Hướng dẫn bài soạn “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận” chi tiết

Nhằm giúp các em có sự chuẩn bị bài tốt, biết cách trả lời các dạng câu hỏi trong SGK một cách logic và nhanh chóng nhằm ôn tập lại nội dung khái quát của bài tóm tắt văn bản nghị luận, mời các em đến với phần hướng dẫn soạn bài sau đây.

Bài soạn “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận” số 1

Bài 1 (trang 122 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Những nội dung mà học sinh dự định tóm tắt trong văn bản Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay của Huy Cận chưa đầy đủ, cần có thêm nội dung:

– Thơ mới đổi mới cách thể hiện, cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt

Bài 2 (trang 123 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Chủ đề: Tinh thần thơ Mới

– Mục đích nghị luận: phản ánh tinh thần thơ Mới, sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân

   + Phần mở đầu: “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: Tinh thần Thơ mới

Phần thân:

– Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới, xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có

– Biểu hiện cái “tôi” trong cá nhân Thơ Mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người

– Tình yêu, lòng say mê với tiếng mẹ đẻ

KB: Nâng cao tinh thần thơ Mới

Thơ mới không đề cập đến đấu tranh cách mạng, trong thơ mới có nỗi buồn của cả một lớp người trong xã hội. Bao trùm thơ mới là nỗi ủy mị. Như nỗi buồn trong nhớ rừng của Thế Lữ, nỗi buồn trong Tràng giang là tình yêu quê hương đất nước.

Nhược điểm của Thơ mới là thiếu khí phách cách mạng, nhưng đây là phong trào thơ với nhiều yếu tố tích cực: lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu sự sống… Tựu chúng lại đều yêu tiếng Việt- biểu hiện tình yêu đất nước.

Thơ Mới đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ, đổi mới sự biểu hiện cảm xúc, cảm xúc sâu thẳm về cuộc đời, con người, thiên nhiên, đất nước. Thơ mới trau dồi tiếng Việt làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam uyển chuyển, biến đổi mọi cảm xúc. Có Thơ mới thì không có ngôn ngữ thơ vừa cô đọng, vừa súc tích. Có thể nói Thơ mới là một thời đại dồi dào, sức sáng tạo

 

Bài soạn “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận” số 2

Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Ngoài những nội dung trên, để tóm tắt văn bản “Mấy nét về thơ mới” trong cách nhìn lại hôm nay cần phải bổ sung thêm nội dung:

   – Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng.

   – Thơ mới đã đổi mới nội dung sự biểu hiện cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.

Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

* Vấn đề nghị luận: tinh thần thơ mới.

* Mục đích: giúp người đọc nhận thức đúng đắn về cuộc cách mạng của thơ mới với hai thành tựu nổi bật là cái tôi – cá nhân và đưa tiếng Việt lên tầm cao mới.

* Bố cục:

   – Phần mở đầu: câu đầu “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới”.

   – Phần thân bài:

       + Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có.

       + Những biểu hiện của “cái tôi” cá nhân trong thơ mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người.

       + Tình yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt.

   – Phần kết bài: nhấn mạnh tinh thần thơ mới.

*Tóm tắt

    Đặt ra nhiệm vụ đi tìm “Tinh thần thơ mới”. Xã hội Việt Nam xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, quốc gia. Cũng có những bậc kì tài dùng cái tôi cá nhân nhưng để nói chuyện người khác chứ không nói đến mình. Khi cái tôi xuất hiện với cái nghĩa tuyệt đối của nó trên thi đàn Việt Nam, nó vừa đáng thương, vừa tội nghiệp. Tâm hồn của họ thu nhỏ lại trong khuôn khổ chữ tôi. Bi kịch của cái tôi là đi đâu cũng không thoát khỏi sự bơ vơ, cô đơn. Bởi thế, họ gửi tất cả bi kịch vào tiếng Việt. Họ tìm về dĩ vãng để tin vào những bất diệt đảm bảo cho ngày mai.

 

Bài soạn “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận” số 3

Câu 1 (trang 123 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Theo anh (chị) những nội dung trong sách giáo khoa đã bao quát đúng và đủ nội dung của văn bản gốc chưa? Nên bỏ ý nào? Bổ sung ý nào?

Lời giải chi tiết:

– Những nội dung đã đưa ra đúng nhưng chưa đủ nội dung của văn bản gốc.

– Nên sửa ý “Cái buồn của thơ mới không ủy mị mà chứa nhiều yếu tố tích cực” thành “Thơ mới mang nỗi buồn thế hệ nhưng không phải tất cả đều ủy mị”.

– Bổ sung ý : “Nhược điểm lớn của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng” và “Tất cả các nhà thơ mới đều có chung tình yêu tiếng Việt, đó là biểu hiện của tình yêu nước”.

Câu 2 (trang 123 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Đọc lại bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh (Ngữ văn 11, tập 2) và thực hiện các yêu cầu sau:

– Xác định chủ đề và mục đích của văn bản

– Tìm bố cục của văn bản

– Tóm tắt ý từng phần và viết thành văn bản tóm tắt

Lời giải chi tiết:

Gợi ý:

* Vấn đề nghị luận: Tinh thần cho thơ mới.

* Đích của nghị luận: Khắc hoạ tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ cái “ta” chuyển sang cái “tôi” đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha thiết tiếng Việt.

* Bố cục và những ý chính của văn bản trích

– Phần mở bài: Câu đầu “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới”.

– Phần thân bài gồm các ý sau:

+ Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có.

+ Những biểu hiện của “cái tôi” cá nhân trong thơ mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người.

+ Tinh yêu, lòng say mê, nâng niu đối với tiếng Việt.

– Phần kết bài

* Viết tóm tắt:

     Bây giờ hãy đi tìm điều mà ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới. Cái khó trong việc này là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không rạch ròi. Vì vậy, phải xác định nguyên tắc nhận diện tinh thần thơ mới là dựa trên đại thể. Theo đó, cốt lõi của tinh thần thơ mới tựu trung ở chữ “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó. Phải mất một quá trình, cái tôi thơ mới mới khẳng định được mình trên thi đàn. Khi được chấp nhận rồi, người ta còn thấy nó tội nghiệp và đáng thương. Thơ mới không còn cốt cách hiên ngang của thơ cũ mà tìm vào bề sâu để rồi thoát lên tiên cùng Thế Lữ, tìm vào tình yêu cùng Lưu Trọng Lư, điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, đắm say cùng Xuân Diệu, buồn sầu cùng Huy Cận. Ẩn sau thơ mới là nỗi buồn thế hệ, là bi kịch thiếu niềm tin của thanh niên đương thời. Nỗi buồn và bi kịch ấy được các nhà thơ gửi cả vào tình yêu tiếng Việt với một niềm hi vọng vào tương lai.

 

Bài soạn “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận” số 4

Câu 1:

– Những nội dung mà bạn học sinh dự định tóm tắt văn bản “Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay” – Huy Cận chưa đầy đủ và chưa bao quát

– Chưa chính xác:                        

Ý thứ nhất của dự định tóm tắt: “cái buồn của thơ mới không ủy mị mà chứa yếu tố tích cực”. Không đúng với tinh thần của bản gốc: “Nhưng cái buồn của thơ mới đâu có phải đều là ủy mị”, “đâu có phải đều là ủy mị” có nghĩa là: Không phải tất cả cái buồn trong thơ mới đều là ủy mị như vậy là vẫn có cái buồn ủy mị. Văn bản gốc chỉ đưa ra hai trường hợp cái buồn ủy mị (Con hổ nhớ rừng và Tràng giang) cũng không nên khái quát thành “Chứa nhiều yếu tố tích cực”.

Nên sửa thành:  Thơ mơi buồn, nỗi buồn thế hệ những không phải tất cả đều uỷ mị

– Nên thêm thêm ý:

+  Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng.

+ Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện của cảm xúc, góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt. 

Câu 2:

a) Chủ đề : tinh thần thơ mới

b) Mục đích nghị luận : Khắc họa tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân, là tình yêu tha thiết tiếng Việt.

c) Bố cục : 3 phần

-Phần 1 : từ đầu đến “đại thể” : cách nhận diện “tinh thần thơ mới”: những khó khăn và phương pháp thực hiện

-Phần 2 : tiếp theo đến “cùng Huy Cận” : phân tích, chứng mình tinh thần thơ mới – chữ “Tôi”.

– Phần 3 : còn lại : bi kịch thời đại của cái tôi và giải pháp cho bi kịch đó.

d) Viết văn bản tóm tắt

Nội dung chính của đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” là xác định tinh thần thơ mới. Theo Hoài Thanh, việc tìm ra tinh thần thơ mới có nhiều khó khăn, và cách nguyên tắc để minh định tinh thần của thơ cũng và thơ mới là không căn cứ vào cục bộ và cái dở, mà phải căn cứ trên đại thể và cái hay để đánh giá. Tác giả cũng chỉ ra rằng, tinh thần của thơ mới là chữ “tôi” đối lập với chữ “ta” của thơ cũ, và cũng chỉ ra thái độ của xã hội khi ý thức cá nhân mới trỗi dậy : bị rẻ rúng, bị nhìn với con mắt khó chịu, thương hại. Sau khi chỉ ra sự vận động của cái “tôi” trong thơ mới và  bi kịch của các nhà thơ mới, Hoài Thanh đã nói về cách giải quyết bi kịch thời đaị của các nhà thơ mới : họ gửi gắm, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng việt, để có thể “nảy mầm hi vọng”, để “vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.

 

Bài soạn “Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận” số 5

I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1. Đọc văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

– Những nội dung mà bạn HS dự định tóm tắt chưa bao quát được nội dung của văn bản.

– Cần sửa các nội dung:

  • Ý thứ nhất: Cái buồn của thơ mới là của cả một thế hệ, không phải là nỗi buồn ủy mị.
  • Ý thứ ba: Phong trào Thơ mới có nhiều đóng góp về nghệ thuật thơ: đổi mới sự biểu hiện cảm xúc mạnh, trau dồi tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ uyển chuyển hiện đại hơn.

– Thêm ý: Nhược điểm của thơ mới là thiếu khí phách cách mạng.

Câu 2.

– Chủ đề: Một thời đại trong thi ca đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần thơ mới”. Lần đầu tiên “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó”, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên “cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên” hồi bấy giờ.

– Mục đích: bàn luận về phong trào thơ mới.

– Bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “muốn rõ đặc sắc mỗi thời đại phải nhìn vào đại thể”: Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “để gửi nỗi băn khoăn riêng”: Tinh thần thơ mới với “cái tôi”
  • Phần 3. Còn lại: Sự vận động của thơ mới và cái bi kịch của nó.

– Tóm tắt: Mở đầu văn bản Hoài Thanh đề cập đến cái khó khăn trên con đường đi tìm tinh thần trong thơ mới. Đồng thời, tác giả nhận diện thơ mới và thơ cũ một cách khái quát nhất. Sau đó là phân tích cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi” cá nhân. Cái “tôi” xuất hiện trở nên xa lạ vì tất cả đã quá quen thuộc với cái “ta” chung. Cái tôi xuất hiện bởi với những cái tên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử… lúc bây giờ cũng đi vào bế tắc, mất niềm tin khi đứng trước bối cảnh thời đại. Những nhà thơ mới họ tìm lại niềm tin bằng cách gửi vào tình yêu tiếng việt. Họ tìm vào quá khứ, vào dĩ vãng để quên đi hiện tại bi thương.

II. Bài tập ôn luyện

Xác định chủ đề, bố cục và tóm tắt văn bản “Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”.

Gợi ý:

– Chủ đề: Tiếng nói có vai trò quan trọng đối với một dân tộc, chính vì vậy cần bảo vệ, giữ gìn và khiến nó ngày càng phát triển.

– Bố cục gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng”: Hiện tượng học đòi Tây hóa.
  • Phần 2. Tiếp theo đến “hay sự bất tài của con người”: Vai trò của tiếng mẹ đẻ với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
  • Phần 3. Còn lại: Mối quan hệ giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ dân tộc.

– Tóm tắt:

Một số người do thiếu hiểu biết, thích học đòi lối sống “Tây hóa”. Họ bập bẹ năm ba tiếng Tây để làm cho oai nhưng thực chất họ làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. Tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp. Và tiếng Việt rất giàu có chứ không hề nghèo nàn như nhiều người vẫn than phiền. Chính vì vậy, cần học tiếng nước ngoài để thu nhận kiến thức và không khinh rẻ, từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Học tiếng nước ngoài chính là một cách làm giàu thêm cho ngôn ngữ nước mình.

 

Nguồn: Tổng Hợp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận