Hệ thống kiến thức “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945”

Hệ thống toàn bộ kiến thức bài soạn “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bài học giúp các em nắm được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nắm vững đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945.

Bài soạn “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” số 1

Câu 1 (trang 90 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

Các nhân tố tạo điều kiện:

    + Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ

    + Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển

– Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:

    + Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)

    + Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)

    + Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

    + Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai

    + Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

    + Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực

    + Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c, Nguyên nhân:

– Sự thúc bách của yêu cầu thời đại

– Chủ quan của nền văn học

– Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy

– Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

Câu 2 (Trang 91 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

– Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

    + Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

    + Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

    + Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

    + Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

    + Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

– Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

    + Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

    + Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn

Luyện tập

Văn học (từ 1900 đến 1930) là văn học giao thời bởi:

    + Sự tồn tại song song hai nền văn học ( cũ và mới), hai lực lượng sáng tác

    + Sự đổi mới gặp phải nhiều rào cản

    + Sự níu kéo của những cái cũ

    + Văn học cũ tuy ở giai đoạn suy tàn nhưng vẫn chiếm giữ vị trí đáng kể trong nền văn học dân tộc

    + Giá trị văn học có tính giao thời giữa truyền thống và hiện đại

 

Bài soạn “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” số 2

 

I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945:

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

– Hoàn cảnh lịch sử xã hội:

+ Pháp đẩy mạnh việc khai thác thuộc địa.

+ Xã hội biến đổi sâu sắc, nhiều giai tầng xuất hiện.

+ Đảng ra đời lãnh đạo các phong trào đấu tranh.

– Văn hóa VN:

+ Thoát khỏi tầm ảnh hưởng của văn hóa TQ, có dịp tiếp thu văn hóa phương Tây.

+ Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Báo chí, xuất bản phát triển.

+ Viết văn trở thành một nghề.

→ Hiện đại hóa là quá trình làm cho làm cho VH thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VH trung đại và đổi mới theo hình thức VH phương Tây,có thể hội nhập với VH thế giới.

– Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá:

a. Giai đoạn 1: từ 1900 – 1920.

– Là giai đoạn chuẩn bị.

– Các tác phẩm: Thầy La- za- rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản), Hoàng Tố Oanh hàm oan (Thiên Trung), được coi là hai tác phẩm viết bằng văn xuôi quốc ngữ đầu tiên.

– Thành tựu chủ yếu: thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh (chủ yếu viết bằng chữ Hán, Nôm theo thi pháp VHTĐ)

b. Giai đoạn 2: từ 1920 – 1930.

– Quá trình hiện đại hoá đạt được những thành tựu đáng kể.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh), Hầu trời (Tản Đà), Gánh nước đêm (Trần Tuấn Khải)…các sáng tác bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc.

– Nhiều yếu tố của văn  vẫn còn tồn tại.

c. Giai đoạn thứ 3: từ 1930 – 1945.

– Quá trình đổi mới hoàn tất, nhiều thành tựu ở mọi lĩnh vực.

– Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Thơ duyên (Xuân Diệu)….

VHVN có thể hội nhập với nền VH thế giới.

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. 

a. Bộ phận văn học công khai

– Là VH tồn tại và phát triển trong pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.

– Phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó có hai xu hướng chính.

+ Văn học lãng mạn với những đặc trưng nổi bật:

* Là tiếng nói cá nhân nghệ sĩ tràn đầy cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, diễn tả khát vọng, ước mơ; coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định và đề cao cái tôi cá nhân riêng tư.

* Các đề tài quen thuộc: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, tương lai, cảm xúc, những biến thái tinh vi trong tâm hồn.

* Giá trị của văn học lãng mạn: thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lại những thứ lạc hậu, giải phóng cá nhân.

* Hạn chế: ít gắn với đời sống chính trị của đất nước.

* Thành phần: các nhà thơ mới, nhóm Tự lực văn đoàn..

 + Văn học hiện thực với những đặc trưng nổi bật:

* Thấm đượm tinh thần nhân đạo, phơi bày tình cảnh khốn khổ của người dân, chống sự áp bức bóc lột, phê phán thế sự, lên án sự bất công.

* Các đề tài quen thuộc: đời sống người nông dân nghèo, đời sống của người nghèo ở thành thị, bi kịch của những người bị áp bức bóc lột.

* Giá trị: phản ánh hiện thực khách quan, cụ thể, xây dựng được những tính cách điển hình trong hòan cảnh điển hình.

* Hạn chế: chưa thấy được tiền đồ của nhân dân và tương lai của dân tộc.

3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng. 

 – Văn học phát triển cả về số lượng và chất lượng

– Nguyên nhân:

+ Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biện hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

+ Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.

+ Còn một lí do rất thiết thực: Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống.

II. Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945

1. Về nội dung, tư tưởng:

– VHVN có 2 truyền thống lớn: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo.

→ Nhân tố mới: Phát huy trên tinh thần dân chủ.

2. Về thể loại và ngôn ngữ văn học:

– Văn xuôi.

+ Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời. đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới.

+ Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc.

+ Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh.

+ Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình VH phát triển.

– Thơ ca: Là một trong những thành tựu VH lớn nhất thời kì này

– Lí luận phê bình.

– Ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt, trình bày.

+ Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, qui phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại.

→ Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó.

– Mở ra một thời kì VH mới: Thời kì văn học hiện đại.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

– Văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có 3 đặc điểm cơ bản.

– Thành tựu chủ yếu của giai đoạn văn học này đã kế thừa và phát huy những truyền thống lớn sâu sắc nhất của văn học Việt Nam :chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo đồng thời đêm đến cho văn học những đóng góp mới của thời đại :tinh thần dân chủ.

2. Nghệ thuật

– Văn học thời kì này đạt được những thành tựu hết sức to lớn ,gắn liền với kết quả cách tân về thể loại ngôn ngữ.

– Có được những thành tựu nói trên chủ yếu là do sức sống tiềm tàng,mãnh liệt của dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển trong các phong trào yêu nước cách mạng và sự thức tỉnh ‘trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân.

 

Bài soạn “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” số 3

I. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945

– Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

– Khái niệm hiện đại hoá: được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học trên thế giới.

– Cơ sở xã hôi:

+ Đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược và đẩy mạnh công cuộc khai thác thuộc địa, làm cho xã hội nước ta có nhiều thay đổi: xuất hiện nhiều đô thị và nhiều tầng lớp mới, nhu cầu thẩm mĩ cũng thay đổi.

+ Nền văn học dần thoát khỏi sự ảnh hưởng của văn học Trung Hoa và dần hội nhật với nền văn học phương tây mà cụ thể là nền văn học nước Pháp.

+ Chữ quốc ngữ ra đời thay cho chữ Hán và chữ Nôm.

+ Nghề báo in xuất bản ra đời và phát triển khiến cho đời sống văn hóa trở nên sôi nổi.

– Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn.

a. Giai đoạn 1Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920

– Chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi, tác động đến việc ra đời của văn xuôi.

– Báo chí và phong trào dịch thuật phát triển giúp cho câu văn xuôi và nghệ thuật tiếng Việt trưởng thành và phát triển.

– Những thành tựu đạt được là sự xuất hiện của văn xuôi và truyện kí ở miền Nam.

– Thành tựu chính của văn học trong giai đoạn này vẫn thuộc về bộ phận văn học yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế….

→ Nhìn chung văn học chưa thoát khỏi hệ thống văn học trung đại.

b. Giai đoạn 2Từ 1920 đến 1930

Quá trình hiện đại hóa đạt được nhiều thành tích với sự xuất hiện của các thể loại văn học hiện đại và hiện đại hóa của các thể loại truyền thống: tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách…; truyện ngắn: Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn…; thơ: Tản Đà, Trần Tuấn Khải,..; kí: Phạm Quỳnh, Tương Phổ, Đông Hồ…đều phát triển.

c. Giai đoạn 3Từ 1930 đến 1945

Có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt được nhiều thành tựu

Về thơ có phong trào thơ mới.

– Tiểu thuyết có nhóm Tự Lực văn đoàn.

– Truyện ngắn có: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,…

– Phóng sự có Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,…

– Bút kí, tùy bút: Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,…

2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
2.1. Bộ phận văn học công khai là văn học hợp pháp tồn tại trong vòng luật pháp của của chính quyền thực dân phong kiến. Những tác phẩm này có tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh nhưng không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp với chính quyền thực dân. Phân hóa thành nhiều xu hướng

– Xu hướng văn học lãng mạn:

+ Nội dung: Thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, những khát vọng và ước mơ.

+ Đề tài: Thiên nhiên, tình yêu và tôn giáo

+ Thể loại: Thơ và văn xuôi trữ tình.

– Xu hướng văn học hiện thực:

+ Nội dung: Phản ánh hiện thực thông qua những hình tượng điển hình.

+ Đề tài: Những vấn đề xã hội

+ Thể loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.

2.2. Bộ phận văn học không công khai là văn học cách mạng, phải lưu hành bí mật. Đây là bộ phận của văn học cách mạng và nó trở thành dòng chủ của văn học sau này.

– Nội dung:

+ Đấu tranh chống thực dân và tay sai

+ Thể hiện nguyện vọng của dân tộc là độc lập tự do.

+ Biểu lộ nhiệt tình vì đất nước.

– Nghệ thuật:

+ Hình tượng trung tâm là người chiến sĩ

+ Chủ yếu là văn vần.

=> Hai bộ phận văn học trên có sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ.

3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

– Văn học phát triển mau lẹ cả về số lượng và chất lượng

– Nguyên nhân:

+ Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

+ Ngoài ra phải kể đến sự thức tỉnh ý thức cá nhân của tầng lớp trí thức Tây học.

+ Còn một lí do rất thiết thực: sự thúc bách của thời đại (Lúc này văn chương trở thành một thứ hàng hoá và viết văn là một nghề có thể kiếm sống).

II.Thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8/1945
1. Về nội dung, tư tưởng

Văn học Việt Nam vẫn tiếp tục phát huy 2 truyền thống lớn của văn học dân tộc: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo.

=> Nhân tố mới: Phát huy trên tinh thần dân chủ.

Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.

2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học

– Các thể loại văn xuôi phát triển đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn.

+ Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời. đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới.

+ Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc.

+ Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh.

+ Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình văn học phát triển.

– Thơ ca: Là một trong những thành tựu văn học lớn nhất thời kì này.

+ Bảng so sánh:

Tư tưởng cổ điển Tư tưởng hiện đại

– Đề tài, cốt truyện: vay mượn.

– Kể theo trật tự thời gian.

– Nhân vật: phân tuyến rạch ròi, thể hiện tâm lí theo hành vi bên ngoài.

– Chú trọng cốt truyện li kì.

– Tả cảnh, tả người theo lối ước lệ.

– Kết cấu tác phẩm: chương hồi

– Kết thúc tác phẩm: Có hậu.

– Lời văn biền ngẫu.

Xoá bỏ những đặc điểm của tiểu thuyết trung đại.

 

Thơ trung đại Thơ hiện đại
Mang đầy đủ những đặc điểm thi pháp văn học trung đại.

– Phá bỏ các quy phạm chặt chẽ.

– Thoát khỏi hệ thống ước lệ mang tính phi ngã.

– Lí luận phê bình.

– Ngôn ngữ, cách thể hiện, diễn đạt, trình bày.

– Dần thoát li chữ Hán, chữ Nôm, lối diễn đạt công thức, ước lệ, tượng trưng, điển cố, qui phạm nghiêm ngặt của văn học trung đại.

=> Kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học trước đó.

– Mở ra một thời kì văn học mới: Thời kì văn học hiện đại.

 

Bài soạn “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” số 4

 

Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

– “Hiện đại hóa văn học” là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.

– Những nhân tố tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

+ Thực dân Pháp tiến hành xâm lược và tiến hành khai thác về kinh tế ở nước ta. Điều đó đã làm cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc.

+ Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn học Trung Hoa, tiếp xúc dần dần với nền văn hóa Phương Tây

+ Chữ quốc ngữ ra đời và đang được phổ biến rộng rãi.

– Quá trình hiện đại hóa văn học:

+Giai đoạn 1 (từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920): là giai đoạn tiền đề và cần thiết cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ

+ Giai đoạn 2 (từ năm 1920 đến 1930): nền văn học hiện đại hóa có những thành tựu đáng kể.

+ Giai đoạn 3 (từ năm 1930 đến năm 1945): nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với

b)

– Sự phân hóa phức tạp của nền văn học Việt Nam từ đầu TKXX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

– Những điểm khác nhau của 2 dòng văn học đó là:

+ văn học công khai: văn học hợp pháp và tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

+ Bộ phận văn học bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa tục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

c)

– Văn học từ đầu TK XX đến 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở đi đã phát triển hết sức nhanh chóng.

– Nguyên nhân của sự phát triển mau lẹ:

+ Sự thúc bách của thời đại

+ Nhân tố quyết định chính là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc (nhân tố quyết định)

+ Do sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm

+ Sức sống văn hoá mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, biểu hiện rõ nhất là sự trưởng thành và phát triển của tiếng Việt và văn chương Việt.

Câu 2 (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

a)

– Những truyền thống tư tưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là:

+ Tư tưởng yêu nước: gắn liần với nhân dân, lí tưởng XHCN và tinh thần quốc tế vô sản.

+ Tinh thần dân chủ: đem đến cho truyền thống nhân đạo những nét mới.

+ Chủ nghĩa nhân đạo cũng mang nội dung mới. Chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với ý thức cá nhân, khát vọng sống và đấu tranh vì hạnh phúc của cá nhân và của cả dân tộc.

– Văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp đáng kể cho truyền thống đó. Những truyền tư tưởng đó phát huy trên tinh thần dân chủ. Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn liền với tinh thần quốc tế vô sản. Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.

b)

* Những thể loại văn học mới xuất hiện trong nền Văn học Việt Nam ở gia đoạn này đó là: kịch nói, bút kí, phóng sự, tiểu thuyết, phê bình văn học…

* Sự hiện đại hoá và cách tân của một số thể loại thể hiện ở:

– Tiểu thuyết:

+ Người đầu tiên có công trong việc hiện đại hóa tiểu thuyết là Hồ Biểu Chánh.

+ Tác giả Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm

+ Tiết thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn thực sự là cuộc cách mạng trong tiểu thuyết

+ Các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có công đưa tiểu thuyết xích lại gần với cuộc sống nhân dân hơn. Tiểu thuyết được nâng lên ở trình độ cao hơn với các tác giả xuất sắc như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…

– Thơ:

+ Thơ ca gắn liền với tên tuổi của Tản Đà

+ Thời kì Thơ mới là đỉnh cao của sự phát triển thơ Việt Nam.

+ Thơ ca cách mạng cũng có nhiều thành tưu đáng kể, nhất là thơ ca được sáng tác trong tù trong Như kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

Có thể nói văn học Việt Nam ba mươi ba năm đầu TK XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời.

– Trong giai đoạn thứ nhất, sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ, đây mới chỉ là giai đoạn chuẩn bị  các điều kiện cần thiết cho quá trình hiện đại hoá đó.

– Sang đến giai đoạn thứ 2, mặc dù ở giai đoạn này nền văn học cũng đã gặt hái được những thành tựu đáng kể nhưng nhiều yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tổn tại phổ biến ở mọi thể loại và nội dung.

=> Vì vậy, cả 2 giai đoạn vẫn còn chịu một phần chi phối của nền văn học trung đại, vẫn bị nó ảnh hưởng và còn phải phụ thuộc vào nó.  Nhưng sang đến giai đoạn 3 thì quá trình hiện đại hoá mới chính thức hoàn tất, làm cho nền văn học mới thực sự hiện đại

    Vì thế, văn học từ năm 1900 đến năm 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời.

 

Bài soạn “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945” số 5

 

I. ĐĂC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

1. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa

  • Khái niệm: Hiện đại hóa văn học Việt Nam là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới
  • Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920):
    • Đây là giai đoạn chuẩn bị điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá văn học.
    • Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, báo chí và phong trào dịch thuật phát triển khá rầm rộ.
    • Xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi: thầy La-za-rô phiền,…
    • Thành tựu chủ yếu thơ của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…
    • Văn học chỉ mới đổi mới về nội dung tư tưởng, chứ chưa đổi mới về hình thức nghệ thuật.
  • Giai đoạn thứ hai ( từ 1920 đến 1930):
    • Đây là giai đoạn giao thời.
    • Thành tựu: tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách; truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học; thơ của Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải; kịch nói của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc..
    • Bộ phận truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đã góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hoá văn học trong nước.
    • Giai đoạn này đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên nhiều yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại.
  • Giai đoạn thứ ba( từ 1930 đến 1945):
    • Hoàn tất quá trình hiện đại hóa đạt được nhiều thành tựu trên trên mọi thể loại.
    • Truyện ngắn và tiểu thuyết: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhóm Tự lực văn đoàn,…
    • Thơ ca phong trào Thơ Mới :Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, …
    • Phóng sự, bút kí, tuỳ bút, kịch nói, phê bình văn học,…cũng góp phần khẳng định sự đổi mới toàn diện của văn học.

==> Công cuộc hiện đại hoá đã diễn ra trên mọi mặt của đời sống văn học, làm biến đổi toàn diện nền văn học nước nhà.
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

  • a. Bộ phận văn học phát triển hợp pháp (công khai) gồm các sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai. Những tác phẩm này vẫn có tính dân tộc và có tư tưởng lành mạnh nhưng không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chính quyền thực dân. Ngay trong bộ phận này cũng có nhiều xu hướng khác nhau: hiện thực, lãng mạn…
  • b. Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp và nửa hợp pháp (không công khai) là sản phẩm của các nhà văn – chiến sĩ. Đây là bộ phận văn học cách mạng. . Nó sẽ trở thành dòng chủ của văn học VN sau này

3. Văn học phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng

  •  Biểu hiện
    • Số lượng tác giả, tác phẩm nhiều
    • Sự hình thành đổi mới các thể loại văn học
    • Nhiều tác phẩm có giá trị
  • Nguyên nhân
    • Do thúc bách của thời đại
    • Do sức sống nội tại của nền văn học dân tộc.
    • Do sự thức tỉnh ý thức cá tôi cá nhân.
    • Văn chương đã trở thành nghề kiếm sống.

II. THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

1. Về nội dung, tư tưởng

  • VHVN  vẫn tiếp tục phát huy hai truyền thống lớn của văn học dân tộc: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo.
  • Lòng yêu nước gắn liền với quê hương đất nước, trân trọng truyền thống văn hóa dân tộc, ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước, lòng yêu nước gắn kiền với tinh thần quốc tế vô sản.
  • Chủ nghĩa nhân đạo gắn với sự thức tỉnh ý thức cá nhân của người cầm bút.

2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học

  • Các thể loại văn xuôi phát triển đặc biệt là tiểu thuyết và truyện ngắn.
    • Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới.
    • Truyện ngắn đạt được thành tựu phong phú và vững chắc
    • Phóng sự ra đời đầu những năm 30 và phát triển mạnh
    • Bút kí, tuỳ bút, kịch, phê bình VH phát triển.
  • Thơ ca: Là một trong những thành tựu VH lớn nhất thời kì này, đã thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại để thể hiện tinh thần dan chủ của thời đại mới với cái tôi cá nhân đầy cảm xúc
  • Lí luận, phê bình văn học cũng đạt được những thành tựu đáng ghi nhận

Nguồn: Tổng Hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *