Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 59

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Sinh học – Đề 27

Để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 sắp tới, việc luyện đề là rất quan trọng. Nhằm giúp các em ôn thi hiệu quả, Tailieufree giới thiệu Chuyên mục Ôn thi THPT Quốc gia bao gồm nhiều đề thi khác nhau, là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: 

C = 12, H = 1, O = 16, Cu = 64, N = 14, Mg = 24, Ba = 137, Al = 27, Cr = 52.

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Ion Cu2+ oxi hóa được kim loại nào sau đây?

A. Al.

B. Au.

C. Ag.

D. Cu.

Câu 2: Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

A. nước brom.

B. CaO.

C. dung dịch Ba(OH)2.

D. dung dịch NaOH.

Câu 3: Hợp chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Cr(OH)2.

B. CrO3.

C. Cr(OH)3.

D. CrCl3.

Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch không thay đổi, nồng độ mol của chất tan trong dung dịch X là

A. 0,6M.

B. 0,2M.

C. 0,1M.

D. 0,4M.

Câu 5: Nung 6,58 (g) Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 (g) chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

A. 1.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 6: Cho FeO tác dụng với dung dịch HCl. Vai trò của FeO là

A. chất oxi hoá.

B. oxit axit.

C. chất khử.

D. oxit bazơ.

Câu 7: Chất X có đặc điểm: Đốt trên ngọn lửa đèn khí, ngọn lửa chuyển sang màu vàng. X không tác dụng với dung dịch BaCl2. X là

A. NaHCO3.

B. K2CO3.

C. Na2CO3.

D. KHCO3.

Câu 8: Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 9: Cho hỗn hợp CuO và Fe vào dung dịch HNO3 loãng nguội. Nhận thấy CuO và Fe đều phản ứng hết. Sau phản ứng thu được dung dịch X, chất khí Y và chất rắn không tan Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa T. Kết tủa T phải chứa

A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.

B. Fe(OH)2.

C. Fe(OH)3 và Cu(OH)2.

D. Cu(OH)2.

Câu 10: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là

A. SO2 và NO2.

B. CH4 và NH3.

C. CO và CH4.

D. CO và CO2.

Câu 11: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa nâu đỏ.

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.

C. có kết tủa keo trắng.

D. dung dịch vẫn trong suốt.

Câu 12: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

A. 0,3 lít.

B. 0,6 lít.

C. 0,8 lít.

D. 1,0 lít.

Câu 13: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Sn.

B. Al, Fe, CuO.

C. Zn, Cu, Mg.

D. Hg, Na, Ca.

Câu 14: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 4,0 gam.

B. 0,8 gam.

C. 8,3 gam.

D. 2,0 gam.

Câu 15: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 2.

II. Phần tự luận

Câu 1: Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các khí sau: CO2, SO2, H2S đựng trong các bình riêng biệt, mất nhãn.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương ứng là 2 : 1). Cho X tác dụng với H2O (dư) thu được chất rắn Y và V lít khí. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 0,25V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Xác định tỉ lệ số mol của Fe và Al trong X.

Câu 3: Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (nóng, dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Tính giá trị của V.

Đáp án & Thang điểm

1. Phần trắc nghiệm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đ/a A A A B A D A C B A C C A A D

Câu 1: 2Al + 3Cu2+ → 2Al3+ + 3Cu . Chọn đáp án A.

Câu 2: SO2 làm mất màu dung dịch brom còn CO2 thì không. Chọn đáp án A.

Câu 3: Cr(OH)2 không tác dụng với dung dịch NaOH. Chọn đáp án A.

Câu 4:

Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

Sau phản ứng thu được 2 muối BaCO3 (x mol) và Ba(HCO3)2 ( y mol)

Bảo toàn C: x + 2y = 0,15.

Bảo toàn Ba: x + y = 0,125.

Giải hệ được: x = 0,1 và y = 0,025

CM chất tan = 0,025 : 0,125 = 0,2M. Chọn đáp án B.

Câu 5:

Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

mkhí = 6,58 – 4,96 = 46.4a + 32a → a = 7,5.10-3 mol

Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

CM (HNO3) = 4a : 0,3 = 0,1 → pHY = 1. Chọn đáp án A.

Câu 6: FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Vai trò của FeO là oxit bazơ. Chọn đáp án D.

Câu 7: Đốt trên ngọn lửa đèn khí, ngọn lửa chuyển sang màu vàng → X chứa nguyên tố Na.

X không tác dụng với dung dịch BaCl2. X là NaHCO3. Chọn đáp án A.

Câu 8: Các dung dịch: HCl, NH3 phản ứng được với Cu(OH)2. Chọn đáp án C.

Câu 9: CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe dư + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

Fedư + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu.

Dung dịch X: Fe(NO3)2, chất khí Y: NO, chất rắn Z: Cu

Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3.

T chứa Fe(OH)2. Chọn đáp án B.

Câu 10: Tác nhân chủ yếu gây mưa axit là SO2 và NO2. Chọn đáp án A.

Câu 11: CO2 + NaAlO2 + 2H2O → Al(OH)3 ↓ + NaHCO3.

Hiện tượng xảy ra là có kết tủa keo trắng. Chọn đáp án C.

Câu 12: Để HNO3 là ít nhất thì phản ứng chỉ oxi hóa Fe → Fe2+.

Bảo toàn e: 3.nNO = 2.nFe + 2.nCu = 0,6 mol → nNO = 0,2 mol.

nHNO3 = 2.nFe + 2.nCu + nNO = 0,8 mol → V = 0,8 lít. Chọn đáp án C.

Câu 13: Fe, Ni, Sn vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3. Chọn đáp án A.

Câu 14: mChất rắn ↓ = mO (CuO) = 9,1 – 8,3 = 0,8 gam.

nO (CuO) = nCuO = 0,8 : 16 = 0,05 mol → mCuO = 0,05.80 = 4gam. Chọn đáp án A.

Câu 15: Cr(OH)3, Zn(OH)2 có tính chất lưỡng tính. Chọn đáp án D.

2. Phần tự luận

Câu 1: Dẫn lần lượt từng khí qua ống nghiệm đựng nước vôi trong, nếu ống nghiệm xuất hiện vẩn đục trắng → khí là CO2 và SO2 (I), không hiện tượng là H2S.

Dẫn 2 khí ở nhóm I qua ống nghiệm đựng dung dịch brom, khí làm mất màu dung dịch brom là SO2, không hiện tượng là CO2.

PTHH:

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Câu 2: Gọi số mol Al là x mol → số mol Na là 2x mol

Cho X tác dụng với H2O

Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

→ Vkhí = 2,5x.22,4 = V (1)

Chất rắn Y là Fe

Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

Lấy (2) : (1) được y : x = 5 : 8.

Câu 3: Bảo toàn khối lượng: mCr2O3 + mAl = mcr sau → mAl = 8,1 gam

Tính được: số mol Cr2O3 = 0,1 mol, số mol Al = 0,3 mol

Đề thi Hóa học 12 Học kì 2 có đáp án (Đề 3)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *