Những câu chuyện có đề tài tự chọn thuộc văn tự sự là cách trình bày hay tường thuật lại một câu chuyện,một vấn đề mà chính bản thân đã được trải qua hay đã từng được chứng kiến cho người đối diện hiểu và nắm được cốt truyện. Cùng Đọc tài liệu tham khảo một số bài văn tự sự với các đề tài tự chọn dưới đây để có thêm cái nhìn khách quan và hiểu hơn về văn tự sự.
Bài số 1: Kể về người thân yêu của em- Bố
Bố mẹ chỉ có hai cô con gái. Trong những đám tiệc, bố mẹ tôi thường bị các bác hàng xóm trêu chọc. Mẹ buồn thiu, nhưng bố thì chẳng buồn tí nào. Tôi là con gái út, béo tròn mũm mĩm nên bố gọi là Mít. Đi đâu, bố cũng cho tôi đi theo, rất tự hào.
Bố cao lớn, mạnh mẽ, và làm việc rất giỏi. Mỗi khi bố lên tiếng, xung quanh đều lặng im lắng nghe. Nhiều người nể phục bố biết rộng hiểu nhiều. Bố chỉ cười, vuốt tóc tôi ngồi cạnh: “Mai mốt, con bé Mít nhà tôi sẽ biết nhiều thứ hơn tôi nhiều!”.
Những ngày Chủ nhật, tôi lẵng nhẵng đi theo bố sửa xe, thau bể nước, xây sửa con đường gạch dẫn từ ngõ vào nhà. Hai bố con vừa làm, vừa nhẩn nha trò chuyện. Nhờ thế, tôi biết vô khói thứ. Chẳng hạn trước khi biết bay, lũ chuồn chuồn là những ấu trùng trôi nổi trên mặt nước. Củ lạc là những quả cây nằm im dưới mặt đất. Ngày xưa, không có xi măng, người ta dán các viên gạch bằng đường mía ngọt lịm… Thế giới mở ra trước mắt tôi thật tuyệt diệu.
Nhưng bố bảo bố chỉ biết một phần nhỏ xíu mà thôi. Phần còn lại, bố phải tìm trong sách. Tôi thích đọc sách cũng là nhờ bố. Tôi ước biết thật nhiều thứ, để kể cho bố nghe.
Một buổi tốì, các bác các chú tụ tập ở nhà bác Cả. Từ chiều, bố đã chọn một quả mít chín cây rất to hái xuống mang sang góp vui. Trời vừa tạnh mưa, đường trơn lầy lội. Bố vác quả mít một bên vai, tay kia bế xốc tôi lên. Tới nơi, bố hạ hai “quả mít” xuống. Cánh tay bố, bên vác quả mít, đỏ ửng, rỗ lỗ vì gai. Bác Cả nhìn tôi, có ý chê trách: “Con gái mới bắt bố phải bế. Chứ con trai thử xem, nó còn khuân cả quả mít cho bố nó nữa cơ!”. Tôi giận lắm, mím chặt môi. Bố cười xòa xoa nhẹ tóc tôi. Các chú các bác ngồi quây trên phản. Bác Cả gái bổ quả mít mật thơm lừng. Bác Cả trai khen quả mít ngon, tiếc rằng cây mít nhà tôi ít quả quá. Tôi láu táu chen vào: “Mít này nhiều quả lắm đấy, bác ạ!”. Rồi giải thích mỗi múi chính là một quả mít tí hon. Điều này tôi đọc được trong sách mà. Bố gật đầu chứng nhận là tôi đúng và mỉm cười. Mọi người xì xào, khen tôi bé tí mà hiểu biết đáo để.
Tôi nằm sau lưng bố, nhắm mắt thiu thiu. Bỗng nghe tiếng bác Cả trai: “Chú tính thế nào? Phải có thêm một thằng con người nữa chứ?”. Giọng bố nhẹ nhàng, Bố cười: “Thôi anh ạ. Chúng em muôn lo cho chị em cái Mít học hành đến nơi đến chốn. Cái Mít nó thông minh lắm. Sau này, lớn lên, khối thằng con trai không bằng được nó đâu!”. Bác Cả hừ mũi: “Thế sao được!” Bác rời phản, đi vào nhà trong tiếng dép loẹt quoẹt có vẻ trách móc đấy.
Khi về, bố tưởng tôi ngủ say, bế tôi trên tay. Ra đến ngoài ngõ, tôi nhoài xuống, bỏ chạy xăm xăm. Bố chạy theo lo âu: “Con sao thế, Mít?”. Tôi khóc nấc lên: “Mọi người chẳng mong có con, vì con là con gái, đúng không?”. Bố ôm bổng tôi lên: “Mọi người nghĩ gì mặc kệ. Chỉ biết là bố thương cái Mít cùa bố nhất, thế thôi…”. Tôi vẫn chưa nguôi nức nở: “Thật không bô?”. Bố vuốt tóc tôi, êm dịu: “Bố thương con nhất, không gì sánh bằng!”. Tôi ngả đầu trên vai bố tin cậy.
Mai này, tôi sẽ tự đi trên những con đường bằng đôi chân minh. Nhưng cái tối hôm ấy, tôi biết mình thật sung sướng vì được là quả mít trên vai bố.
Bài số 2: Kể Một Câu Chuyện Về Đề Tài Giúp Đỡ Người Tàn Tật.
Lớp chúng em học là lớp 3A, cả lớp có tất cả ba mươi bạn học sinh và một điều đặc biệt là trong lớp em có một bạn bị khuyết tật, bạn ấy tên là Lan. Lan bị bại liệt từ nhỏ nên không đi lại được. Trong lớp bạn rất được thầy cô, bạn bè yêu quý và luôn nhận được sự giúp đỡ của mọi người đặc biệt là của các bạn trong lớp.
Lan có hoàn cảnh kém may mắn hơn những bạn khác nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của bạn, tuy vậy nhưng Lan luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti mỗi khi đến lớp và rồi với tình thương của cô giáo và sự quan tâm của các bạn trong lớp bạn Lan đã tự tin hơn, xóa đi mọi khoảng cách để hòa đồng với mọi người.
Lan là một bạn học sinh rất chăm chỉ, mặc dù việc đi lại rất khó khăn nhưng bạn đi học rất đều, hàng ngày bố của bạn đều đèo bạn đến trường và cõng bạn vào tận chỗ ngồi trong lớp, ghế ngồi của bạn cũng được thiết kế rất đặc biệt để tạo điều kiện thuận lợi và thoải mái nhất cho bạn trong mọi hoạt động ở lớp. Trong lớp, với sự hiền lành và thân thiện của mình, Lan luôn nhận được sự yêu quý của các bạn trong lớp, trong lớp của chúng em không bạn nào có thái độ miệt thị với Lan cả mà ngược lại luôn quan tâm và tận tình giúp đỡ khi Lan gặp khó khăn.
Hàng ngày bố Lan đưa Lan đến lớp rồi lại tất bật với công việc của mình, còn mọi hoạt động của Lan ở lớp đều do chúng em và cô giáo lo cho bạn. Từ việc giúp bạn đi mua đồ ăn, đi vệ sinh và nhiều việc khác nữa. Khi ở nhà bố mẹ giúp Lan và khi đến trường thì chúng em chính là đôi chân của bạn. Có hôm tan học bố Lan chưa đến đón kịp thì cô giáo và một bạn trong lớp phụ trách việc đưa Lan về tận nhà. Biết gia đình Lan có hoàn cảnh khó khăn nên cô giáo chủ nhiệm và chúng em đã thành lập một quỹ nhỏ ở trong lớp để giúp đỡ bạn, đơn giản như chỉ là mua vài quyển sách, vở mới hay hơn thế nữa là mua áo ấm cho Lan.
Dịp Tết đến cô giáo và chúng em đến tận nhà Lan chơi và tặng quà Tết cho gia đình Lan. Lan rất vui, bạn ấy còn khóc nữa, Lan có viết một tấm thiệp gửi đến chúng em, Lan muốn cảm ơn cô giáo và các bạn trong lớp rất nhiều vì nhờ có mọi người mà Lan luôn cảm thấy vui vẻ và ấm áp, xóa đi phần nào nỗi buồn và sự mặc cảm về hoàn cảnh và thêm yêu cuộc sống này hơn.
Đối với em và tất cả các bạn trong lớp thì Lan luôn là một người bạn tốt, chúng em thấy khâm phục bạn ở tinh thần và nghị lực vượt lên khó khăn để được đi học giao và giao lưu với mọi người. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công trên con đường chinh phục tri thức của mình.
Bài số 3: tình cảm của bố dành cho cô con gái Mít
Bố mẹ chỉ có hai cô con gái. Trong những đám tiệc, bố mẹ tôi thường bị các bác hàng xóm trêu chọc. Mẹ buồn thiu, nhưng bố thì chẳng buồn tí nào. Tôi là con gái út, béo tròn mũm mĩm nên bố gọi là Mít. Đi đâu, bố cũng cho tôi đi theo, rất tự hào.
Bố cao lớn, mạnh mẽ, và làm việc rất giỏi. Mỗi khi bố lên tiếng, xung quanh đều lặng im lắng nghe. Nhiều người nể phục bố biết rộng hiểu nhiều. Bố chỉ cười, vuốt tóc tôi ngồi cạnh: “Mai mốt, con bé Mít nhà tôi sẽ biết nhiều thứ hơn tôi nhiều!”.
Những ngày Chủ nhật, tôi lẵng nhẵng đi theo bố sửa xe, thau bể nước, xây sửa con đường gạch dẫn từ ngõ vào nhà. Hai bố con vừa làm, vừa nhân nha trò chuyện. Nhờ thế, tôi biết vô khói thứ. Chẳng hạn trước khi biết bay, lũ chuồn chuồn là những ấu trùng trôi nổi trên mặt nước. Củ lạc là những quả cây nằm im dưới mặt đất. Ngày xưa, không có xi măng, người ta dán các viên gạch bằng đường mía ngọt lịm… Thế giới mở ra trước mắt tôi thật tuyệt diệu.
Nhưng bố bảo bố chỉ biết một phần nhỏ xíu mà thôi. Phần còn lại, bố phải tìm trong sách. Tôi thích đọc sách cũng là nhờ bố. Tôi ước biết thật nhiều thứ, để kể cho bố nghe.
Một buổi tối, các bác các chú tụ tập ở nhà bác Cả. Từ chiều, bố đã chọn một quả mít chín cây rất to hái xuống mang sang góp vui. Trời vừa tạnh mưa, đường trơn lầy lội. Bố vác quả mít một bên vai, tay kia bế xốc tôi lên. Tới nơi, bố hạ hai “quả mít” xuống. Cánh tay bố, bên vác quả mít, đỏ ửng, rỗ lỗ vì gai. Bác Cả nhìn tôi, có ý chê trách: “Con gái mới bắt bố phải bế. Chứ con trai thử xem, nó còn khuân cả quả mít cho bố nó nữa cơ!”. Tôi giận lắm, mím chặt môi. Bố cười xòa xoa nhẹ tóc tôi. Các chú các bác ngồi quây trên phản. Bác Cả gái bổ quả mít mật thơm lừng. Bác Cả trai khen quả mít ngon, tiếc rằng cây mít nhà tôi ít quả quá. Tôi láu táu chen vào: “Mít này nhiều quả lắm đấy, bác ạ!”. Rồi giải thích mỗi múi chính là một quả mít tí hon. Điều này tôi đọc được trong sách mà. Bố gật đầu chứng nhận là tôi đúng và mỉm cười. Mọi người xì xào, khen tôi bé tí mà hiểu biết đáo để.
Tôi nằm sau lưng bố, nhắm mắt thiu thiu. Bỗng nghe tiếng bác Cả trai: “Chú tính thế nào? Phải có thêm một thằng con người nữa chứ?”. Giọng bố nhẹ nhàng, Bố cười: “Thôi anh ạ. Chúng em muốn lo cho chị em cái Mít học hành đến nơi đến chốn. Cái Mít nó thông minh lắm. Sau này, lớn lên, khối thằng con trai không bằng được nó đâu!”. Bác Cả hừ mũi: “Thế sao được!” Bác rời phản, đi vào nhà trong tiếng dép loẹt quẹt có vẻ trách móc đấy.
Khi về, bố tưởng tôi ngủ say, bế tôi trên tay. Ra đến ngoài ngõ, tôi nhoài xuống, bỏ chạy xăm xăm. Bố chạy theo lo âu: “Con sao thế, Mít?”. Tôi khóc nấc lên: “Mọi người chẳng mong có con, vì con là con gái, đúng không?”. Bố ôm bổng tôi lên: “Mọi người nghĩ gì mặc kệ. Chỉ biết là bố thương cái Mít của bố nhất, thế thôi…”. Tôi vẫn chưa nguôi nức nở: “Thật không bô?”. Bố vuốt tóc tôi, êm dịu: “Bố thương con nhất, không gì sánh bằng!”. Tôi ngả đầu trên vai bố tin cậy.
Mai này, tôi sẽ tự đi trên những con đường bằng đôi chân minh. Nhưng cái tối hôm ấy, tôi biết mình thật sung sướng vì được là quả mít trên vai bố.
Bài số 4: kể lại một câu chuyện của anh chàng hát rong
Chiều tàn, màn đêm buông xuống, tôi bước đi trên con đường đã quen lối mòn, từ xa, tôi nghe văng vẳng thấy tiếng hát ai đó. Tôi lại gần, nghiêng mình, soi thấy bóng một người hát rong đang lang thang ngẩn ngơ, dòng người xa lạ, vội vã quay về nơi tổ ấm của mình bỏ lại mình anh với đôi mắt sâu thờ ơ.
Trong cô đơn lạnh lẽo, riêng mình anh hát trên hè phố dài, đôi tay đau từng phím lên cây đàn mang dấu vết phỏng xưa, đàn anh rung lên những lời ca chan chứa bao nỗi buồn riêng, hình ảnh ấy chìm sâu trong màn đêm đã lôi cuốn tôi. Bỗng từ xa, tiếng xe máy rú lên, âm thanh mỗi lúc một lớn, xe phóng tốc độ nhanh, chắc đây là một gã say rượu, tôi bất giác nhảy lên vỉa hè tránh, xe máy vẫn lạo tới, rồi như đã nhận ra có người đi trên đường. Xe đã phanh lại, lúc bấy giờ tôi mới nhìn rõ chiếc xe, đó là một chiếc Jupiter đỏ, được dán đầy đủ hình thù quái dị. Trên xe là một anh thanh niên cao lớn, ăn mặc sành điệu, đang quay ngang xe, bóp phanh, làm cho bánh xe quay ngược, siết xuống mặt đường, bô xe đánh lửa, rít lên những âm thanh rợn người và rồi đã như không còn kịp, chiếc xe đã đâm vào người hát rong… Xe đổ kềnh, anh thanh niên và người hát rong ngã vật ra lề đường. Sau vài giây im lặng, tôi thấy anh thanh niên đứng dậy, có vẻ anh ngã không nặng và thật bất ngờ anh ta đứng lên chỉ thẳng mặt người hát rong nói:
– Mày mù à! Thằng bẩn thỉu.
Rồi anh ta nhấc xe lên, phủi quần rồ máy, quay lại nhìn rồi chửi thầm một câu và phóng đi tiếp bỏ lại người hát rong đang nằm sấp xuống đường. Tôi chạy lại gần định đờ anh ta dậy thì thấy anh ta đã đứng dậy, trên tay anh cây đàn đã gãy, anh lẩm bẩm:
Khốn nạn! Bọn công tử nhà giàu…
Nhìn xuống cây đàn anh tiếp:
– Dù thế này nhưng ta vẫn có thể tiếp tục cuộc sống của mình, còn đối với những kẻ không biết đến tình người, không biết quý trọng những gì mình đang có, thời gian sẽ dần giết chúng.
Rồi anh đứng dậy, mang theo cây đàn bước tiếp trên con đường. Hình ảnh ấy xa dần trong mắt tôi rồi chìm sâu trong màn đêm.
Bài số 5:Kể lại một câu chuyện cha dạy con gái về những mối quan hệ trong cuộc sống
Cha tôi vẫn luôn dạy rằng, mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau, làm quen và gần gũi với nhau là đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Có lẽ đến tuổi 15, tôi mới thực sự thấu hiểu lời cha nói.
Tôi vốn là dân ở tỉnh lẻ, cuộc sống trải qua những ngày tháng vô cùng yên ả. Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi ở làng quê miền núi gắn liền với những chiều hè oi ả lội bờ tung tăng bên bờ sông, những ngày trời xanh ngắt và nắng óng chiếu xiên qua vòm lá bưởi và mùi hương đồng nội đặc trưng sau những mùa gặt thoang thoảng ngọt ngào. Tôi đã từng tâm niệm rằng, bất kì thời điểm nào của cuộc đời tôi cũng sẽ gắn liền với nơi này. Nhưng, một cơ duyên đưa đẩy dẫn con đường đời tôi đi theo một ngã rẽ mới. 15 tuổi tôi trở thành học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, nghĩa là tôi phải dời đổi nơi ở từ xóm núi thanh bình xuống thủ đô Hà Nội náo nhiệt. Sự kiện này thực sự đem lại một bất ngờ lớn cho tôi. Tính cách tôi vốn mang nét ôn hòa của cha và sự khép mình của mẹ, nên việc phải rời xa gia đình không khỏi khiến tôi hoang mang, lo lắng.
– “Không! Đây sẽ là một cơ hội mới cho mình. Nơi đó chắc chắn sẽ cho mình một môi trường tốt hơn!”- tôi đã tự trấn an mình như vậy!
Cha tôi ngồi bên vỗ về tôi và khuyên rằng:
– Chẳng bao lâu là con sẽ có nhiều bạn mới. Phải cố gắng hòa nhập nhanh để học hành chứ con!
Mẹ tôi động viên thêm:
– Con ở đó được gần với bà ngoại nữa mà!
Tuy cũng nghĩ như vậy nhưng thực sự tâm trạng của tôi không khá lên được mấy. Tôi hằng hi vọng mỗi ngày có thể dài thêm một chút, tôi vẫn còn những nỗi tiếc nuối vẩn vơ với nơi này.
Nguồn: Tổng Hợp