Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Sinh học – Đề 10

Đồng hành với các em học sinh trong mùa thi quan trọng này, Tailieufree xin gửi tới các bạn Bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Sinh học. Đây là tổng hợp các đề thi thử môn Sinh học 2022 từ các trường THPT trên cả nước, là tài liệu hay để bạn đọc cùng tham khảo và ôn tập cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Sinh học – Đề 9

Câu 1: Một phân tử mARN ở E. coli có tỉ lệ % các loại nucleotit là: U = 20%, X = 30%, G = 20%. Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên là

A. G = X = 25%; A = T = 25%           

B. G = X = 30%; A = T = 20%

C. G = X = 20%; A = T = 30%           

D. G = X = 10%; A = T = 40%

Câu 2: Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?

A. Timin                

B. Uraxin                  

C. Xitozin                  

D. Adenin

Câu 3: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ protein loại histon với thành phần nào sau đây?

ArARN.              

BtARN.              

CmARN.            

DADN.

Câu 4: Codon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5’UGG 3’          

B. 5’UGX 3’              

C. 5’ UAG 3’              

D. 5’ UAX 3’

Câu 5: Loại enzim nào tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

A. ARN polimeraza                    

B. Restrictaza

C. ADN polimeraza                      

D. Ligaza

Câu 6: Phân tử tARN mang axit amin foocmin Metionin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối (anticodon) là:

A. 5’AUG 3’.        

B. 5’UAX 3’.              

C. 3’AUG 5’.              

D. 3’UAX 5’.

Câu 7: Một gen có 900 cặp nucleotit và có tỉ lệ các loại nucleotit bằng nhau. Số liên kết hidro của gen là

A. 1798                

B. 1125                      

C. 2250                     

D. 3060

Câu 8: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nucleotit và số nucleotit loại X chiếm 22%  tổng số nucleotit của gen. Số nucleotit loại T của gen là

A. 644                    

B. 506                        

C. 322                        

D. 480

Câu 9: Gen là một đoạn ADN mang thông tin     

A. mã hoá cho 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 phân tử ARN.      

B. mã hoá các axit amin.

C. qui định cấu trúc của 1 phân tử prôtêin.

D. qui định cơ chế di truyền .      

Câu 10: Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ:

A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).

B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).

C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).

D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).

Câu 11: Trong quá trình tổng hợp các mạch ADN mới, ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều

A. chiều 3’→ 5’.             

B. chiều 5’→ 3’.     

C. cả 2 chiều.                  

D. chiều 5’→ 3’ hoặc 3’→ 5’ tùy theo từng mạch khuôn.

Câu 12: Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho thế hệ sau là nhờ cơ chế      

A. tự nhân đôi của ADN.                    

B. phiên mã của ADN.    

C. dịch mã trên phân tử mARN.          

D. phiên mã và dịch mã.

Câu 13: Trình tự phù hợp với trình tự các nucleotit được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch gốc là  3’ AGXTTAGXA 5’ là?

A. 3’AGXUUAGXA5’.             

B. 3’UXGAAUXGU5’.      

C. 5’AGXUUAGXA3’.             

D. 5’UXGAAUXGU3’

Câu 14: Sự phiên mã diễn ra trên   

A. mạch mã gốc có chiều 3’ → 5’của gen.    

B. trên cả 2 mạch của gen. 

C. mạch bổ sung có chiều 5’ → 3’của gen.         

D. mã gốc hay trên mạch bổ sung là tùy theo loại gen.

Câu 15: Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?

A. Phiên mã và tổng hợp chuỗi polipeptit.                                    

B. Phiên mã và hoạt hóa axit amin. 

C. Tổng hợp chuỗi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu.        

D. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.

Câu 16: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các  gen như sau : ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng?

Achuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể.                  

Blặp đoạn nhiễm sắc thể.

Cđảo đoạn nhiễm sắc thể.                                     

Dmất đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 17: Trong trường hợp không phát sinh đột biến mới, phép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?

AAaBb x AABb.          

BAABB x aaBb.          

CAaBb x AaBB.           

DAaBb x AaBb.

Câu 18:  Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai sau:

(1) AaBb×aabb               (5) AaBb×AaBB

(2) aaBb×AaBB              (6) AaBb×aaBb

(3) aaBb×aaBb               (7) AAbb×aaBb

(4) AABb×AaBb            (8) Aabb×aaBb

Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình?

A. 6.            

B. 3.            

C. 5.            

D. 4.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Quá trình phiên mã và nhân đôi đều có mạch mới kéo dài theo chiều 5’→ 3’.

B. Quá trình phiên mã và nhân đôi ADN đều chỉ dựa trên mạch gốc làm khuôn là mạch có chiều 3’→5’.

C. Nguyên liệu môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của ADN là các loại nuclêôtit: A, T, G, X còn nguyên liệu môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã là các loại nuclêôtit là: A, U, G, X.

D. Quá trình phiên mã do tác động của enzim ARN polimeaza còn nhân đôi là ADN polimeaza để lắp giáp các nuclêôtit của môi trường với các nuclêôtit của mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.

Câu 20: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể ba. Thể ba này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?

A. AaBbDdEe.              

B. AaBbDEe.                 

C. AaaBbDdEe.            

D. AaBbEe.

Câu 21: Trường hợp tế bào của cơ thể sinh vật chứa bộ  NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau được gọi là

A. thể đa bội chẵn.           

B. thể lưỡng bội.          

C. thể lệch bội.                 

D. thể dị đa bội.

Câu 22: Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen?

A. AaBbDd.          

B. AABbDd.         

C. AaBBDd.         

D. aaBBdd.

Câu 23: Trong mỗi tinh trùng bình thường của một loài chuột có 19 nhiễm sắc thể khác nhau. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào sinh dưỡng thể một của loài chuột trên là

A. 18.          

B. 19.          

C. 37.         

D. 57.

Câu 24: Trong cấu trúc của phân tử ARN, có mấy loại đơn phân?

A. 2.            

B. 4.            

C. 1.            

D. 3.

Câu 25: Trong thí nghiệm của mình, để xác định kiểu gen của các cơ thể có kiểu hình trội ở thế hệ F2, Menđen đã cho các cây này

A. tạp giao.                    

B. lai phân tích.             

C. tự thụ phấn.               

D. lai thuận nghịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *