Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Sinh học – Đề 11

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Sinh học – Đề 10

Câu 1: Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Trong trường hợp các cây bố, mẹ giảm phân bình thường, tỉ lệ kiểu hình quả vàng thu được từ phép lai AAaa x AAaa là

A. 1/8.                  

B. 1/12.                

C. 1/36.                

D. 1/16. 

Nếu nòi thứ 4 làm gốc, cho rằng sự phát sinh nòi mới chỉ do 1 đột biến, ta có trình tự phát sinh các nòi như sau:

A. 4 → 3 → 2            

B. 4 → 3 → 1            

C. 4 → 1 → 2           

D. 4 → 2 → 1 

Câu 2: Trong trường hợp nào một đột biến gen trở thành thể đột biến:

A. Gen đột biến lặn xuất hiện ở trạng thái đồng hợp tử.

B. Gen đột biến trội.

C. Gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, cơ thể mang  đột biến là cơ thể mang cặp NST giới tính XY.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Trường hợp bộ nhiễm sắc thể 2n bị thiếu mất một cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là:

A. Thể ba .                

B. Thể một.                

C. Thể bốn.                

D. Thể không.

Câu 4: Giả sử có các kiểu nhiễm sắc thể thuộc các nòi khác nhau trong 1 loài như sau (dấu * thể hiện tâm động của nhiễm sắc thể):

1. M*QNORSP              

3. M*NORQPS

2. M*NOPQRS              

4. M*RONQPS

Câu 5: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm thuộc thể lệch bội dạng bốn nhiễm là

A. 10.                      

B. 16.                          

C. 32.                          

D. 12.

Câu 6: Hệ quả của dạng đột biết nào sau đây dẫn đến làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

A. Lặp đoạn.            

B. Đảo đoạn.              

C. Mất đoạn.              

D. Cả A và B.

Câu 7: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen?

A. Thêm một cặp nuclêôtit.

B. Mất một cặp nuclêôtit.

C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit.

D. Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.

Câu 8: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp   G – X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:

A. A = T = 720 ; G = X = 480.           

B. A = T = 419 ; G = X = 721.

C. A = T = 719 ; G = X = 481.           

D. A = T = 721 ; G = X = 479.

Câu 9: Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau, đó là dạng đột biến

A. thể bốn.                     

B. thể lệch bội.                      

C. thể tự đa bội.              

D. thể dị đa bội.

Câu 10: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

A. Bệnh ung thư máu.              

B. Hội chứng Tơcnơ.            

C. Hội chứng Đao.                   

D. Hội chứng Claiphentơ.

Câu 11: Trong các bộ ba mã di truyền sau đây, bộ ba nào mang tín hiệu kết thúc dịch mã?

A. 5’UAX3’              

B. 5’UGA3’              

C. 5’AUG3’              

D. 5’AGU3’ 

Câu 12: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.

B. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn có chiều 3’- 5’ thì mạch bổ sung sẽ được tổng hợp liên tục.

C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò tổng hợp và kéo dài mạch mới.

D. Ở sinh vật nhân thực, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử tạo ra nhiều đơn vị tái bản. 

Câu 13: Một gen có chiều dài 510 nm và có 3900 liên kết hydrô, gen nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nucleôtit tự do mỗi loại cần môi trường cung cấp là:

A. A = T = 4200; G = X = 1200                

B. A = T = 2100; G = X = 600

C. A = T =  4200; G =  X =  6300              

D. A = T = 6300; G = X = 4200 

Câu 14: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

(1) Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→ 3’ trên phân tử mARN.

(2) Trong quá trình dịch mã, nguyên tắc bổ sung giữa côđon và anticôđon là A – T, G – X

(3) Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.

(4) Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.

A. 3                

B. 2                

C. 1                

D. 4 

Câu 15: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại G. Mạch một của gen có số nuclêôtit loại A chiếm 30% và số nuclêôtit loại G chiếm 10% tổng số nuclêôtit của mạch. Số nuclêôtit mỗi loại ở mạch một của gen này là:

A. A = 450; T = 150; G = 150; X = 750                

B. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150

C. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150                

D. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150 

Câu 16: Một gen ở vi khuẩn khi dịch mã cần sử dụng từ môi trường nội bào 799 axit amin. Số nuclêôtit của mARN, số nuclêôtit của gen và số axit amin của chuỗi polipeptit hoàn chỉnh tương ứng lần lượt là:

A. 2397; 4794; 798                                      

B. 2400; 4800; 799 

C. 4800; 2400; 800                                      

D. 2400; 4800; 798 

Câu 17: Ở Operon Lac của vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ thì:

A. Prôtêin ức chế bị bất hoạt do gắn với lactôzơ

B. Gen điều hòa không tổng hợp prôtêin ức chế

C. Prôtêin ức chế bị bất hoạt do không gắn được vào vùng vận hành

D. Các prôtêin ức chế liên kết được với vùng vận hành

Câu 18: Có mấy nhận xét không đúng về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen trong số các nhận xét dưới đây?

(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin tạo nên đột biến thay thế A – T → G – X.

(2) Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.

(3) Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.

(4) Tác nhân gây đột biên gen có thể là tác nhân vật lí hoặc tác nhân hoá học.

A. 2.                

B. 3.                

C. 4.                

D. 1. 

Câu 19: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin và có tỉ lệ A + T /G + X = 1,5. Gen B bị đột biến thành alen b. Alen b có tổng số liên kết hiđrô là 3599 và có chiều dài bằng chiều dài của gen B. Dạng đột biến xảy ra với gen B là:

A. thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T

B. mất một cặp G – X

C. mất một cặp A – T 

D. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X 

Câu 10: Cấu trúc của nhiễm sắc thể sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:

A. phân tử ADN → nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit.

B. phân tử ADN → sợi cơ bản → nuclêôxôm →  sợi nhiễm sắc → crômatit.

C. phân tử AND →  nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit.

D. phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nuclêôxôm → crômatit.

Câu 21: Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 Å có số nuclêôtit là?

A. 3000.               

B. 1500.               

C. 6000.               

D. 4500.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?

A. Mã di truyền có tính thoái hoá.                             

B. Mã di truyền là mã bộ ba.

C. Mã di truyền có tính phổ biến.                              

D. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.

Câu 23: Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb  x  aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ

A. 3 : 1.                

B. 1 : 1 : 1 : 1.                 

C. 9 : 3 : 3 : 1.                 

D. 1 : 1.

Câu 24: Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen AAaa là

A. 1AA : 1aa.                           

B. 1Aa : 1aa.                  

C. 1AA : 4Aa : 1aa.                  

D. 4AA : 1Aa : 1aa.

Câu 25: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra

A. 16 loại giao tử.           

B. 2 loại giao tử.                   

C. 4 loại giao tử.             

D. 8 loại giao tử.

Câu 26: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật

A. tác động cộng gộp.               

B. liên kết gen.

C. hoán vị gen.                         

D. di truyền liên kết với giới tính.

Câu 27: Đơn phân của prôtêin là

A. peptit.              

B. nuclêôtit.          

C. nuclêôxôm.                

D. axit amin.

Câu 28: Bằng phương pháp tứ bội hoá, từ hợp tử lưỡng bội kiểu gen Aa có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen là?

A. Aaaa.               

B. AAAA.            

C. AAAa.           

D. AAaa.

Câu 29: Ở ruồi giấm, gen qui định tính trạng màu sắc thân và gen qui định tính trạng độ dài cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường (mỗi gen qui định một tính trạng). Lai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với dòng ruồi giấm thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1, trong trường hợp xảy ra hoán vị gen với tần số18%. Tỉ lệ ruồi thân đen, cánh cụt xuất hiện ở FB tính theo lí thuyết là

A. 82%.                

B. 9%.                  

C. 41%.               

D. 18%.

Câu 30: Ở cà chua, gen qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu dục thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ

A. 1: 2 : 1.            

B. 1 : 1.                

C. 9 : 3 : 3 : 1.                

D. 3 : 1.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *