Hướng dẫn ôn tập “Luyện tập thao tác lập luận bình luận” văn học 11

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Luyện tập thao tác lập luận bình luận, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, bài đã sưu tầm và tổng hợp được những bài soạn Luyện tập thao tác lập luận bình luận dành cho các bạn học sinh lớp 11 cùng tham khảo.

Bài soạn tham khảo số 1

Bài 1 (trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 2):

a, Cần xác định:

– Bài viết để tham gia diễn đàn nên bài bình luận. Người viết phải đề xuất quan niệm, chính kiến của mình về vấn đề chứa đựng trong đề tài và thuyết phục mọi người tán đồng nhận xét, quan điểm của mình

b, Bài viết không nên bàn luận toàn bộ đề tài chỉ nên chọn một trong những vấn đề cụ thể

– Chống nói tục

– Nói những điều tốt đẹp

– Biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”

– Nói chuyện nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành

c, Dàn ý

– Dẫn ra cách chính xác, chân thực những hiện tượng có liên quan đến vấn đề sẽ trình bày

– Đánh giá vấn đề

– Bàn bạc mở rộng vấn đề

+ Đề cập đến thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét

+ Bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ, rút ra khi liên hệ với thời đại, thực tế…

Bài 2 (trang 83 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Chọn bàn về các vấn đề thời sự:

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Bảo vệ môi trường

+ Phòng chống thiên tai

Chọn bàn về việc an toàn thực phẩm

MB: Giới thiệu và đặt vấn đề về vấn nạn thực phẩm bẩn

Ngày nay vấn nạn thực phẩm bẩn đang đe dọa nghiêm trọng tới đời sống con người.

TB:

Giải thích

– Con người tự tạo ra nguồn thức ăn thông qua việc lao động, sản xuất, canh tác, trồng trọt

– Nhưng ngày nay, một số bộ phận người đang tạo ra những nguồn thực phẩm có hại tới sức khỏe của cộng đồng

– Vấn đề thực phẩm bẩn trở thành hiện tượng phổ biến, tồn tại từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu…

– Nhu cầu về thực phẩm là thứ yếu, mỗi ngày của con người, thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng

* Hậu quả

– Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư…

– Tâm lí hoang mang cho xã hội

– Thực phẩm bẩn có giá rẻ hơn thực phẩm sạch, dễ dàng tạo ra thực phẩm bẩn hơn

Nguyên nhân

– Do những người sản xuất thực phẩm ích kỉ, chạy theo lợi nhuận, họ cũng là những người thiếu kiến thức

– Công nghiệp sản xuất hàng loạt, đưa hóa chất bảo quản, những chất cấm vào tạo ra thức ăn, đồ uống

– Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận khổng lồ

* Giải pháp

– Nâng cao ý thức của người dân, người sản xuất

– Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất không đảm bảo yêu cầu vệ sinh

– Người mua hàng cần tỉnh táo lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

KB: Thực phẩm bẩn trở thành nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng sức khỏe, hoang mang cho người dân

– Cần tạo ra mức giá ổn định, phù hợp cho người sản xuất

 

Bài soạn tham khảo số 2

Câu 1 (trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Đề tài: Anh chị viết 1 bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”.

a. Xác định cách viết:

– Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường.

– Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”.

b. Lựa chọn nội dung bình luận:

+ Chống nói tục.

+ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

+ Biết nói ″cảm ơn″ và ″xin lỗi″.

+ Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c. Dàn ý:

– Trong giao tiếp giữa con người với nhau, 1 qui tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời ″làm ơn″ và sau đó ″cảm ơn″.

– Đối với ″Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch″ nói lời ″Cảm ơn″ còn chúng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hằng ngày.

– Cần tập làm quen với lời ″Cảm ơn″ và biết ″Cảm ơn″ vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.

c. Xây dựng tiến trình lập luận:

– Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Câu 2 (trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 2):

a. Trình bày luận điểm 1:

– Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời″Cảm ơn″ là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống có biết bao nhiêu điểm cần lời ″Cảm ơn″. Tập làm quen với ″Cảm ơn″ và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá.

– Trong giao tiếp , khi nói lời ″Cảm ơn″ là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hàng ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: ″Cảm ơn″.

b,c: Bàn về một trong các hiện tượng đang được dư luận xã hội quan tâm:

– Vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Bảo vệ môi trường.

– Phòng chống thiên tai…

 

Bài soạn tham khảo số 3

Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Anh/chị được giao viết một bài văn nghị luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.

a. Cần xác định:

– Bài viết để tham gia diễn đàn nên là bài bình luận vì hơn hết, người viết phải đề xuất được quan niệm, chính kiến của mình về vấn đề chứa đựng trong đề tài và phải thuyết phục mọi người tán đồng với nhận xét, quan điểm đề xuất của mình.

b. Bài viết không nên bàn luận toàn bộ đề tài mà chỉ nên chọn một trong những vấn đề cụ thể sau:

– Chống nói tục.

– Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

– Biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”.

– Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c. Dàn ý:

– Dẫn ra một cách chính xác, chân thực những hiện tượng có liên quan đến vấn đề mà ta sẽ trình bày. (những hiện tượng tốt, hoặc có thể đưa ra cả những hiện tượng xấu, những thái độ xấu để phủ định, …)

– Đánh giá vấn đề (có thể nêu ra các quan điểm, ý kiến khác nhau về vấn đề; nêu ý kiến tán thành hay phủ nhận của bản thân; đưa ra ý kiến riêng…)

– Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

+ Đề cập đến thái độ, hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá.

+ Bày tỏ những cảm nhận, suy nghĩ mà mình vừa rút ra khi liên hệ với thời đại, với thực tế học đường, …

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Bàn về một trong các hiện tượng đang được dư luận xã hội quan tâm:

– Vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Bảo vệ môi trường.

– Phòng chống thiên tai …

Tham khảo đề bài sau:

Đề bài: “Ông trồng chè khoe họ được uống chè từ khu trồng sạch nhà quây riêng dành cho gia đình, khu còn lại tất nhiên là chè bẩn để bán. Bà bán rau cũng hân hoan nói nhà mình được ăn rau ở khu trồng sạch, khu nhiều thuốc là để bán. Ông bán thịt lợn cũng vậy.

Nhưng họ không thể cả đời chỉ uống trà, ăn rau hay ăn thịt, họ uống trà sạch nhưng vẫn phải ăn rau bẩn của kẻ khác, ăn rau nhà sạch nhưng vẫn ăn thịt bẩn của kẻ khác… Chúng ta đang giết nhau trong khi cảm thấy an tâm đã bảo vệ được gia đình mình ở một góc nhỏ hẹp hòi…”

(Chia sẻ của Trần Nhất Hoàng – cựu thành viên ban nhạc Bức Tường khi nhắc đến kỷ niệm về cố nhạc sỹ Trần Lập).

Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về thực trạng được nói đến trong đoạn trích trên bằng bài viết (khoảng 600 chữ)?

A. Mở bài

Cuộc sống hiên đại, đã khiến con người ngày càng trở nên hẹp hòi ích kỉ. Lòng tham lợi ích, tiền bạc đã đẩy những người nông dân ” thôn dã tịch điền” đến con đường tạo ra ” thực phẩm bẩn” để đáp ứng nhu cầu tồn tại của nhân loại.

B. Thân bài

1. Giải thích vấn đề

– Hình ảnh ông trồng chè khoe uống chè sạch tự trồng

– Hình ảnh bà bán rau hân hoan ăn rau mình trồng sạch

– Ông bán thịt nuôi lợn để ăn cho an toàn

Đây là những hình ảnh quen thuộc trong thực tế cuộc sống.Khi xã hội bất cứ nơi đâu cũng là thịt bẩn, rau nhiễm hóa chất, chè đầy hóa học…

Con người tự đối phó bằng cách “tự sản xuất, tự tiêu thụ” nhưng không ai có khả năng tạo ra tất cả những gì cần cho cuộc sống” muôn hình muôn vẻ” nên có trồng rau sạch thì vẫn phải ăn thịt bẩn; có trồng chè ngon nhưng vẫn phải tiêu thụ rau phun thuốc trừ sâu… Đến cuối cùng, chẳng ai sạch cả khi lương tâm mỗi người sản xuất đều ích kỉ, vị kỉ… Họ chỉ biết ăn rau sạch còn kệ người khác hàng ngày tiêu thụ chất độc hại nhưng chẳng ngờ rằng mình hại người khác người khác lại hại mình. Đáng thương thay cho cái xã hội cứ tự hại lẫn nhau bằng “thực phẩm bẩn”.

– Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.

=> Đoạn trích trên là lời chia sẻ đầy xót xa của cựu thành viên ban nhạc Bức Tường- Trần Nhất Hoàng về hiện tượng biến chất trong lương tâm của những người làm nhiệm vụ sản xuất, cung cấp nhu cầu vật chất cho xã hội. Đó là sự lo lắng sâu sắc trước thái độ không màng đến sức khỏe người tiêu dùng thực phẩm. những người nông dân hàng ngày vẫn tạo ra hàng nghìn, hàng tỉ tấn “thực phẩm bẩn” làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

a. Hiện trạng

– Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; làm đổ ruốc bằng hóa chất…Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.

b. Dẫn chứng

Một bài báo trên Tienphong.vn ngày 9/12/2015 cung cấp: Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm có khoảng 170 vụ ngộ độc thực phẩm với gần 7 nghìn người trúng độc và 37 người chết.

(Các em có thể lấy dẫn chứng từ các vụ ngộ độc thực phẩm gần đây)

– Nhu cầu về thực phẩm là thứ thiết yếu, mỗi ngày tất cả con người đều phải sử dụng rau, thịt, cá… làm thức ăn, dẫu biết “độc”, “hại” nhưng vẫn phải tiêu thụ. Vấn đề thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người “giùm bỏ mình cho số phận” dẫu rằng hàng giờ vẫn hoang mang lo sợ cho tính mạng của mình và người thân.

2. Hậu quả

– Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư…

– Tâm lí hoang mang cho xã hội.

– Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.

3. Nguyên nhân

– Nguyên nhân chính của việc làm cộng đồng phải đứng trước nguy cơ tồn vong mong manh, đó là thái độ độc ác, ích kỉ của những người sản xuất thực phẩm. Nếu là cơ sở nhỏ lẻ thì hại sức khỏe của người trong xóm, trong thôn, hay trong vùng… Nhưng phải nhìn nhận một nguy cơ lớn hơn, khi phần nhiều thực phẩm chúng ta tiêu thụ lại được cung cấp từ các công ty công nghiệp sản xuất hàng loạt. Và mức độ và phạm vi gây hại sẽ gấp bao nhiêu lần so với sản xuất manh mún kia?

– Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận cao.

– Ngoài ra, tâm lí dùng và tiêu thụ hàng rẻ, đặc biệt là hàng có xuất xứ Trung Quốc của người Việt Nam.

Dẫn chứng:

Chúng ta đã từng xem qua nhiều phóng sự trên VTV về việc một số cơ sở sản xuất mỡ, mua mỡ bẩn và sản xuất cực bẩn để bán cho những quán cơm, tiệm bún hay là những người bán rong để “rán” xúc xích, xiên que… trước cổng các trường học mỗi ngày…

4. Giải pháp

– Nâng cao ý thức, tuyên truyền về nhận thức của người sản xuất trong xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội.

– Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn nghiêm minh từ nhà nước.

– Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình.

C. Kết bài

– Vấn đề thực phẩm bẩn đang trở thành một nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng về sức khỏe và tâm lí hoang mang cho người dân.

– Cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục lương tâm cho những người sản xuất thực phẩm và cảnh cáo về thảm họa mà vô tình họ sẽ gieo rắc cho cộng đồng qua “thực phẩm bẩn”.

 

Bài soạn tham khảo số 4

Nội dung bài học

– Nắm vững khái niệm, mục đích, yêu cầu, vai trò của thao tác lập luận bình luận.

– Ghi nhớ 3 bước thực hiện thao tác lập luận bình luận:

+ Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận (Nêu trung thực, ngắn gọn vấn đề).

+ Bước 2: Đánh giá vấn đề (Bày tỏ được quan điểm, thái độ, đánh giá của cá nhân với vấn đề).

+ Bước 3: Bàn bạc vấn đề (Mở rộng vấn đề bình luận).

Luyện tập

Câu 1 (trang 81 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

a. Cần xác định:

– Tham gia diễn đàn nên là bài bình luận. Vì đây là diễn đàn có rất nhiều người tham gia với rất nhiều quan điểm, ý kiến cá nhân. Bản thân mình phải đề xuất được quan niệm, ý kiến của mình về vấn đề chứa đựng trong đề tài và phải thuyết phục mọi người tán đồng với nhận xét, quan điểm đề xuất của mình.

b. Chỉ nên chọn 1 vấn đề để bàn luận trong các vấn đề cụ thể:

– Chống nói tục.

– Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

– Biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”.

– Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c. Dàn ý của bài văn: Theo 3 bước thực hiện thao tác lập luận bình luận:

– Đưa chính xác, chân thực những hiện tượng có liên quan đến vấn đề bản thân sẽ trình bày.

– Đánh giá vấn đề: Đồng ý hay phản đối, hoặc đưa ra ý kiến khác.

– Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

+ Nhắc đến thái độ, hành động, cách giải quyết vấn đề, hiện tượng vừa được nêu.

+ Bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ mà bản thân. Cần có liên hệ với trường học của mình và môi trường học đường, xã hội nói chung.

Câu 2 (trang 81 SGK ngữ văn 11 tập 2)

a. Trình bày luận điểm: Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

Gợi ý luận điểm cần trình bày:

– Lời nói nhã nhặn không phải là lời ba hoa, nói dối, tâng bốc sự thật với mục đích lấy lòng.

– Cuộc sống rất cần những lời nói nhã nhặn, lịch sự để tránh làm mất lòng nhau, qua đó còn thể hiện sự tôn trọng nhau.

– Học sinh càng cần sử dụng cách nói nhã nhặn để duy trì mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, giữ gìn và phát huy hình tượng học sinh thanh lịch trong lời ăn tiếng nói.

b. Bàn về một hiện tượng đang được quan tâm.

Gợi ý vấn đề: Bảo vệ môi trường

– Nêu vấn đề cần bình luận:

+ Môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

+ Cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

– Đánh giá vấn đề:

+ Thực trạng môi trường hiện tại: Ô nhiễm nghiêm trọng.

● Môi trường không khí: Khói bụi, nhiễm độc,…

● Môi trường đất: Rác thải, túi nilon,…

● Môi trường nước: Tràn dầu, nước bẩn,…

+ Nguyên nhân:

● Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

● Ý thức của mỗi cá nhân, cộng đồng còn kém trong bảo vệ môi trường.

– Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

+ Mỗi người cần tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

+ Có các chương trình, chính sách bảo vệ môi trường, tuyên truyền phong trào bảo vệ môi trường.

c. Bàn về một vấn đề văn học: Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao qua “Chí Phèo”.

Gợi ý:

– Vấn đề bàn luận: Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao.

– Đánh giá vấn đề: “Chí Phèo” đã bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ, thấm đượm tính nhân văn.

– Bàn luận:

+ “Chí Phèo” mang đề tài người nông dân, nhưng lại là những người nông dân bị tha hóa.

+ Phản ánh bi kịch tinh thần, nỗi đau của kẻ đánh mất chính mình là Chí Phèo.

+ Bị cự tuyệt quyền làm người, quyền được sống là con đường ngắn nhất dẫn đến sự tha hóa của một con người.

 

Bài soạn tham khảo số 5

Câu 1 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a) Xác định:

– Vì khi tham gia diễn đàn cần phát biểu ý kiến của riêng mình vào trong diễn đàn – viết bài bình luận.

b) Lựa chọn nội dung bình luận:

+ Chống nói tục.

+ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

+ Biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”.

+ Dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành.

c) Dàn ý

– Xác định luận điểm chính

+ Giới thiệu vấn đề bình luận như thế nào. Đưa ra thái độ, đánh giá. Trình bày trung thực, rõ ràng

+ Đánh giá vẫn đề cần bình luận: Chỉ ra những tốt, xấu, phải, trái, đúng sai hay dở của vấn đề.

+ Bàn về vấn đề cần bình luận: Thái độ, cách giải quyết. Ý nghĩa sâu rộng mà vấn đề gợi ra. Quan điểm, đánh giá, nhận xét của bản thân. Liên hệ với xã hội, thời đại,..

– Luận điểm chính:

+ Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch.

+ Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay.

+ Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

– Dàn ý bình luận về khía cạnh biết nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi ” của học sinh văn minh, thanh lịch.

* Mở bài: Nêu vấn đề cần bình luận- biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”

* Thân bài:

– Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:

+ Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi.

+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

+ Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái

+ Không nói tục, chửi thề…

=> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

– Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

+ Nói tục, chửi thề

+ Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.

+ Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn

+Nói nhưng không tôn trọng người nghe…

=> Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

– Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

+ Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau -> văn minh, thanh lịch

* Kết bài: Kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm.

 
Nguồn: Tổng Hợp
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận