văn bản văn học, các bài giảng và cố gắng hệ thống hóa các kiến thức đã học; học thuộc lòng các đoạn hay, nắm chắc phần Tiểu dẫn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm đã học.
  • Nắm chắc lý thuyết về phong cách ngôn ngữ khoa học, về yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
  • Chú trọng thực hành, luyện tập (xem lại các bài tập trong cả ba phần: Văn, Tiếng Việt và Làm văn).
  • Chú ý nắm được cách làm bài kiểm tra tổng hợp, ôn lại cách làm bài kiểm tra tổng hợp cuối lớp 12.

b. Cách làm bài

  • Bài kiểm tra gồm hai phần: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. Tỉ lệ điểm đánh giá giữa hai phần này là 3/7. Bởi vậy, các em cần bố trí thời gian hợp lí cho từng phần. Cố gắng làm nhanh phần trắc nghiệm khách quan (khoảng 15 đến 20 phút).
  • Khi làm bài trắc nghiệm khách quan, nên cân nhắc nhanh nhưng thận trọng để tìm một phương án đúng trong bốn phương án đưa ra.
  • Cách làm phần tự luận giống như cách viết các bài làm văn trong học kì. Cần chú ý nắm chắc yêu cầu của đề bài, lập dàn ý đại cương trước khi viết và kiểm tra sửa chữa bài viết cho cẩn thận trước khi nộp bài.’

II. Gợi ý làm bài

Phần trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

A

A

C

B

B

B

B

C

B

C

A

 

 

 

 

Đề 1

Câu 1: Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trả lời:

  • 19/8/1945 chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta. 23/8/1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại thoái vị. 25/8/1945, gần 1 triệu đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy 10 ngày, Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.
  • Ngày 26/8/1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
  • Và ngày 2/9/1945; tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới Độc lập, Tự do.

Câu 2: Phân tích nghệ thuật lập luận trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Trả lời:

Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh

  • Lập luận: chặt chẽ, sắc bén, thống nhất quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.
  • Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa trong lịch sử nhân loại.
  • Dẫn chứng: xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính xác được lấy từ sự thực lịch sử
  • Ngôn ngữ: hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô của Bác tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc.
  • Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.
  • Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.

Đề 2

Câu 1: Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Trả lời:

  • Tây Tiến là phiên hiệu của môt đơn vị quân đội được thành lập vào đầu năm 1947, gồm nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội, chiến đấu trên núi rừng Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào).
  • Khoảng cuối mùa xuân năm 1947 Quang Dũng ra nhập đoàn quân Tây Tiến. Đây là đơn vị thành lập năm 1947 với nhiệm vụ bảo vệ biên giới Việt Lào. Địa bàn hoạt động khá rộng từ Lai Châu, Mộc Châu sang Sầm Nưa rồi về miền tây Thanh Hóa. Thành phần người lính là gồm những thanh niên Hà Nội hào hoa phong nhã. Họ phải chịu một đời sống thiếu thốn mọi mặt vậy nhưng họ luôn giữ được tinh thần lạc quan vui tươi cùng nhau đấu tranh bảo vệ đất nước
  • Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào trở về thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948 tại Phù lưu Chanh nhà thơ Quang Dũng bỗng nhớ về đồng đội và đơn vị của mình nên đã dành hết cảm xúc làm nên bài thơ Tây Tiến

Câu 2: Đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta ngày nay

Trả lời:

  • Mở bài:
    • Giới thiệu về vấn đề “đồng cảm và chia sẻ” trong xã hội ngày nay.
    • Trình bày khái quát suy nghĩ của bản thân
  •  Thân bài:
    • Giải thích sự đồng cảm và sẻ chia:
      • Đồng cảm là sự cảm thông, rung cảm trước mọi việc, một người nào đó trong cuộc sống.
      • Sẻ chia là hành động quan tâm, san sẻ vật chất và tinh thần giữa người với người.
    • Bàn luận vấn đề
      • Trong cuộc sống không thể thiếu đi tình thương yêu, sự quan tâm giữa người với người.
        • Khi gặp người bị nạn, người sống cô đơn không nơi nương tựa, chúng ta sẽ giúp đỡ, an ủi, động viên.
        • Khi một người bạn, người thân có chuyện buồn… ta đã làm gì?
        • Ví dụ: Các cuộc động viên ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, cái tết vì người nghèo, nối vòng tay lớn, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiệt hại do cơn bão…
      • Chia sẻ, đồng cảm chính là động lực hướng con người tới những điều tốt đẹp. Nó có vai trò quan trọng trong xã hội ngày nay, là cơ sở để đất nước phát triển vững mạnh.
      • Đồng cảm, sẻ chia sẽ làm cho chính bản thân mỗi người cảm thấy thanh thản, hạnh phúc.

=> Có thể khẳng định: đồng cảm, sẻ chia luôn luôn tồn tại, hiện hữu xung quanh cuộc sống con người.

    • Mở rộng vấn đề, liên hệ bản thân
      • Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những kẻ sống ích kỉ, chỉ luôn lo nghĩ cho lợi ích cá nhân. Những người như vậy sẽ bị bạn bè và xã hội xa lánh, phải sống một cuộc đời cô độc.
      • Liên hệ bản thân: Em đã đồng cảm, chia sẻ với mọi người thế nào? Những hành động như vậy mang lại cho em những gì?
  • Kết bài: Đồng cảm, sẻ chia là biểu hiện của lòng tốt, phù hợp với truyền thống nhân đạo của dân tộc. Chúng ta cần phải tiếp tục duy trì và phát huy truyền thống đạo lí tốt đẹp này của dân tộc. 

Hướng dẫn soạn bài” Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I” số 2

I. Trắc nghiệm

 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A B D C B C B C D

II. Tự luận

Mở bài

Giới thiệu về đề tài chung trong các bài Côn Sơn ca, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, xa ngắm thác núi Lư

– Nêu qua những suy nghĩ của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên, thiên nhiên mang lại hạnh phúc cho con người

Thân bài

Thiên nhiên được thể hiện đặc sắc qua các bài thơ trên

     + Vẻ đẹp phong phú, sinh động, tươi đẹp qua hình ảnh “rừng thông mọc như nêm”, sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”, “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”

– Thiên nhiên là nơi con người cư trú, an nhàn, thể hiện niềm tin lạc quan vào cuộc sống

– Nêu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên

     + Thiên nhiên tươi đẹp ,trong lành nơi nuôi dưỡng con người

     + Thiên nhiên nơi con người chia sẻ mọi tâm sự vui, buồn

– Con người luôn có khát vọng sống giữa thiên nhiên

Kết bài

Nêu tình cảm của mình với những bài thơ gợi cảm hứng về thiên nhiên

Hướng dẫn soạn bài” Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I” số 3

Đáp án đề kiểm tra

1 – A 2- D 3- C 4- D
5- C 6- D 7- A 8- A
9- C 10- C 11- D 12- D

Phần 2: Tự luận

Câu 1 (trang 228 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

    Trên chuyến lên Sa Pa bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô kĩ sư về anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ nói chuyện ngắn ngủi giữa ba người, cô kĩ sư và ông họa sĩ hiểu về cuộc sống thầm lặng của anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Qua cuộc trò chuyện, ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ anh thanh niên, anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ những người đáng vẽ hơn như nhà nghiên cứu bản đồ sét, anh kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa – những con người làm việc cống hiến âm thầm cho đất nước. Trước khi ra về, anh thanh niên tặng cô kĩ sư bó hoa và tặng hai người giỏ trứng gà ăn đi đường.

Câu 2 (trang 228 sgk ngữ văn 9 tập 1)

Viết bài thuyết minh tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Dàn ý:

Mở bài:

    Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thân bài:

– Tác phẩm của Nguyễn Du chứa đựng tinh thần nhân đạo, chủ nghĩa nhân đạo thống thiết, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca, đòi quyền sống cho con người, những người tài hoa bạc mệnh

Thể loại: Ông đưa thể thơ dân tộc vào, kết hợp với nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc

– Ngôn ngữ: Nguyễn Du có đóng góp lớn, làm ngôn ngữ Việt trở nên trong sáng, tinh tế, giàu có

* Giới thiệu về Truyện Kiều

– Tên tác phẩm: Đoạn trường tân thanh và Truyện Kiều

– Số lượng: 3254 câu lục bát

Nguồn gốc: dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân

– Giá trị nhân đạo:

    + Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí

    + Là tiếng kêu thương đến đứt ruột về thân phận con người, người phụ nữ trong xã hội phong kiến

    + Thể hiện khát vọng về, tình yêu tự do, mơ ước công lí

    + Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến

    + Là bản cáo trạng tội ác của các thế lực đen tối trong xã hội xưa.

    + Nguyễn Du phê phán mẽ thế lực đồng tiền làm thay đổi con người, trái tim chan chứa tình yêu thương

– Giá trị nghệ thuật:

    + Nghệ thuật xây dựng nhân vật có chiều sâu cảm xúc

    + Ngôn ngữ trong sáng, giàu sức gợi cảm, điêu luyện

    + Sử dụng điển tích, điển cố, ngôn ngữ sinh hoạt phong phú, linh hoạt

    + Hình ảnh miêu tả thiên nhiên đẹp, sinh động

Kết bài:

    Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du cũng như sức sống mạnh mẽ của tác phẩm Truyện Kiều

Hướng dẫn soạn bài” Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I” số 4

1. Về phần Văn

a) Nắm được thể loại của các tác phẩm trữ tình đã học (ca dao, dân ca, thơ trữ tình trung đại, tùy bút).

b) Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình.

c) Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở các tác phẩm trữ tình đã học.

d) Nắm được nội dung, ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng.

2. Về phần Tiếng Việt

a) Nhận diện được:

– Từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

– Thành ngữ.

– Các biện pháp điệp ngữ, chơi chữ.

b) Biết vận dụng các kiến thức Tiếng Việt khi nói – viết và đọc hiểu các văn bản ở phần Văn.

3. Về phần Tập làm văn

a) Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.

b) Cách làm bài văn biểu cảm.

Phần II

Trắc nghiệm

Câu 1:  B – Biểu cảm 

Câu 2:  A – Vũ Bằng  

Câu 3:  B – Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

Câu 4:  C – Ba (riêu riêu, lành lạnh, xa xa)

Câu 5:  C – Bọc kín

Câu 6:  B – Yêu quý

Câu 7:  C – Ngôi thứ nhất số ít

Câu 8:  B – Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa

Câu 9:  C – Đó là những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian

Câu 10:  D – Đó là bài thơ làm theo thể Đường luật

Đề 1: Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.

Dàn ý:

1. Mở bài

– Giới thiệu về đề tài chung trong các bài Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, xa ngắm thác núi Lư

– Khái quát suy nghĩ của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên, thiên nhiên mang lại hạnh phúc cho con người

2. Thân bài

– Thiên nhiên được thể hiện đặc sắc qua các bài thơ trên với vẻ phong phú, sinh động, tươi đẹp qua hình ảnh: “trong rừng thông mọc như nêm”, “sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”, “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước

– Thiên nhiên là nơi con người cư trú, an nhàn, thể hiện niềm tin lạc quan vào cuộc sống.

– Nêu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên:

     + Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành nơi nuôi dưỡng con người.

     + Thiên nhiên nơi con người chia sẻ mọi tâm sự vui, buồn.

– Con người luôn có khát vọng sống giữa thiên nhiên.

3. Kết bài

Nêu tình cảm của mình với những bài thơ gợi cảm hứng về thiên nhiên.

Đề 2: Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu thương của mọi người.

l. Mở bài

– Đề tài của các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong sách Ngữ văn 7, tập một. Đó là tình cảm gia đỉnh, tình bạn bè cảm động sâu sắc.

– Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tỉnh yêu mọi người.

2. Thân bài

– Tình cảm giữa những người thân được thể hiện qua các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đìnhBạn đến chơi nhà:

+ Tình cảm gia đình tha thiết.

+ Tình ban bè chân thành, cảm động.

– Những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người:

+ Nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc của em với người thân, bè bạn.

+ Em luôn trân trọng, nâng niu, gìn giữ những tình cảm đáng quý ấy.

+  Niềm hạnh phúc của em khi được sống trong tình yêu thương của mọi người. Đó cũng là động lực giúp mỗi con người bước qua khó khăn, gian khổ trong cuộc sống.

3. Kết bài

Bài học của em về việc phải biết yêu thương, trân trọng những người thân của mình.

Đề 3: Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi tuổi nhỏ.

1. Mở bài

– Đề tài chung của các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê.

– Những tâm sự của em về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ.

2. Thân bài

– Tâm tình tuổi thơ được thể hiện qua các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê.

– Tâm sự của em về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ:

+ Niềm vui: được sống hồn nhiên, vô tư, được quan tâm chiều chuộng, …

+ Nỗi buồn: phải xa bạn bè thân yêu, những lần làm phiền lòng thầy cô, cha mẹ, …

– Những suy nghĩ, ước mơ thuở bé thơ là động lực để em học hành, phấn đấu.

3. Kết bài

Ý nghĩa của những tâm tư tình cảm tuổi thơ đối với em trong hiện tại và tương lai.

Hướng dẫn soạn bài” Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I” số 5

Phần I: Trắc nghiệm (10 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm, tổng số là 5 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

Mùa xuân của tôi

     […] Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng…

     […] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. […]

(Ngữ văn 7, tập một)

1. Đoạn văn Mùa xuân của tôi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?

A – Miêu tả

B – Biểu cảm

C – Tự sự

D – Nghị luận

2. Tác giả đoạn văn Mùa xuân của tôi là ai ?

A – Vũ Bằng

B – Thạch Lam

C – Xuân Quỳnh

D – Nguyễn Tuân

3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội ?

A – Mùa xuân của tôi […] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh […]. .

B – Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.

C – [..] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng [..].

D – Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn […]

4. Trong đoạn văn Mùa xuân của tôi, tác giả đã dùng mấy từ láy ?

A – Một

B – Hai

C – Ba

D – Bốn

5. Trong câu văn : “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong […]”, từ phong có nghĩa là gì ?

A – Đẹp đẽ

B – Cơn gió

C – Bọc kín

D – Oai phong

6. Trong các từ sau đây, từ nào đồng nghĩa với từ thương mến ?

A – Kính trọng

B – Yêu quý

C – Gần gũi

D – Nhớ nhung

7. Trong đoạn văn Mùa xuân của tôi, người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy ?

A – Ngôi thứ ba

B – Ngôi thứ hai

C – Ngôi thứ nhất số ít

D – Ngôi thứ nhất số nhiều

8. Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ ?

A – Nhà rách vách nát.

B – Nhai (ăn) kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

C – Lanh chanh như hành không muối.

D – Ếch ngồi đáy giếng .

9. Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao, dân ca ?

A – Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng

B – Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay

C – Đó là những bài thơ – bài hát trữ tình dân gian

D – Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.

10. Nhận xét nào đúng với bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan ?

A – Đó là một bài thơ Đường.

B – Đó là một bài thơ tứ tuyệt.

C – Đó là một bài thơ nguyên văn bằng chữ Hán.

D – Đó là một bài thơ làm theo thể Đường luật.

Phần II: Tự luận (5 điểm) 

Có thể chọn một trong các đề sau đây :

Đề 1: Từ các bài thơ Bài ca Côn Sơn, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi Lư trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.

Đề 2: Từ các văn bản Mẹ tôi, Những câu hát về tình cảm gia đình, Bạn đến chơi nhà trong Ngữ văn 7, tập một, hãy phát biểu những suy nghĩ và tình cảm của em về hạnh phúc được sống giữa tình yêu của mọi người.

Đề 3 : Từ các văn bản Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê trong Ngữ văn 7, tập một, hãy tâm sự về niềm vui, nỗi buồn tuổi thơ hoặc tình cảm với một đồ chơi thuở nhỏ.

I. Trắc nghiệm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A B D C B C B C D

II. Tự luận

Dàn ý tham khảo đề 1:

Mở bài

– Giới thiệu về đề tài chung trong các bài Côn Sơn ca, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, xa ngắm thác núi Lư.

– Nêu qua những suy nghĩ của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên, thiên nhiên mang lại hạnh phúc cho con người.

Thân bài

Thiên nhiên được thể hiện đặc sắc qua các bài thơ trên.

+ Vẻ đẹp phong phú, sinh động, tươi đẹp qua hình ảnh “rừng thông mọc như nêm”, sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”, “nước bay thẳng xuống ba nghìn thước”.

– Thiên nhiên là nơi con người cư trú, an nhàn, thể hiện niềm tin lạc quan vào cuộc sống.

– Nêu những suy nghĩ và tình cảm của em về niềm vui sống giữa thiên nhiên.

+ Thiên nhiên tươi đẹp, trong lành nơi nuôi dưỡng con người.

+ Thiên nhiên nơi con người chia sẻ mọi tâm sự vui, buồn.

– Con người luôn có khát vọng sống giữa thiên nhiên.

Kết bài

Nêu tình cảm của mình với những bài thơ gợi cảm hứng về thiên nhiên.

Nguồn: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *