Top 5 bài soạn “Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học” hay nhất, ngắn gọn, súc tích nhất . Giúp các em dễ dàng ôn lại toàn bộ kién thức cũng như khái quát được ý chính trong bài để làm tốt một bài văn nghị luận.
Bài soạn “Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học” số 1
Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích:
"Đầu lòng hai ả tố nga,
....
Tường đông ong bướm đi về mặc ai."
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
1. Mở bài:
Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ở phần mở đầu Truyện Kiều của Nguyễn Du – nhà thơ nhân đạo xuất sắc cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo to lớn, đồng thời cũng là đỉnh cao nghệ thuật của thơ ca tiếng Việt, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nhân vật mà đoạn trích này là một ví dụ tiêu biểu: (trích dẫn thơ)
2. Thân bài: Các ý chính:
– So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả Thúy Vân bằng những câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời,
....
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu. Nó là vẻ đẹp của sự hài hòa và dung hòa được với “xung quanh“.
– Vân đã đẹp, Kiều còn đẹp hơn:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
....
Sắc dành đòi một tài đành họa hai.
Thúy Kiều chẳng những rất đẹp mà còn tài hoa nữa: Kiều giỏi thơ, giỏi họa, giỏi đàn, … Và tâm hồn đa sầu, đa cảm ấy còn tìm đến những khúc ca ai oán:
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên "bạc mệnh" lại càng não nhân.
– Tả Thúy Kiều và Thúy Vân, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng bởi quan niệm tạo hóa hay ghen ghét với những người tài sắc (Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen). Qua cách miêu tả có thể thấy, tài sắc của Thúy Kiều như báo trước một cuộc đời dữ dội với đầy gian nan, trắc trở sau này. Đoạn trích thể hiện kín đáo dụng ý nghệ thuật nêu trên của Nguyễn Du.
3. Kết bài
Qua đoạn trích này, Nguyễn Du đã hết sức trân trọng đề cao vẻ đẹp con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều. Đây chính là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo, nhân văn trong Truyện Kiều vậy. Tuy “mỗi người một vẻ” nhưng có thể thấy rõ vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp phúc hậu đài các, còn vẻ đẹp Thúy Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, đa tình. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hai chị em.
Đề 2: “Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ lại có điểm khác nhau“. Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên.
1. Mở bài:
– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác, …)
– Cả hai ông đều sáng tác và đều có những bài thơ nổi tiếng. Tuy vậy, giọng thơ của hai ông lại có những điểm khác nhau. Giọng thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý, còn giọng thơ Tú Xương mạnh mẽ, cay độc.
– Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của hai ông, chúng ta thấy rõ điều đó.
2. Thân bài:
a. Nỗi niềm tâm sự của hai ông
– Hai ông đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai ông đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động.
– Hai ông đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau:
+ Tâm sự yêu nước, tâm sự thời thế.
+ Tình cảm bạn bè và gia đình.
+ Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.
+ Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.
b. Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương
– Nguyễn Khuyến
+ Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm đầy ngụ ý.
+ Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến: giọng thơ khi thì đằm thắm, khi thì đau xót.
– Tú Xương
+ Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội.
+ Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.
c. Nguyên nhân có sự khác nhau:
– Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao. Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.
– Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài. Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.
3. Kết bài:
– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Hai ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về mặt nghệ thuật.
– Hai ông đều có tâm sự giống nhau: căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.
– Học thơ hai ông, chúng ta càng hiểu hơn tâm sự của mỗi nhà thơ, hiểu hơn giọng thơ của mỗi người và biết vì sao lại có sự khác nhau về giọng thơ như vậy. Đồng thời, ta cũng hiểu về sự đóng góp lớn lao của hai ông cho nền văn học của dân tộc.
Đề 3: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
1. Mở bài:
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu bởi nó biểu hiện cao độ nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước thương dân của ông. Với lòng cảm thương và khâm phục chân thành, nhà thơ đã xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng ca ngợi người nghĩa sĩ nông dân đã xả thân vì sự tồn vong của đất nước.
2. Thân bài:Các ý chính:
– Hoàn cảnh xuất thân: là những người lao động chất phác, giản dị, sống cuộc đời lam lũ, cơ cực (Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó). Họ chỉ quen với việc đồng áng, hoàn toàn xa lạ với binh đao. (Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.)
– Những chuyển biến khi giặc Pháp tới xâm lược:
+ Tình cảm: Có lòng yêu nước (trông tin …), căm thù giặc sâu sắc (muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ).
+ Nhận thức: Có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc trong lúc lâm nguy (Một mối xa thư đồ sộ … treo dê bán chó)
+ Hành động tự nguyện và ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc (Nào đợi ai đòi bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ …)
– Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ:
+ Mộc mạc giản dị (manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi)
+ Rất mực nghĩa khí và với tinh thần xả thân cứu nước hết sức quả cảm (Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. […] Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bòn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.)
3. Kết bài:
– Nguyền Đình Chiểu đã bất tử hóa hình tượng người nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm. Ông đã xây dựng được bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người nghĩa sĩ nông dân hiên ngang, dũng cảm trong tác phẳm của mình. Bài văn tế như một cái mốc, một minh chứng về tấm lòng yêu nước, về phẩm chất của người nông dân lao động.
– Tinh thần chiến đấu của người nghĩa binh nông dân là tấm lòng yêu nước nghìn đời đáng ghi nhớ và học tập.
Bài soạn “Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học” số 2
Đề 1 (trang 132 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
a) Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.
b) Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội trong đoạn thơ.
Lời giải chi tiết:
a)Dàn ý:
Mở bài
– Giới thiệu tác giả,tác phẩm
– Tính dân tộc trong thơ.
Thân bài
1. Giới thiệu ngắn gọn về vị trí văn học sử của bài thơ và đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: Việt Bắc là 1 đỉnh cao trong sự nghiệp thơ của Tố Hữu. Bài thơ kết tinh tính dân tộc đậm đà – một trong những đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu.
2. Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” (Tố Hữu) được biểu hiện ở nội dung và hình thức nghệ thuật.
a. Tính dân tộc biểu hiện trong nội dung
– Đề tài chia tay giàu tính dân tộc: Cuộc chia tay của những cán bộ cách mạng miền xuôi và các đồng bào dân tộc được tác giả ví như đôi bạn tình.
– Chủ đề đậm đà tính dân tộc :
+ Dựng lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc chân thực, sống động, nên thơ, gợi cảm (bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc). Hiện thực sôi động hào hùng của cuộc kháng chiến (Những đường Việt Bắc của ta, dạo miền ngược, …thêm trường các khu …)
+ Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những con người Việt Bắc,với nhân dân,với đất nước. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sâu là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc … Đây cũng là lẽ sống lớn, tình cảm lớn tập trung trong thơ của Tố Hữu.
b. Tính dân tộc biểu hiện trong các hình thức ngệ thuật
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bác vừa cổ điển, vừa dân dã, vừa hiện đại (Mình có nhớ những ngày … Tân trào hồng thái …)
+ Vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và ca dao (Tiêu biểu đại từ ta – mình)
+ Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết (đại từ ta – mình, điệp ngữ mình đi / mình về, các tiểu đối, hệ thống từ láy: tha thiết, bâng khuâng,… )
Kết bài: Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà từ nội dung trữ tình tới nghệ thuật tữ tình. Vì thế, bài thơ dễ dàng tạo được tiếng nói đồng ý, đồng tình của người đọc.
b)Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu chung.
Thân bài:
– Tâm trạng tác giả gửi gắm trong đoạn thơ là nỗi nhớ núi rừng gắn với những chặng đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến, nhớ đồng đội một thời chiến đấu.
+ Hai câu đầu là nỗi nhớ Sông Mã – nhớ núi rừng miền Tây, nhớ Tây Tiến – chơi vơi, da diết, bâng khuâng.
+ Sáu câu tiếp theo: Nhớ núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ nhưng cũng hết sức hiểm trở, dữ dội. Hình ảnh người lính vượt đèo dốc “ngàn thước” mệt mỏi nhưng tâm hồn vẫn bay bổng, lạc quan.
– Nhớ đồng đội trong những cuộc hành quân “dãi dầu“, “bỏ quên đời” khi tuổi đời còn rất trẻ, khốc liệt nhưng cũng hết sức hào hùng.
– Nhớ ân tình ngọt ngào của nhân dân Tây Bắc dành cho người lính.
Đề 2
a) Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người kính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
b) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ.
Lời giải chi tiết:
a)Dàn ý:
* Giới thiệu:
– Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến; nêu vấn đề bình luận.
– Để nói hết lên vẻ đẹp bi tráng của người lính trong chiến tranh, nhà thơ Quang Dũng đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lãng mạn. Bút pháp này có khuynh hướng tô đậm những cái đặc biệt, cái khác thường và sử dụng thủ pháp đối lập nhằm tác động mạnh mẽ vào cảm quan, gây ấn tượng mạnh sâu sắc cho người đọc.
* Giải thích khái niệm: Lãng mạn là những sự bay bổng, thăng hoa trong cảm xúc mang tính chủ quan. Lãng mạn tích cực, lãng mạn cách mạng đó là ước mơ, hướng tới cái chưa có trong thực tế bằng niềm tin tưởng lạc quan; những rung động về lí tưởng cao đẹp có ở những con người có chí hướng hoài bão, những bay bổng trong tâm hồn khi tiếp cận với đối tượng gợi cảm …
* Bình luận chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến:
– Chất lãng mạn thể hiện ở cảm xúc hướng về những vẻ đẹp khác lạ của cảnh và người Tây Bắc.
+ Núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ, dữ dội mà nên thơ.
+ Con người miền Tây với vẻ đẹp đậm màu sắc dân tộc (tình tứ, e ấp trong điệu khèn, điệu múa, dáng người trên chiếc thuyền độc mộc trôi theo dòng lũ vừa rắn rỏi, dũng cảm, vừa mềm mại, uyển chuyển, …)
– Chất lãng mạn thể hiện ở bút pháp xây dựng hình ảnh một đoàn quân dũng cảm, kiêu hùng, tự nguyện hi sinh cho đất nước:
+ Lí tưởng cao đẹp
+ Kiêu dũng, can trường, ngạo nghễ với gian khổ, sẵn sàng xả thân vì đất nước.
+ Tâm hồn mộng mơ, tinh tế.
+ Lạc quan
* Đánh giá vấn đề. Ý nghĩa của chất lãng mạn đối với bài thơ về chiến tranh? Đối với người lính Tây Tiến.
b)Dàn ý:
* Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.
* Cảnh và người Việt Bắc xuất hiện rải rác trong toàn bộ bài thơ nhưng kết tinh ở đoạn thơ này những vẻ đẹp đặc sắc, tinh túy nhất.
– Hai câu đầu đoạn: Khẳng định nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc.
– Tám câu còn lại là những nét ấn tượng nhất về cảnh và người.
+ Thiên nhiên bốn mùa với hình ảnh, âm thanh, sắc màu sống động, rực rỡ (màu đỏ như lửa của hoa chuối, màu trắng thơ mộng thanh khiết của hoa mơ, màu vàng rực rỡ, chói chang của rừng phách, tiếng ve ngày hè, vầng trăng thu thanh bình, yên ả, …)
+ Con người Việt Bắc hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng (tự tin, khéo léo, cần mẫn, chịu thương chịu khó và giàu nghĩa tình, …)
* Đánh giá vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.
Đề 3 (trang 134 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
a) Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.
b) Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quan Dũng.
Lời giải chi tiết:
a)Gợi ý:
Câu “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” nêu cao giá trị tinh thần giàu tình cảm, giàu ân nghĩa thuỷ chung, giống với câu ca dao:
Tay nâng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
Tình cảm lứa đôi, vợ chồng cũng sâu sắc mặn mà như gừng, như muối. Câu ca dao so sánh thật giản đơn nhưng cũng thật ý nghĩa. Đó chính là sự chia sẻ đắng cay ngọt bùi, là sự thề nguyền suốt đời gắn bó, thuỷ chung. Đất nước có từ ngày đó; từ ngày con người Việt Nam có phong tục tập quán, có ân nghĩa thuỷ chung. Đó chính là văn hoá, có văn hoá, chúng ta có đất nước.
b)Gợi ý:
Học sinh tập trung vào các ý chính sau đây:
– Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể hàng ngày, trong những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân, với những đói rét bệnh tật, với những nét vẽ tiều tuỵ về hình hài song vẫn rất phong phú trong đời sống tâm hồn với những khát vọng rất mãnh liệt của tuổi trẻ (dẫn thơ minh hoạ).
– Tác giả phát hiện ra vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn của người lính:
+ Con người nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (Hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, cánh hoa đong đưa).
+ Con người vẫn cháy bỏng những khát vọng chiến công, vẫn ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng rởi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Một dáng kiều thơm hay một vẻ đẹp của con người rừng núi có nhiều hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (kìa em xiêm áo tự bao giờ).
– Vẻ đẹp của sự hi sinh cao cả:
+ Miêu tả những cái chết không bi lụy.
+ Cái chết trở nên bất tử.
– Người lính hiện lên chân thực, thơ mộng, lãng mạn (đến đa tình đa cảm), đồng thời cũng rất hào hùng, rất tráng sĩ. Với nhiều từ ngữ Hán Việt vốn mang sắc thái cổ điển sang trọng (Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông mã gầm lên khúc độc hành…) tác giả tạo được không khí thiêng liêng làm cho cái chết của người lính hình thành một hành vi lịch sử thấu động lòng sông.
Đề 1 (trang 134 SGK Ngữ văn 12 tập 1)
a) Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt Đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
b) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
a)Dàn ý:
Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
– Giới thiệu vấn đề nghị luận : Hình tượng đất nước trong hai bài thơ
Thân bài:
– Làm rõ đối tượng thứ nhất: Hình tượng đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi
– Làm rõ đối tượng thứ hai: Hình tượng đất nước trong Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
– So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật
* Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ:
– Nguyễn Đình Thi khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Khởi đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu giúp cho Nguyễn Đình Thi có được những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mái hơn.
– Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước bằng cách đặt hình tượng trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng. Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó được đặt trong 2 mối liên hệ này.
– Hình tượng đất nước được cảm nhận bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.
* Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm:
– Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
– Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: “đất nước này là đất nước của người dân“, tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát. Điều này là rất dễ giải thích bởi vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có một cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian… để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước người dân sẽ được làm sáng tỏ.
– Nghệ thuật:
+ Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình. Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.
+ Nguyễn Đình Thi: Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có tính khái quát cao, mang đặc trưng của lối tư duy và cảm xúc hiện đại. Sự tổ chức các ý thơ không theo lôgic truyền thống mà theo cảm hứng tổng hợp, tự do. Điều này làm nên chất mới lạ và phong cách riêng của thơ Nguyễn Đình Thi. Có sự phối hợp nhiều kiểu trùng điệp (từ, ngữ, kiểu câu), cách gieo vần, phối, phối âm, ngắt nhịp đã tạo cho bài thơ rất giàu chất nhạc. Bài thơ tựa một bản giao hưởng với tiết tấu từ khoan thai dìu dặt đến hối hả trào sôi.
* Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học …
– Do sự khác biệt về phong cách:
+ Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.
+ Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường… Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.
– Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.
+ Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.
+ Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.
Kết bài:
– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.
– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.
b)Dàn ý:
Mở bài:
– Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được Quang Dũng viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.
– Đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào đầu năm 1947. Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên.
– Đoạn thơ đã khắc họa hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến bằng bút pháp lãng mạn, thấm đẫm tinh thần bi tráng.
Thân bài:
a. Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:
Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn với khuynh hướng tô đậm những cái phi thường, sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập để tác động mạnh vào cảm quan người đọc, kích thích trí tưởng tượng phong phú của người đọc.
– Trên cái nền hoang vu hiểm trở vừa hùng vĩ vừa dữ dội khác thường của núi rừng (ở đoạn một), và duyên dáng, mĩ lệ, thơ mộng của Tây Bắc (ở đoạn hai), đến đoạn thơ thứ ba, hình ảnh những người lính Tây Tiến trực tiếp xuất hiện với một vẻ đẹp độc đáo và kì lạ.
– Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của những người lính Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể đặng khái quát những gương mặt chung của cả đoàn quân.
+ Thực tế gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Quang Dũng không hề che giấu những sự thực tàn khốc đó. Song, cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.
+ Vẻ oai phong, lẫm liệt còn được thể hiện quan ánh mắt giận dữ (mắt trừng gửi mộng) của họ …
– Vẻ đẹp tâm hồn: họ còn rất trẻ, có trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm).
=> Như vậy, trong bốn câu thơ trên, Quang Dũng đã tạc lên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc họa dáng vẻ bề ngoài mà con thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ của họ.
b. Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến:
– Khi viết về những người lính Tây Tiến, Quang Dũng đã nói tới cái chết, sự hi sinh nhưng không gây cảm giác bi lụy, tang thương.
– Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dũng không hề nhấn vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến.
– Sự thật bi thảm những người lính Tây Tiến gục ngã bên đường không có đến cả mảnh chiếu che thân, qua cái nhìn của nhà thơ, lại được bọc trong những tấm áo bào sang trọng. Và rồi, sự bi thương ấy bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã. Dòng sông Mã đã trân trọng đưa tiễn linh hồn người lính bằng cách tấu lên khúc nhạc trầm hùng.
– Tóm lại, hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng.
Kết bài: Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại.
Bài soạn “Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học” số 3
1. Mở bài
– Giới thiệu: so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.
2. Thân bài
a. Nét giống nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều
– Đẹp thể chất
- Hai ả tố nga
- Mười phân vẹn mười.
– Đẹp tâm hồn
+ Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Êm đềm trướng rủ màn che.
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
⇒ Ngợi ca kín đáo của nhà thơ về tâm hồn và phẩm hạnh của hai chị em.
b. Nét khác nhau giữa tài sắc của Thúy vân và Thúy Kiều
– Vẻ đẹp Thúy Vân
- Vẻ đẹp thanh tú, miệng nàng cười như hoa nở, mái tóc nàng đen mượt, làn da trắng mịn như tuyết.
- Dự báo cuộc đời êm ả sau này nàng (mày thua, tuyết nhường)
– Vẻ đẹp Thúy Kiều
- Người con gái “sắc sảo, mặn mà”
- Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong veo của mùa thu.
- Dự báo cuộc đời đau khổ sau này. (hoa ghen, liễu hờn).
– Tài năng Thúy Kiều
- Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
- “Thiên bạc mệnh” là dự báo tấn bi kịch” hồng nhan bạc mệnh.
3. Kết bài
– Đánh giá chung: so sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.
đã nói, đại ý như sau: nếu chọn nhà văn tiêu biểu cho từng nước, nước Anh sẽ không ngần ngại chọn Sechxpia, nước Pháp – Môlie và nước Đức – Gớt. Còn tôi, nếu có quyền được chọn, tôi sẽ không đắn đo nêu tên Nguyễn Du cùng kiệt tác Truyện Kiều. Đây là một trong những đỉnh cao chói ngời của nền văn học Việt Nam và nền văn học thế giới. Làm nên giá trị bất hủ này có nhiều nguyên nhân, song một điều không ai có thể phủ nhận là tài nghệ miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật sắc sảo đến mức các nhà viết tiểu thuyết hiện đại cũng khó lòng theo kịp. Nhân vật được nhà thơ miêu tả trước hết trong truyện là Thúy Vân, Thúy Kiều. Chúng ta thử so sánh tài sắc của hai chị em này qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
Trước hết nhà thơ miêu tả nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những nét rất giống nhau.
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Nét giống nhau đầu tiên là hai chị em được so sánh với “hai ả tố nga”. Tố nga chỉ người con gái đẹp gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp của Hằng Nga trên cung trăng. Với bút pháp ẩn dụ ước lệ, nhà thơ còn nêu lên nét giống nhau ở vẻ bề ngoài và bên trong của hai chị em: “Mai cốt cách tuyết tinh thần”. Nói đến mai là nói đến sự mảnh dẻ, thanh tao; nói đến tuyết là nói đến sự trong trắng, tinh khôi. Cả mai và tuyết đều rất đẹp. Tác giả đã ví vẻ đẹp thanh tao, trong trắng của hai chị em như là mai, là tuyết, đến mức độ “mười phân vẹn mười”. Như thế, nhan sắc của cả hai đều báo hiệu rằng: ẩn chứa trong đó là một tâm hồn đẹp đẽ, đằm thắm:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Tuổi tuy đã “tới tuần cập kê”, đến độ tuổi lấy chồng nhưng hai nàng sống rất kỉ cương, lễ giáo. Cuộc sống “Êm đềm trướng rủ màn che” đã nói lên tính tình thùy mị, nết na, tư thế đài các. Còn thái độ “Tường đông ong bướm đi về mặc ai” để thể hiện thái độ trang trọng, lễ giáo của người đẹp. Đây cũng là cách ngợi ca kín đáo của nhà thơ về tâm hồn và phẩm hạnh của hai chị em.
Tuy nhiên, Thúy Vân và Thúy Kiều có những nét rất khác nhau. Thúy Vân có một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Thúy Vân có một vẻ đẹp thanh tú với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm. Miệng nàng cười như hoa nở, lời nói của nàng thốt ra từng từ tiếng cao quý như ngọc. Thêm vào đó, mái tóc nàng đen mượt đến nỗi mây cũng chịu chào thua, làn da trắng mịn đến tuyết cũng phải nhường bước. Điểm xuất sắc trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở nét đẹp toát ra từ diện mạo bề ngoài mà qua đó còn nói lên được cả tính cách, thân phận của nhân vật. Với nét đẹp của khuôn mặt, làn tóc, nước da của Thúy Vân, người đọc còn thấy được tính cách đoan trang, phúc hậu, đồng thời còn cảm nhận được cuộc đời êm ả sau này của nàng.
Còn Thúy Kiều khác với em gái của mình ra sao?
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Đọc đến đây, chúng ta vô cùng thán phục nhà thơ vì chỉ cần mấy dòng mà như thể hiện lên một tuyệt thế giai nhân: một người con gái “sắc sảo, mặn mà”. Nét đẹp này được cụ thể hóa bằng hình ảnh “làm thu thủy”. Mắt nàng thăm thẳm như làn nước trong veo của mùa thu, nhưng cũng ẩn chứa nỗi buồn man mác. Lông mày của nàng uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân; dung nhan đằm thắm đến nỗi hoa cũng phải ghen, dáng người tươi xinh đến mức liễu cũng phải hờn giận vì không sánh bằng. Một lần nữa, biện pháp tu từ ẩn dụ ước lệ lại trở nên sắc bén qua ngòi bút của Nguyễn Du. Nhà thơ chẳng những đã thành công khi miêu tả dung nhan của Thúy Kiều mà còn như báo trước được số phận đau khổ của nàng khi nêu lên chi tiết “hoa ghen, liễu hờn”, làm cho người đọc liên tưởng đến câu thơ ở phần mở đầu “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.
Điểm khác biệt nhất giữa Thúy Vân và Thúy Kiều là tài năng. Thúy Vân không được nói về tài năng, nhưng Thúy Kiều thì lại được mô tả khá nhiều:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương lầu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.
Chẳng những có sắc đẹp tuyệt vời, Thúy Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Tài năng của Kiều được giới thiệu lần lượt theo lối liệt kê; tài thơ, tài họa, tài đàn, tài hát ca … tài nào cũng siêu việt. Các cụm từ “vốn sẵn tính trời”, “pha nghề”, “đủ mùi”, “ăn đứt” có tác dụng làm nổi bật tài năng của nàng đã đến độ đầy đủ và trọn vẹn. Ngoài ra Kiều còn sáng tác nhạc, một bài đàn ai oán “Thiên bạc mệnh” ai nghe cũng thấy buồn thảm đớn đau. “Bạc mệnh” là mạng số mong manh. Đây cũng là dự báo tấn bi kịch “hồng nhan bạc mệnh” không tránh khỏi suốt mười lăm năm lưu lạc chìm nổi của nàng vì “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Cũng có thể nói, từ khi các nhân vật Truyện Kiều như Thúy Vân, Thúy Kiều ra đời thì khó có thể tìm được những hình ảnh xuất sắc như thế vì các nhân vật này đã trở thành điển hình của thời đại, của xã hội. Nét bút của Nguyễn Du, nghệ thuật miêu tả và khắc họa tính cách nhân vật của nhà thơ sẽ làm cho Truyện Kiều sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và cả nhân loại.
Bài soạn “Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học” số 4
1. Hướng dẫn chung
Đọc kĩ các bài Thao tác lập luận phân tích, Thao tác lập luận so sánh để có thể vận dụng tốt khi làm bài
- Thao tác lập luận phân tích
- Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng. (sự vật, hiện tượng)
- Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
- Thao tác lập luận so sánh
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục
- Khi so sánh, phải đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người nói (người viết)
- Đọc lại các văn bản đã học, hệ thống hóa những kiến thức đã tiếp nhận từ các bài học để làm bài
2. Gợi ý một số đề bài
Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau:
Đầu lòng hai ả tố Nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên “bạc mệnh” lại càng não nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rũ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình
Đề 3: Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
3. Gợi ý làm bài
Chú ý
- Bố cục bài viết:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Thân bài: Làm rõ vấn đề cần nghị luận (chú ý xác định thao tác nghị luận mà đề bài yêu cầu)
- Kết bài: Khẳng định, nhấn mạnh, mở rộng vấn đề
- Nội dung bài viết phải bám sát với những yêu cầu đề ra của đề bài, làm rõ được vấn đề, nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc….
- Từ ngữ chính xác, chọn lọc tinh tế, chú ý dấu câu, cách trình bày đúng và đẹp,….
Ví dụ:
Đề 1: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – một tiếng khóc bi tráng
Đề 2: Vẻ đẹp của bài Bài ca ngất ngưỡng
Gợi ý làm bài:
Đề 1:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – một tiếng khóc bi tráng
b. Thân bài:
– Những nét khái quát:
- Hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích:
- Bi tráng: vừa bi ai, vừa hùng tráng
- Tiếng khóc bi tráng là tiếng khóc như thế nào?
– Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để thấy rõ đây là tiếng khóc bi tráng của tác giả
- Tác phẩm khóc cho ai?
- Khóc về điều gì?
- Khóc như thế nào?
- Chú ý: Phân tích và chỉ ra những biểu hiện của yếu tố “bi” và “tráng” qua câu chữ, từ ngữ, hình ảnh, âm hưởng, nhịp điệu, các biện pháp tu từ…
- Nhận xét đánh giá chung về vấn đề
c. Kết bài:
- Khẳng định nhấn mạnh vấn đề và mở rộng vấn đề nghị luận
Đề 2:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề: Vẻ đẹp của bài Bài ca ngất ngưỡng
b. Thân bài:
– Những nét khái quát:
- Những vấn đề có liên quan đến bài “Bài ca ngất ngưỡng” như: Hoàn cảnh sáng tác, thể loại, nội dung, chủ đề
- Vẻ đẹp của tác phẩm văn học là vẻ đẹp về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Vẻ đẹp ấy chính là sự gắn bó hài hòa giữa nội dung và hình thức
– Làm rõ vấn đề cần nghị luận:
- Nội dung:
- Thấy được tính cách “ngông” trong lối sống của nhà nho tài tử đầy ngất ngưỡng Nguyễn Công Trứ.
- Tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
- Nghệ thuật:
- Thể thơ, âm hưởng, nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ
- Nhận xét: Ý nghĩa và giá trị khái quát của bài thơ
c. Kết bài:
- Khẳng định và mở rộng vấn đề nghị luận
Bài soạn “Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học” số 5
Đề 1 (trang 92 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích đã cho.
Dàn ý (mẫu 1)
Gợi ý:
Mở bài
– Giới thiệu khái quát Nguyễn Du và Truyện Kiều
– Nêu vấn đề: Tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích
Thân bài
– Giới thiệu hoàn cảnh gia đình và mối quan hệ của Thúy Vân, Thúy Kiều, khẳng định hai người đều “mười phân vẹn mười”
– Phân tích, so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều
+Phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân: Vẻ đẹp nhẹ nhàng, mây thua tuyết nhường
+Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, hoa ghen liễu hờn
=> So sánh về vẻ đẹp hình thức, Kiều có phần hơn, nhưng trong khi miêu tả Kiều, tác giả dự báo trước về số phận nàng sau này
– Phân tích, so sánh vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều
+ Thúy Vân: Không được nói đến nhiều về tài năng
+ Thúy Kiều: Không chỉ có vẻ đẹp mà còn có tài năng: cầm kì thi họa,…
=> So sánh về tài năng, Kiều có phần hơn
– Dù vậy, cần khẳng định cả hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều đều mang những vẻ đẹp đáng quý và phẩm hạnh đáng trân trọng
Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm 1: So sánh vẻ đẹp ngoại hình của Thúy Kiều và Thúy Vân
+ Thúy Vân: vẻ đẹp hài hòa, đầy đặn, đoan trang.
– Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
– Hoa cười ngọc thốt đoan trang
– Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
+ Thúy Kiều: vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà.
– Làn thu thủy, nét xuân sơn
– Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
– Nghiêng nước nghiêng thành
Luận điểm 2: So sánh tài năng của Thúy Kiều và Thúy Vân
+ Thúy Kiều có tài năng thiên bẩm, vượt trội về nhiều mặt.
– Thông minh vốn sẵn tính trời
– Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
– Cung thương làu bậc ngũ âm
– Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
– Khúc nhà tay lựa nên chương
Luận điểm 3: Kết luận
Mỗi người đẹp một vẻ đẹp riêng nhưng hình ảnh Kiều được khắc họa nổi bật hơn hẳn người em Thúy Vân.
Kết bài: Khẳng định tài năng miêu tả, đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút của Nguyễn Du.
Đề 2 (trang 92 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình.
Dàn ý (mẫu 1)
Gợi ý:
– Cần phân tích làm rõ được những điểm giống nhau trong nỗi niềm tâm tư và sự khác nhau trong giọng điệu
– Khác nhau:
+ Giọng điệu thơ Nguyễn Khuyến (phân tích trong Câu cá mùa thu): Buồn, suy tư trầm lắng
+ Giọng điệu thơ Tú Xương (phân tích trong Câu cá mùa thu): giọng chế giễu sâu cay
– Giống nhau: Cần khẳng định dù mang giọng thơ khác nhau nhưng trong thơ của mình, hai nhà thơ đều thể hiện tâm sự yêu nước thầm kín
– Lý giải sự khác nhau: Dựa trên phong cách nhà văn
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề (Khẳng định mỗi tác giả đều có phong cách nghệ thuật riêng, giọng điệu riêng).
Thân bài:
Luận điểm 1: Giọng thơ của Nguyễn Khuyến.
– Làm sáng tỏ qua bài Câu cá mùa thu (chủ yếu là giọng thơ trầm lắng, buồn, chất chứa suy tư).
Luận điểm 2: Giọng thơ của Tú Xương.
– Làm sáng tỏ qua bài Vịnh khoa thi Hương (giọng thơ trào phúng, chế giễu sâu cay).
Luận điểm 3: So sánh
– Khái quát lại sự khác nhau trong giọng thơ.
– Lý giải sự khác nhau đó (do đặc điểm phong cách nghệ thuật).
Kết bài: Khẳng định tài năng và cá tính sáng tạo riêng của mỗi tác giả.
Đề 3 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài
– Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
– Khái quát chung về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm
Thân bài
1. Nguồn gốc xuất thân của những người nông dân nghĩa sĩ
=> Những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ”
2. Người nông dân nghĩa sĩ hiện lên với lòng yêu nước nồng nàn
– Khi TD Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ => trông chờ tin quan => ghét => căm thù => đứng lên chống lại.
3. Người nông dân nghĩa sĩ cao đẹp bởi tinh thần chiến đấu
– Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là đân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
– Quân trang rất thô sơ mà lập được những chiến công đáng tự hào
4. Người nông dân nghĩa sĩ đáng kính trọng bởi sự hi sinh anh dũng
– Sự hi sinh của những người nông dân được nói đến một cách hình ảnh với niềm tiếc thương chân thành, họ xứng đáng đi vào sử sách
Kết bài
– Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu làm nên thành công của hình tượng
– Liên hệ bản thân
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm 1: Người nông dân lam lũ, cần cù trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày
– Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó.
– Chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ
– Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm.
Luận điểm 2: Người nông dân bỗng chốc hóa phi thường, thành người nông dân nghĩa sĩ cao cả, đẹp đẽ.
– Bất chấp những thiếu thốn, khó khăn về vật chất, sẵn sàng chiến đấu với những vũ khí, trang bị thô sơ, đơn giản nhất.
– Lấy ít chọi nhiều, khiến địch tan tác, hoảng sợ.
– Hi sinh anh dũng, hi sinh vì lý tưởng vì truyền thống dân tộc, vì lòng yêu nước.
Luận điểm 3: Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam xuất hiện hình tượng độc đáo này → sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu.
Kết bài: Khẳng định tài năng, tấm lòng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
Đề 4 (trang 93 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Những cảm nhận sâu sắc của anh chị qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Dàn ý (mẫu 1)
Mở bài
– Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu và giá trị thơ văn ông
Thân bài
1. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời gian truân
– NĐC(1822-1888), sinh tại quê mẹ ở tỉnh Gia Định xưa trong một gia đình nhà nho.
– 1843, đỗ tú tài.
– 1846, ông ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì hay tin mẹ mất bỏ thi, về quê bị mù.
– Về Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và làm thơ.
– Giặc Pháp dụ dỗ, mua chuộc nhưng ông vẫn giữ trọn tấm lòng thủy chung son sắt với đất nước và nhân dân.
2. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: sáng ngời lí tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước
a. Những sáng tác chính
– Truyện Lục Vân Tiên
– Dương Từ- Hà Mậu
– Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế Trương Định…
b. Nội dung thơ văn
– Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa
– Lòng yêu nước, thương dân
c. Nghệ thuật thơ văn
– Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.
– Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành…
– Đậm đà sắc thái Nam bộ: Lời ăn tiếng nói mộc mạc…..
– Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong VHDG Nam Bộ.
3. Cảm nhận về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
– Tuy cuộc đời lắm gian truân nhưng NĐC vẫn sáng ngời nhân cách đạo đức và bộc lộ tài năng nghệ thuật của mình, ông xứng đáng là một “ngôi sao sáng” trong nền văn học dân tộc
Kết bài
– Khái quát lại về cuộc đời và giá trị thơ văn NĐC
Dàn ý (mẫu 2)
Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.
Thân bài:
Luận điểm 1: Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.
– Xuất thân trong gia đình nhà nho, bố làm quan.
– Mẹ ông là vợ thứ.
– Ông học rộng tài cao.
– Gặp phải biến cố, bị mù mắt.
– Quay về Gia Định mở trường dạy học và bốc thuốc.
– Tham gia cuộc kháng chiến của dân tộc.
⇒ Cuộc đời nhiều trắc trở nhưng cao đẹp, giàu lý tưởng.
Luận điểm 2: Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
+ Đặc sắc nội dung:
– Tư tưởng nhân nghĩa: gắn với thương dân.
– Tư tưởng yêu nước.
+ Đặc sắc nghệ thuật:
– Từ ngữ đậm màu sắc Nam Bộ, giản dị.
– Giọng điệu tha thiết, giàu sắc thái.
Luận điểm 3: Cảm nhận, bình luận.
– Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu nhiều thách thức, trải qua thời kì biến động của đất nước → tạo nên vốn sống, sự bao quát hiện thực cho thơ văn.
– Ông là một người nghệ sĩ tài năng.
– Ông còn là một con người có phẩm chất đẹp đẽ, đáng quý.
Kết bài: Kết luận.
Nguồn: Tổng Hợp