Hướng dẫn bài soạn “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” chi tiết nhất

Hệ thống các bài soạn ” Đặc điểm loại hình của tiếng việt” giúp các em nắm dõ đặc điểm loại hình tiếng việt và sử dụng tiếng việt tốt hơn trong học tập và giao tiếp.

Bài soạn “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” số 1

I. Loại hình ngôn ngữ

II. Đặc điểm của loại hình tiếng Việt

1.Tiếng là đơn vị cơ sở của ngôn ngữ, tiếng trong Tiếng Việt trùng với âm tiết có thể là từ

– Âm tiết có kết cấu chặt chẽ, ranh giới rõ ràng, ở dạng đầy đủ, gồm phụ âm đầu, vần, thanh điệu

2. Từ không biến đổi hình thái

3. Trong các ngôn ngữ thuộc loại ngôn ngữ đơn lập, biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp sắp đặt từ theo hình thức trước sau, sử dụng hư từ, thay đổi trật tự sắp xếp của từ, nghĩa của từ

LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 58 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Hiện tượng không biến đổi hình thái của từ:

– Nụ tầm xuân (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái

– Nụ tầm xuân (2): chủ ngữ của động từ mở

– Bến (1): phụ ngữ cụm động từ nhớ

– Bến (2): chủ ngữ động từ đợi

– Trẻ (1): phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng

– Trẻ (2): chủ ngữ của động từ đến

– Bống (1): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem

– Bống (2): bổ ngữ cho động từ thả

– Bống (3): Bổ ngữ động từ thả

– Bống (4) bổ ngữ động từ giấu

– Bống (5) chủ ngữ hành động ngoi lên

– Bống (6): chủ ngữ của câu

Bài 2 ( trang 58 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Ví dụ

– Tiếng Anh: I like eat chicken with her.

Dịch: Tôi thích ăn thịt gà.

b, Tiếng Anh là ngôn ngữ hòa kết:

   + Ranh giới âm tiết không rõ ràng: các từ như like eat dù có hai âm tiết nhưng chúng được nối âm với nhau

   + Từ có sự biến đổi hình thức: từ her (cô ấy), trong câu này “cô ấy” không phải chủ ngữ (she) mà đóng vai trò là tân ngữ

– Ngược lại, những đặc điểm trên của tiếng Anh là những đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập.

   + Ranh giới từ rõ ràng (âm tiết tách bạch, ngắt quãng)

   + Từ có trật tự sắp xếp tuyến tính

   + Từ không có sự biến đổi hình thức

Bài 3 (trang 58 sgk ngữ văn 11 tập 2):

– Các hư từ: lại, mà

– Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, chiến thắng của dân tộc, bộc lộ niềm vui tự hào về nhân dân mình.

 

Bài soạn “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” số 2

Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

a.      – “Nụ tầm xuân1”:  bổ ngữ cho động từ “hái”.

– “Nụ tầm xuân2”: là chủ ngữ của hoạ động “nở”.

b.- “Bến1”: phụ ngữ chi đối tượng, bổ nghĩa cho “nhớ”.

– “Bến2”: là chủ ngữ của động từ “đợi”

c.- “Trẻ1”: phụ ngữ chi đối tượng, bổ nghĩa cho “yêu”.

– “Trẻ2”: là chủ ngữ của động từ “đến”

d.- Già 1: phụ ngữ chi đối tượng, bổ ngữ của tính từ “ kính”.

– Già2: chủ ngữ của động từ “ để”.

– Bống1, bống2, bống3, bống4¬: phụ ngữ chi đối tượng, là bổ ngữ nên đều đứngsau động từ, chỉ khác nhau về hư từ đi kèm (không có hư từ hoặc có hư từ cho.)

– Bống5, bống6: là chủ ngữ, đứng trước các động từ

=>Vị trí thay đổi + vai trò ngữ pháp thay đổi + hình thái từ không thay đổi

– Những ngữ liệu trên được viết bằng tiếng Việt => tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

VD: 

Tiếng Anh: I go to school with my friend.

Tiếng Việt: Tôi đi học cùng với bạn của tôi.

– Tiếng Anh: I (chủ ngữ), my ( Bổ ngữ).

-> Chức năng ngữ pháp, ngữ âm và chữ viết khác nhau.

– Tiếng Việt: Tôi1 ( chủ ngữ), Tôi2 ( bổ ngữ).

-> Chức năng ngữ pháp khác nhau, còn ngữ âm và chữ viết giống nhau

– Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau =>Loại hình ngôn ngữ đơn lập.

– Tiếng Anh biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.=>Loại hình ngôn ngữ hòa kết.

Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Các hư từ và ý nghĩa của nó:

– Đã: chỉ hoạt động xảy ra trong quá khứ (việc đã làm), trước một thời điểm nào đó.

– Các: chỉ số nhiều (các xiềng xích là các thế lực bị áp bức).

– Để: chỉ mục đích.

– Lại: chỉ hoạt động tái diễn, đáp lại (vừa đánh đổ đế quốc, vừa đánh đổ giai cấp phong kiến).

 – Mà: chỉ mục đích (lập nân Dân chủ Cộng Hòa).

=>Hư từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng nhưng nó biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp khi kết hợp với các từ lọai khác và có tác dụng làm cho câu mang nội dung biểu đạt hoàn chỉnh.

 

Bài soạn “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” số 3

Loại hình ngôn ngữ

Trong ngôn ngữ người ta phân làm bốn loại hình chính:

+ Loại hình hỗn nhập

+ Loại hình chắp dính

+ Loại hình đơn lập

+ Loại hình hòa kết

Nếu như để hiểu rõ bốn loại hình này thì không phải điều đơn giản. Bạn có thể tham khảo thêm ở các sách chuyên dành cho nghiên cứu ngôn ngữ. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Bạn sẽ mất một khoảng thời gian để hiểu rõ về bốn loại hình ngôn ngữ này.

Tiếng Việt là loại hình đơn lập

Khác với tiếng Anh là loại hình ngôn ngữ hòa kết, đặc điểm loại hình của tiếng việt là loại hình đơn lập. Tức là loại ngôn ngữ không có hình thái, từ ngữ không bị biến hình, không bị thay đổi dù ở bất kỳ trạng thái nào.

  • Tiếng là đơn vị của cơ sở ngữ pháp

Để hiểu rõ vấn đề này ta cần nắm một chút khái niệm về âm tiết. Âm tiết là sự phát âm của con người khi sử dụng ngôn ngữ nào đó. Độ dài ngắn của một từ sẽ cho ta thấy rõ về âm tiết.

Tiếng trùng với âm tiết trong tiếng Việt. Ví dụ ở câu: “Chúng điểu cao phi tận, cô vân độc khứ nhàn.” Câu có 10 tiếng thì cũng có 10 âm tiết.”

Về mặt sử dụng âm tiết có thể là từ hoặc có thể là yếu tố tạo từ.

  • Từ không bị biến đổi hình thái

Để thấy rõ vấn để này ta sẽ xét cả tiếng Việt và tiếng Anh. Hai ví dụ sẽ cho ta thấy được đặc điểm loại hình của tiếng việt chứa từ sẽ không bị biến đổi hình thái.

Ví dụ: Anh nhớ anh đã rất buồn trong thời thơ ấu. Một thời tất cả mọi người đã xem anh như một tên ác ôn.

Anh nằm ở vị trí thứ nhất và thứ hai đóng vai trò chủ ngữ. Từ anh thứ ba là bổ ngữ cho từ động từ xem. Anh ở vị trí thứ nhất và thứ hai không bị thay đổi về hình thái.

Ta xét ví dụ về một câu trong tiếng Anh:

I make him to go to Mary’s house, he gives me 10 dollars.

Ta thấy từ he là chủ từ, từ him là túc từ chịu sự tác động của động từ phía trước. Khi đó buộc he phải thay đổi thành him.

Theo hai ví dụ trên, ta có thể thấy rõ được từ trong tiếng Việt không bị thay đổi hình thái mà từ trong tiếng anh bị thay đổi. Trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, từ cũng không bị thay đổi hình thái.

  • Biện pháp biểu thị ý nghĩa ngữ pháp

Có hai cách cho bạn thấy rõ ý nghĩa của phần này. Bạn hãy thử đảo lộn các trật tự sắp xếp của từ hoặc sử dụng hư từ thì bạn sẽ thấy.

Ví dụ: Tôi đến nhà bạn của tôi.

Nếu bạn thêm các hư từ vào bạn sẽ thấy câu thay đổi về mặt ý nghĩa. Ngữ pháp của câu vẫn như vậy, các từ khác vẫn giữ nguyên. Ví dụ :

“Tôi đã đến nhà bạn của tôi.” ( Biểu thị quá khứ)

“Tôi đang đến nhà bạn của tôi.” (Biểu thị đang thực hiện hành động đó)

Nếu trong tiếng Anh sẽ là :

I go to my friend’s house

Nếu thay đổi một câu hiện tại thành quá khứ thì sẽ thay chữ “go” thành “went”.

Đặc điểm loại hình của tiếng việt là một trong những khái niệm khó của tiếng việt. Nó chỉ ra các hình thái của từ trong ngôn ngữ mà còn biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Cùng bacdau.vn tìm hiểu là một trong những bài khá khó trong ngữ pháp tiếng Việt. Nếu muốn hiểu rõ hơn bạn cần nắm vững kiến thức về một câu, các loại từ. Đây là phương tiện để giúp bạn dễ hiểu các vấn đề hơn.

 

Bài soạn “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” số 4

I. Loại hình ngôn ngữ

– Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.

– Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

II. Đặc điểm loại hình ngôn ngữ.

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

– Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.

– Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

Ví dụ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

• 7 tiếng / 7 từ / 7 âm tiết.
• Đọc và viết đều tách rời nhau
• Đều có khả năng cấu tạo nên từ: Trở về /  thôn xóm…
 

2. Từ không biến đổi hình thái.

• Ví dụ: Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách, anh ấy2 tặng tôi2 một quyển vở.
• Từ trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị ý nghĩa ngữ pháp.
 

3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.

(Hư từ: Phụ từ, Quan hệ từ, Tình thái từ.

Phụ từ: đã, sẽ, đang…

Quan hệ từ: và, vì, tuy… nhưng…

Tình thái từ: à, nhé, chính…)

  Ví dụ:

• Tôi ăn cơm / ăn cơm với tôi /  ăn phần cơm của tôi nhé.
• Tôi đang ăn cơm
• Tôi đã ăn cơm rồi
• Tôi sẽ ăn cơm
• Tôi vừa ăn cơm xong
 
• Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi

 

Bài soạn “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” số 5

Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

– Nụ tầm xuân(1): Bổ ngữ

– Nụ tầm xuân (2): Chủ ngữ.

– Bến(1): Bổ ngữ.

– Bến (2): Chủ ngữ

– Trẻ(1): Bổ ngữ /Trẻ (2): Chủ ngữ

– Già(1): Bổ ngữ/Già(2): Chủ ngữ.

– Bống (1): Định ngữ.

– Bống (2)(3)(4): Bổ ngữ.

– Bống(5)+(6): Chủ ngữ.

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

VD: 

Tiếng Anh: I go to school with my friend.

Tiếng Việt: Tôi đi học cùng với bạn của tôi.

– Tiếng Anh: I (chủ ngữ), my ( Bổ ngữ).

-> Chức năng ngữ pháp, ngữ âm và chữ viết khác nhau.

– Tiếng Việt: Tôi 1 ( chủ ngữ), Tôi 2 ( bổ ngữ).

-> Chức năng ngữ pháp khác nhau, còn ngữ âm và chữ viết giống nhau

– Tiếng Việt không biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau => Loại hình ngôn ngữ đơn lập.

– Tiếng Anh biến đổi hình thái khi biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.=> Loại hình ngôn ngữ hòa kết.

Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

– Các hư từ:

    + Đã: chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm được nói đến.

    + Các: chỉ số nhiều của sự vật (các xiềng xích là các thế lực bị áp bức).

    + Để: chỉ mục đích.

    + Lại: chỉ hoạt động tái diễn (vừa đánh đổ đế quốc, vừa đánh đổ giai cấp phong kiến).

    + Mà: chỉ mục đích (lập nân Dân chủ Cộng Hòa).

– Tác dụng: nhấn mạnh sức mạnh, chiến thắng của dân tộc, bộc lộ niềm vui tự hào về nhân dân mình.

Nguồn: Tổng Hợp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *