Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Sinh học – Đề 24

Để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2022 sắp tới, việc luyện đề là rất quan trọng. Nhằm giúp các em ôn thi hiệu quả, Tailieufree giới thiệu Chuyên mục Ôn thi THPT Quốc gia bao gồm nhiều đề thi khác nhau, là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Sinh học – Đề 23

A. Trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Ví dụ nào sau đây không phải là cặp cơ quan tương đồng? 

A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

B. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của sâu bọ.

C. Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà Lan.

D. Gai xương rồng và gai của hoa hồng.

Câu 2: Khi nói về bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa phân li.

B. Cơ quan thoái hoá phản ánh sự tiến hoá đồng quy (tiến hoá hội tụ).

C. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nuclêôtit càng có xu hướng khác nhau và ngược lại.

D. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 3: Các nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng xác định?  

A. CLTN, giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.  

B. Đột biến, di – nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.  

C. Di – nhập gen, CLTN và giao phối không ngẫu nhiên.  

D. Di – nhập gen, CLTN và giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 4: Quá trình hình thành quần thể thích nghi chịu sự chi phối của các nhân tố nào?

A. Giao phối không ngẫu nhiên, di – nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Đột biến, giao phối và CLTN.

C. Đột biến, di nhập gen và các yếu tố ngẫu nhiên.

D. Đột biến, giao phối và các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 5: Trong các phương thức hình thành loài, phương thức nào tạo ra kết quả nhanh nhất?

A. Cách li địa lí và sinh thái.             

B. Cách li địa lí.  

C. Cách li sinh thái.        

D. Lai xa kèm đa bội hóa. 

Câu 6: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? 

I. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. 

II. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. 

III. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. 

IV. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. 

A. II, III.                        B. I, IV.       

C. I, III.                          D. II, IV.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không có ở kỉ Krêta?

A. Tiến hoá động vật có vú.

B. Xuất hiện thực vật có hoa.

C. Cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.

D. Sâu bọ xuất hiện.

Câu 8: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là

A. khả năng biểu lộ tình cảm, buồn vui hay giận dữ.

B. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.

C. thời gian mang thai là 270 – 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

D. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.

B. Tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): 

a. Nhân tố tiến hóa là gì? Nêu tên các nhân tố tiến hóa.

b. Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho CLTN?

Câu 2 (2 điểm): Hãy đưa ra một giả thuyết giải thích quá trình hình thành một quần thể cây có khả năng kháng lại một loài côn trùng từ một quần thể ban đầu bị sâu phá hoại.

Câu 3 (2 điểm): 

a. Nêu tên và kết quả của các giai đoạn trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất.

b. Giải thích CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai như thế nào.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

A. Trắc nghiệm

1 – A

2 – C

3 – B

4 – B

5 – A

6 – B

7 – A

8 – A

B. Tự luận

Câu 1:

a. 

– Nhân tố tiến hóa là các nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

– Các nhân tố tiến hóa gồm: đột biến, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.

b. Phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho CLTN là do:

– Đột biến gen ít gây hậu quả nghiêm trọng như đột biến NST.

– Phần nhiều các đột biến gen tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên nếu gen đột biến lặn cũng không biểu hiện ra ngay kiểu hình. Qua sinh sản, sẽ tạo ra nhiều biến dị tổ hợp và gen có hại lại có thể nằm trong tổ hợp gen mới nên không gây hại hoăc trong môi trường mới gen đột biến lại không có hại.

Câu 2: Do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp, có một số cây trồng có thể tự sản sinh ra một số chất độc đối với côn trùng. Trong điều kiện bình thường (không có sâu hại), những cây có chứa các chất độc này phát triển chậm hoặc yếu hơn cây khác (vì phải tiêu tốn thêm năng lượng ngăn chặn tác hại của chất độc đối với chính mình hoặc bài tiết chất độc ra ngoài). Tuy nhiên, khi sâu hại xuất hiện thì hầu hết các cây khác bị chết chỉ còn lại một số cây có chất độc có thể tồn tại và phát triển được. Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể cây trồng kháng sâu nếu áp lực chọn lọc ngày một tăng.

Câu 3:

a. Các giai đoạn trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất:

– Tiến hóa hóa học: Kết quả của tiến hóa hóa học là hình thành nên các đại phân tử có khả năng tự nhân đôi.

– Tiến hóa tiền sinh học: Kết quả của tiến hóa tiền sinh học là hình thành nên tế bào sơ khai.

– Tiến hóa sinh học: Kết quả của tiến hóa sinh học là hình thành nên thế giới sống đa dạng và phong phú.

b. Vai trò của CLTN giúp hình thành nên các tế bào sơ khai:

– Khi các đại phân tử như lipit prôtêin, các nuclêic …xuất hiện trong nước và tập chung cùng nhau thì các phân tử lipit do đặc tính kị nước sẽ lập tức hình thành lên lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử tạo nên các giọt nhỏ li ti khác nhau.

– Những giọt nhỏ chứa các phân tử hữu cơ có màng bao bọc như vậy chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ tiến hóa dần tạo nên các tế bào sơ khai (coaxecva).

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận