Hướng dẫn bài soạn “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” văn học 10

Để thấy được tài năng và đức độ của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn đồng thời thấy được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau, mời các bạn tham khảo bài giảng”Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức bổ ích và thú vị từ bài giảng

Bài soạn “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” số 1

I. Tác giả

– Ngô Sĩ Liên, chưa rõ năm sinh và năm mất, người làng Chúc Lý, huyện Đức Chương, nay thuộc xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

– Ông đã đỗ Tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm.

– Đến đời vua Lê Thánh Tông, ông giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử giám.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Văn bản Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trích trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.

– Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

– Tác phẩm được biên soạn dựa trên cơ sở sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu ở thời Trần và Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên ở đầu thời Hậu Lê.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “đó là thượng sách giữ nước như vậy”. Kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

– Phần 2. Tiếp theo đến “cho Quốc Tảng màu viếng”. Trần Quốc Tuấn với lời dặn của cha trước lúc mất

– Phần 3. Còn lại. Những công lao của Trần Quốc Tuấn.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn

– Trần Quốc Tuấn đưa ra những dẫn chứng về cách trừ giặc, giữ nước.

– Từ đó đưa ra lời khuyên vua Trần nên tùy thời thế mà có sách lược phù hợp.

– Đồng thời, cần lấy sức dân làm gốc…

2. Trần Quốc Tuấn với lời dặn của cha trước lúc mất

– Lời dặn của cha trước lúc mất:

  • Trần Liễu trăng trối: vì cha lấy được thiên hạ.
  • Thái độ của Trần Quốc Tuấn: Ghi để điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.

=> Trần Quốc Tuấn chọn chữ “trung”, đặt trách nhiệm quốc gia lên trên trách nhiệm với gia đình.

– Câu chuyện với gia nô:

  • Đem chuyện của cha kể với hai gia nô để thử thách thái độ, cách ứng xử của họ.
  • Hai người gia nô can ông: Làm kế ấy tuy được phú quý một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm.

=> Trần Quốc Tuấn cảm phục, khen ngợi sự trung thực, thẳng thắn, trung nghĩa của họ

– Câu chuyện với hai người con trai: Trần Quốc Tuấn dò hỏi về chuyện “người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu”.

  • Với Quốc Hiến trả lời: “Dẫu khác họ cũng còn không nên, huống chi là cùng họ” – ông cho là phải.
  • Với Quốc Tảng trả lời: “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ” – ông kết tội, định giết, đến lúc chết không cho gặp mặt.

=> Thể hiện Trần Quốc Tuấn là một người trung nghĩa, công bằng, nghiêm khắc.

3. Những công lao của Trần Quốc Tuấn

– Những công lao:

  • Tổng chỉ huy quân đội nhà Trần hai lần đánh thắng quân Nguyên – Mông
  • Tiến cử được nhiều người tài trong sự nghiệp bình Nguyên và xây dựng triều Trần.

– Vai trò to lớn:

  • Phong tước lớn: Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương “được ví như thượng phụ (cha vua)
  • Hưởng những quyền hạn đặc biệt, được phong tước cho người khác.
  • Chỗ dựa tinh thần của vua Trần những lúc vận nước lâm nguy.

=> Một nhân cách sáng ngời vẻ đẹp

IV. Tổng kết

– Nội dung: Đoạn trích khắc họa đậm nét hình ảnh Trần Quốc Tuấn – một nhân cách vĩ đại, bất tử trong lòng nhân dân.

– Nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, chi tiết chọn lọc và xúc động.

 

Bài soạn “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” số 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước?

– Lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước:

  • Tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.
  • Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng.
  • Phải giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc… đó chính là “thượng sách giữ nước”.

– Nhận xét: Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị tướng cơ mưu lược, mà còn biết thương dân.

Câu 2. Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra khỏi ý hai người gia nô cùng hai người con và những phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào?

– Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn: “Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”.

– Ông đem lời của cha dặn hỏi hai người gia nô và hai người con:

  • Với lời của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông “cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.
  • Với lời của Hưng Vũ Vương, ông “ngầm cho là phải”.
  • Với lời của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và thậm chí sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.

=> Qua những biểu hiện trên đây, ta có thể thấy Trần Quốc Tuấn là một người hết lòng trung nghĩa với vua, với nước, không mảy may tự tư tự lợi. Ông cũng là một người có tình cảm chân thành, nồng nhiệt, thẳng thắn, rất nghiêm trong việc giáo dục con cái.

Câu 3. Đoạn trích đã làm nổi bật những đặc điểm gì về nhân cách của ai những công lao và đức độ của Trần Quốc Tuấn để gián tiếp giải thích Trần Quốc Tuấn? Chỉ ra sự khéo léo của tác giả trong nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (nhân vật được đặt trong những mối quan hệ và những tình huống như thế nào?)

– Đặc điểm nổi bật về nhân cách:

  • Trung quân ái quốc
  • Một vị tướng tài ba
  • Tấm lòng yêu nước thương dân

– Sự khéo léo của tác giả là đã đặt Trần Quốc Tuấn vào nhiều hoàn cảnh, trong nhiều mối quan hệ khác nhau để làm nổi bật nên nhân cách không thay đổi của ông.

Câu 4. Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích.

– Cách kể chuyện không đi theo dòng thời gian tuyến tính như ghi chép các sự kiện lịch sử.

– Kết hợp kể những câu chuyện với những lời nhận xét sâu sắc.

Câu 5. Chi tiết về lòng tin của dân chúng vào sự hiển linh của Hưng Đạo Vương, đặc biệt là hình ảnh “tráp đựng kiếm có tiếng kêu” có ý nghĩa gì?

B. Cho thấy lòng cảm phục và ngưỡng mộ của nhân dân đối với Hưng Đạo Vương sâu sắc đến mức họ đã thẩn thánh hoá ông, cho rằng ông đã trở thành thần linh để giúp dân, giúp nước.

II. Luyện tập

Từ những chi tiết trong đoạn trích, anh (chị) hãy tóm tắt lại câu chuyện về Trần Quốc Tuấn (không quá 20 dòng).

Gợi ý:

Hưng Đạo Vương ốm, vua tới thăm và hỏi ông về kế sách giữ nước. Trần Quốc Tuấn đã khẳng định muốn thắng trận phải tùy thời mà tạo thế. Điều cốt yếu là có một đội quân một lòng như cha con. Vả lại phải lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của đấng quân vương. Từ nhỏ, Trần Quốc Tuấn đã là một người có tư chất, lớn lên lại càng thông minh hơn người. Trước khi mất, cha ông dặn phải lấy cho được thiên hạ. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước trong tay, quyền quân quyền nước đều do mình, ông đem lời cha dặn nói với hai gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu thì nhận được lời khuyên can của họ. Ông cảm phục, lấy làm khen ngợi hai người. Một hôm, ông vờ hỏi Hưng Vũ Vương: “Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?”. Hưng Vũ Vương trả lời rằng: “Dẫu khác họ cũng còn không nên, huống chi là cùng họ”, Quốc Tuấn nghe vậy cho là phải. Lại một hôm, cũng câu hỏi đấy, ông hỏi Quốc Tảng – người con thứ hai đã trả lời: “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ”, ông kết tội, định giết, đến lúc chết không cho gặp mặt. Trần Quốc Tuấn đã có nhiều công lao đối với đất nước.

 

Bài soạn “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” số 3

Câu 1 (trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

– Sách lược chống giặc phải linh hoạt, uyển chuyển

– Phải có sự đoàn kết toàn dân.

– Muốn vậy, phải “khoan thư sức dân” ( giảm thuế  khóa, bớt hình phạt, chăm lo để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc…),

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

– Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông “cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người”.

– Trước lời nói của Hưng Vũ Vươne, ồng “ngầm cho là phải”.

– Trước lời nói của Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, ông nổi giận rút gươm định trị tội và thậm chí sau này không muốn Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối.

=> Điều này cho thấy tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi của Trần Quốc Tuấn, ông là người thận trọng và quyết đoán và cũng chân thành, nghiêm khắc trong giáo dục con cái.

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

– Những đặc điểm nổi bật của Trần Quốc Tuấn : tấm lòng trung quân ái quốc ; vị tướng anh hùng có tài năng, đức độ.

– Sự khéo léo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật :

+ Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ : quan hệ với nước, với vua (thà chết xin nhà vua không đầu hàng giặc), với dân (nhắc nhở vua khoan sức dân, phò trợ dân), với tướng sĩ dưới quyền (tận tâm dạy bảo) và quan hệ với con cái (nghiêm khắc giáo dục), với bản thân (giữ đạo trung nghĩa)…

+ Nhân vật với tình huống có tính thử thách : mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”, Trần Quốc Tuấn đặt trung lên hiếu, nợ nước trên tình nhà.

Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

– Kể chuyện không theo trình tự thời gian mà ngược dòng từ thời điểm Hưng Đạo Vương bị ốm (sao sa: điềm báo qua đời) trở về trước.

– Cách kể chuyện hấp dẫn bằng cách kể lại những tình huống tiêu biểu, quan trọng để làm nổi bật nhân vật, không kể triền miên, lan man.

– Khéo léo lồng ghép những nhận xét sắc sảo về nhân vật giúp định hướng người đọc.

– Kể sử nhưng không nặng nề về sự kiện, thời gian mà tập trung vào những câu chuyện sinh động làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật, tạo hứng thú cho người đọc.

Câu 5 (trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

– Chọn đáp án B

 

Bài soạn “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” số 4

Câu 1 (trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Tóm tắt:

 – An Sinh Vương hiềm khích với Trần Thái Tông, trước lúc mất dặn con phải lấy được thiên hạ; Quốc Tuấn ghi nhớ lời dặn của cha nhưng không cho là phải, một lòng kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông đi hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con.

 – Quốc Tuấn soạn sách Binh gia diệu lí yếu lược để dạy các tướng, sưu tập binh pháp các nhà làm thành Bát quái cưu cung đồ.

– Quốc Tuấn giữ Lạng Giang, liên tiếp đánh bại hai lần người Nguyên vào cướp.

 – Quốc Tuấn được Thánh Tông cho phép được phong quyền phong tước cho người khác, từ Minh tự trở xuống, chỉ có tước Hầu thì phong trước rồi râu sau; nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho một người nào.

 – Ngày 24, tháng 6, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương ốm, vua ngự tới thăm và hỏi về kế sách giữ nước.

 – Ngày 20 tháng 8, năm 1300, Hưng Đạo Đại Vương mất ở phủ đệ Vạn Kiếp, được tặng Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.

Câu 2 (trang 45 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Giới thiệu một số tài liệu có liên quan:

– Ba lần đánh tan quân Nguyên-Mông

– Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông thế kỉ XIII (Hà Văn Tấn-Phạm Thị Tâm).

Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (“Tháng sáu… giữ nước”): Lời khuyên vua Trần về kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn.

– Phần 2(“Quốc Tuấn là con… viếng”): Trần Quốc Tuấn với lời trăng trối của cha, trong câu chuyện với gia nô và hai con trai.

– Phần 3 (còn lại): Những công tích lớn, trước tác chính và lời dặn con của Trần Quốc Tuấn

 

Bài soạn “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” số 5

Câu 1 (trang 44 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Kế sách giữ nước qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua:

    + Tùy thời thế có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định

    + Điều kiện quan trọng là toàn dân đoàn kết trên dưới một lòng sẽ thắng giặc

    + Giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo dân có đời sống sung túc

→ Nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà thương dân, trọng dân, biết lo cho dân

Câu 2 (trang 44 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Trần Quốc Tuấn có suy nghĩ riêng với lời cha dặn: “Để điều đó trong lòng nhưng không cho là phải”. Nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng

– Trước lời nói của Yết Kiêu và Dã Tượng, ông cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người

– Ngầm cho là phải

– Trước lời của Quốc Tảng, ông nổi giận rút gơm định trị tội và không muốn sau này Quốc Tảng nhìn mặt ông lần cuối

→ Ông là người trung nghĩa, không tư lợi cá nhân. Luôn yêu thương con nhưng cũng rất nghiêm khắc, thẳng thắn khi giáo dục con cái.

Câu 3 (trang 44 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Phẩm chất nổi bật: lòng trung quân ái quốc

– Trung thành với vua: ý thức yêu nước sâu sắc, trách nhiệm với đất nước

– Lòng trung thành của ông được đặt trong thử thách, bản thân ông bị đặt trong mối quan hệ “trung” và “hiếu”

    + Ông đặt chữ “trung” lên trên chữ “hiếu”, nợ nước trên tình nhà

– Là vị tướng anh hùng đầy tài năng, mưu lược, đức độ

→ Tác giả khắc họa trong nhiều mối quan hệ và đặt trong tình huống có tính thử thách: quan hệ với nước, với vua, với hộ dân, nhắc nhở vua “khoan sức dân”, với tướng sĩ dưới quyền, quan hệ đối với con cái, quan hệ với bản thân

→ Ông mẫu mực là vị tướng toàn đức, toàn tài, được dân ngưỡng mộ, tới cả giặc cũng phải kính phục

Câu 4 (trang 44 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Ghi chép lịch sử theo trình tự thời gian, trong Đại Việt sử kí toàn thư, cách kể chuyện, các nhân vật lịch sử không đơn điệu theo trình tự thời gian

– Sự xuất hiện sự kiện tạo mốc đáng chú ý “tháng 6, ngày 24 sao sa” (quan niệm xa xưa: sao sa là điềm xấu) – điềm báo Hưng Đạo ốm nặng, qua đời

– Từ sự kiện đó, người viết sử ngược dòng kể chuyện về Trần Quốc Tuấn. Tác giả trở về với dòng sự kiện xảy ra.

– Trần Quốc Tuấn được vua phong tặng nhiều danh hiệu tôn quý, đây là công việc ôn lại một cách khô khan, công lao, đức độ của người quá cố khiến câu chuyện thêm sinh động

– Khéo léo lồng vào chuyện những nhận xét sâu sắc, nhằm định hướng cho người đọc những nhận xét, đánh giá thỏa đáng

– Các kể chuyện mạch lạc, rõ ràng, giải quyết được vấn đề then chốt về nhân vật, giữ được mạch truyện tiếp nối logic, sinh động, hấp dẫn

Câu 5 (trang 45 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Đáp án D, bởi vì cả đáp án B, C đều đúng, đáp án A sai

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 45 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Khi Hưng Đại Vương ốm, vua tới thăm, hỏi kế sách chống giặc. Ông thẳng thắn trả lời, nhà vua muốn thắng cần phải tùy thời để tạo thế. Điều cốt lõi là quân đội một lòng như cha con, lấy dân làm gốc, đó là thượng sách giữ nước của quân vương. Ông ghi nhớ lời cha nhưng không cho đó là phải. Ông kể chuyện với gia nô và con để phân định người hiền, kẻ bạc. Quốc Tuấn có công lớn, được vua bản thưởng, cho quyền phong tước. Nhưng ông chưa bao giờ phong tước cho ai. Ông từng soạn sách để khích lệ binh tướng, cứu nước, giúp vua. Ông từng ra quân đánh thắng trăm trận, lập nên chiến công hiển hách, còn lưu truyền muôn thuở.

Bài 2 (trang 45 sgk ngữ văn 10 tập 2):

Những câu chuyện có liên quan đến Trần Quốc Tuấn hoặc những bài thơ viết về ông

– Ba lần đánh quân Nguyên Mông

– Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII ( Hà Văn Tấn- Phạm Thị Tâm

 

Nguồn: Tổng Hợp

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận