Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Sinh học – Đề 9

Để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2022 sắp tới, việc luyện đề là rất quan trọng. Nhằm giúp các em ôn thi hiệu quả, Tailieufree giới thiệu Chuyên mục Ôn thi THPT Quốc gia bao gồm nhiều đề thi khác nhau, là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Sinh học – Đề 8

Câu 1: Tần số đột biến ở từng gen riêng lẽ vào khoảng

A. 10-6  → 10-4           

B. 10-3  → 10-1               

C. 10-4 → 10-2           

D. 10-5  → 10-3

Câu 2: Trong quá trình hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.Coli, quá trình nào sau đây vẫn diễn ra trong môi trường có hoặc không có chất cảm ứng glactozo?

A. Gen điều hòa R phiên mã và dịch mã tạo nên protein ức chế

B. Đường glactozo bị phân giải bởi các protein do các gen Z,Y,A quy định.

C. Gen cấu trúc Z,Y,A tiến hành phiên mã và dịch mã tạo nên protein

D. Protein ức chế bám lên vùng vận hành O ngăn cản sự phiên mã của gen Z,Y,A

Câu 3: Khi nói về hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.Coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc A thì chắc chắn protein của gen này bị bất hoạt

II. Khi protein ức chế bám lên vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z,Y,A không phiên mã

III. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen R làm cho gen này không phiên mã thì các gen cấu trúc Z,Y,A sẽ phiên mã được

IV. Khi môi trường có Glactozo thì gen R vẫn tiến hành phiên mã và dịch mã

A. 1                            

B. 2                            

C. 3                            

D. 4

Câu 4: Tác nhân đột biến nào sau đây có thể có thể gây ra đột biến thay thế 1 cặp nu?

A. tia tử ngoại                

B. consixin          

C. 5 – BU            

D. acridin

Câu 5: Khẳng định nào sau đây không đúng về đột biến gen

A. đột biến gen trội không được biểu hiện ở trạng thái dị hợp

B. đột biến gen trội biểu hiện ngay ở đời cá thể đầu tiên

C. đột biến gen lặn có thể được biểu hiện trong các đời cá thể

D. đột biến gen lặn biểu hiện ngay nếu ở trạng thái đồng hợp lặn

Câu 6: Theo lý thuyết, dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất

A. mất 1 cặp nu ở vị trí số 6 sau mã mở đầu                

B. thêm 2 cặp nu trước mã kết thúc 5 vị trí

C. thay thế 1 cặp nu ngay sau mã kết thúc                    

D. mất 1 cặp nu ở vị trí số 4 trước mã kết thúc

Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Gen đột biến được biểu hiện ngay trong đời cá thể nếu là đột biến gen lặn

II. Đột biến phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên trong mô tạo thành thể khảm

III. Đột biến thường là có hại vì phá vỡ mối quan hệ trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.

IV. Đột biến gen được di truyền và là nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa và chọn lọc

A. 1                            

B. 2                            

C. 3                            

D. 4

Câu 8: Một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm xác định (ARN hoặc protein) được gọi là:

A. Gen        

B. Anti Cođon      

C. Mã di truyền    

D. Axit amin

Câu 9: Có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng?

I. Gen có 2 mạch xoắn phải song song và có liên kết hidro giữa 2 mạch

II. Trong tế bào của sinh vật đơn bội, gen tồn tại thành từng cặp alen

III. Gen có 3 vùng theo trình tự: khởi động, vận hành, kết thúc

IV. Trên mạch chính của gen chỉ có bộ mã 3’TAX5’ quy định axit amin mở đầu

A. 1                            

B. 2                            

C. 3                            

D. 4

Câu 10: Có bao nhiêu khẳng định sau đây là đúng?

I. Mã di truyền là mã bộ ba, tức là 1 bộ ba quy định mã hóa 3 axit amin liên tiếp

II. Mã di truyền có tính thoái hóa tức là mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin

III. Tính phổ biến của mã di truyền chứng tỏ sinh vật ngày nay có nguồn gốc chung

IV. Nhân đôi ADN được diễn ra vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp

V. Nhờ có nhân đôi ADN mà thông tin di truyền được truyền đạt cho thế hệ sau

A. 2                            

B. 3                            

C. 4                            

D. 5

Câu 11: Một gen có chiều dài 5100A0, số nucleotit loại A chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Số liên kết Hidro của gen này là:

A. 3600                      

B. 3800                      

C. 3000                      

C. 3900

Câu 12: Một gen có chiều dài 4080A0, số nu loại A chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Trên mạch 1 của gen có số nucleotit loại A chiếm 20% và có 200 nucleotit loại G. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. A1/X1 = 6/7                                                 

II. (A1+G1)/(T1+X1) = 11/19

III. (T2+A2)/(G2+X2) = 3/2                              

IV. Tổng số H = 2808

A. 1                            

B. 2                            

C. 3                            

D. 4

Câu 13: Loại axit nucleic nào sau đây vận chuyển các axit amin trong dịch mã?

A. rARN                    

B. mARN                  

C. tARN                    

D. ADN

Câu 14: Ở sinh vật nhân sơ, giai đoạn cuối cùng của quá trình dịch mã là

A. ADN tháo xoắn, tách rời 2 mạch đơn

B. Riboxom gặp tín hiệu kết thúc, axit amin đầu tiên bị cắt ra

C. Hoạt hóa axit amin tạo thành phức hợp aa-tARN

D. Protein ức chế bám lên vùng vận hành

Câu 15: Một gen có chiều dài 6800A0 tiến hành phiên mã 3 lần liên tiếp. Số nucleotit môi trường cần cung cấp cho quá trình trên là

A. 9600                      

B. 6000                      

C. 2400                      

D. 28000

Câu 16: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử protein được gọi là

A. codon.              

B. gen                

C. anticodon.              

D. mã di truyền.

Câu 17: Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối. Enzim nối đó là

A. ADN giraza.            

B. ADN polimeraza.          

C. helicaza.  

D. ADN ligaza

Câu 18: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc gì?

A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn

D. Mạch liên tục được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn, mạch gián đoạn được tổng hợp cùng chiều tháo xoắn.

Câu 19: Bộ ba mã sao (codon), bộ ba mã gốc (triplet), bộ ba đối mã (anticodon) lần lượt có ở

A. tARN, gen, mARN.            

B. mARN, gen, tARN      

C. mARN, gen, rARN.            

D. gen, ARN, tARN.

Câu 20: Nhận định nào sau đây là đúng về phân tử ARN?

A. Tất cả các loại ARN đều có cấu tạo mạch thẳng.

B. tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới riboxom

C. Trình tự các ribonucleotit trên mARN giống hệt trình tự nucleotit trên mạch gốc của gen, chỉ khác là Uraxin thay vì Timin.

D. Các tARN đều có chung một loại anticodon (đối mã) giống nhau.

Câu 21: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribonucleotit được tổng hợp theo chiều nào?

A. 3’ → 3’.          

B. 3’ → 5’.              

C. 5’ → 3’              

D. 5’ → 5’.

Câu 22: Trong quá trình dịch mã, mARN thường gắn với một nhóm ribosom gọi là poliribosom giúp

A. tăng hiệu suất tổng hợp protein              

B. điều hòa tổng hợp protein.

C. tổng hợp các protein cùng loại.              

D. tổng hợp được nhiều loại protein.

Câu 23: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

A. nhân đôi ADN và phiên mã.              

B. nhân đôi ADN và dịch mã.

C. Phiên mã và dịch mã                          

D. điều hòa hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 24: Nội dung chính của sự điều hòa hoạt động gen là

A. điều hòa quá trình dịch mã.                  

B. điều hòa lượng sản phẩm của gen

C. điều hòa quá trình phiên mã.                

D. điều hòa hoạt động nhân đôi ADN.

Câu 25: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli, khi môi trường có lactose thì

A. protein ức chế không gắn vào vùng vận hành.

B. protein ức chế không được tổng hợp.

C. sản phẩm của gen cấu trúc không được tạo ra.

D. ARN polimeraza không gắn vào vùng khởi động.

Câu 26: Sự điều hòa hoạt động gen nhằm mục đích

A. đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường cũng như với sự phát triển bình thường của cơ thể.

B. đảm bảo tăng năng suất hoạt động của tế bào vi khuẩn.

C. giúp cơ thể sinh vật thích nghi với môi trường sống.

D. giúp vi khuẩn E. coli tổng hợp được nhiều enzim phân giải đường lactose.

Câu 27: Trình tự nucleotit đặc biệt của một operon nơi mà enzim ARN polimeraza bám vào để khởi động quá trình phiên mã được gọi là

A. vùng khởi động.                  

B. gen điều hòa.             

C. vùng vận hành.                    

D. vùng mã hóa.

Câu 28: Sự điều hòa hoạt động gen tổng hợp enzim phân giải lactose của vi khuẩn E.coli diễn ra ở cấp độ nào?

A. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã.

B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã.

C. Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã.

D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau phiên mã.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.

B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10Ovà các loại baz nitric A, T, G, X.

C. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là metionin

D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch kép, phân tử mARN có cấu trúc mạch đơn.

Câu 30: Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau:

Mạch I:   (2) ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (1)

Mạch II:  (2)TAX ATG  ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (1)

Gen này phiên mã và dịch mã trong ống nghiệm cho ra một phân tử protein chỉ gồm 5 axit amin. Hãy cho biết mạch nào đã dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều phiên mã trên gen là chiều nào?

A. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) → (1).

B. Mạch I làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) → (2).

C. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (1) → (2)

D. Mạch II làm khuôn, chiều phiên mã từ (2) → (1).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận