Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.
Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 57
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Hóa học bao gồm 10 đề thi khác nhau, có đáp án được biên soạn theo Đề Tham Khảo Tốt Nghiệp THPT 2022 môn Hóa học, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em ôn thi THPT Quốc gia. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:
C = 12, H = 1, O = 16, Cu = 64, Fe = 56, Na = 23, K = 39, Zn = 65, Mg = 24, Ba = 137.
Dưới đây là Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 58:
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Cho 1,44 gam kim loại M (có hoá trị II) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được dung dịch X và 1,344 lít khí (đkc). Kim loại M là
A. Ba.
B. Mg.
C. Zn.
D. Fe.
Câu 2: Chất nào sau đây gây ra tính cứng tạm thời của nước?
A. Ca(HCO3)2.
B. NaOH.
C. CaCl2.
D. HCl.
Câu 3: Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là
A. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất khử.
B. oxi hoá ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
C. khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại.
D. cho hợp chất chứa ion kim loại tác dụng với chất oxi hoá.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây dung dịch từ không màu chuyển sang màu xanh?
A. Nhúng lá nhôm vào dung dịch HCl.
B. Nhúng lá đồng vào dung dịch AgNO3.
C. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NaOH.
D. Thêm Fe vào dung dịch NH3 đặc.
Câu 5: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1,0M thoát ra a lít NO. Nếu cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1,0M và H2SO4 0,5 M thoát b lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa a và b là
A. b = a.
B. b = 2a.
C. 2b = 5a.
D. 2b = 3a.
Câu 6: Cho Cr tác dụng với O2 (to). Sản phẩm thu được là
A. CrO.
B. Cr2O3.
C. Cr3O4.
D. CrO3.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 10,6 gam muối vô cơ X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít một chất khí Y có tỷ khối so với H2 là 22. X là chất nào sau đây?
A. NaHCO3.
B. Na2CO3.
C. K2SO3.
D. KHSO3.
Câu 8: Để hòa tan hoàn toàn 0,1 mol Fe2O3 và 0,1 mol Fe cần tối thiểu bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 1M (loãng)?
A. 0,6.
B. 0,5.
C. 0,3.
D. 0,4.
Câu 9: Cu (Z = 29), cấu hình electron nguyên tử của đồng là
A. 1s22s22p63s23p63d94s2.
B. 1s22s22p63s23p63d104s1.
C. 1s22s22p63s23p63d84s3.
D. 1s22s22p63s23p63d104s2.
Câu 10: Tỉ lệ số người chết về bệnh phổi do hút thuốc lá gấp hàng chục lần số người không hút thuốc là. Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là
A. nicotin.
B. aspirin.
C. cafein.
D. moocphin.
Câu 11: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
B. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
C. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
D. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
Câu 12: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Fe.
B. Al.
C. Ag.
D. Zn.
Câu 13: Để nhận biết ion Fe2+ trong dung dịch ta dùng dung dịch
A. NaCl.
B. KOH.
C. K2SO4.
D. NaNO3.
Câu 14: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với HNO3 đặc, nóng, dư, thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 6,72.
C. 1,493.
D. 2,24.
Câu 15: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là
A. 4.
B. 1.
C. 5.
D. 3.
II. Phần tự luận
Câu 1 Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch sau: NaCl, AlCl3, MgCl2 đựng trong các bình riêng biệt, mất nhãn.
Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm: Fe, ZnO và MgSO3 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thu được dung dịch Y và khí Z.
– Cho Z lội qua nước vôi trong dư thu được chất rắn G.
– Cho dd NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Q và dung dịch R. Nung Q ngoài không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn T. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định các chất có trong Y, Z, G, Q, R, T và viết các PTHH xảy ra.
Câu 3: Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M (loãng), sau phản ứng thấy thoát ra V lít khí ở đktc. Để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl. Tính giá trị của a và V.
Đáp án & Thang điểm
1. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đ/a | B | A | C | B | B | B | B | C | B | A | B | D | B | B |
Câu 1: Bảo toàn e: 2.nM = 2.nkhí → nM = 0,06 mol → MM = 1,44 : 0,06 = 24. Vậy M là Mg. Chọn đáp án B.
Câu 2: Ca(HCO3)2 gây ra tính cứng tạm thời của nước. Chọn đáp án A.
Câu 3: Nguyên tắc chung được dùng để điều chế kim loại là khử ion kim loại trong hợp chất thành nguyên tử kim loại. Chọn đáp án C.
Câu 4: Cu + 2AgNO3 (không màu) → Cu(NO3)2 (xanh) + 2Ag. Chọn đáp án B.
Câu 5:
a : b = 0,02 : 0,04 = 1 : 2. Chọn đáp án B.
Câu 6: Chọn đáp án B.
Câu 7: Mkhí = 2.22 = 44 → Loại đáp án C và D.
Giả sử A đúng:
→ mmuối X = 0,1.84 = 8,4 gam ≠ 10,6 gam. Vậy A sai. Chọn đáp án B.
Câu 8:
Vaxit = 0,3 lít. Chọn đáp án C.
Câu 9: Cu (Z = 29): 1s22s22p63s23p63d104s1. Chọn đáp án B.
Câu 10: Chất gây nghiện và gây ung thư có trong thuốc lá là nicotin. Chọn đáp án A.
Câu 11: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. Chọn đáp án B.
Câu 12: Kim loại Zn phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Chọn đáp án D.
Câu 13: Để nhận biết ion Fe2+ trong dung dịch ta dùng dung dịch KOH. Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, hóa nâu đỏ trong không khí. Chọn đáp án B.
Câu 14: Bảo toàn e: 3.nFe = nkhí = 0,3 → Vkhí = 0,3.22,4 = 6,72 lít. Chọn đáp án B.
Câu 15: (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3 + 2H2O
MgCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Mg(OH)2 ↓
FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)2 ↓. Chọn đáp án D.
2. Phần tự luận
Câu 1: Đánh số thứ thự từng lọ, trích mỗi lọ một ít dung dịch sang ống nghiệm đánh số tương ứng.
Chọn dung dịch NaOH làm thuốc thử.
Ống nghiệm nào xuất hiện kết tuả keo trắng, kết tủa tan khi thêm lượng dư NaOH là AlCl3.
Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng, không tan khi dư NaOH là MgCl2.
Ống nghiệm nào không có hiện tượng xảy ra là NaCl.
PTHH:
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓+ 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl
Câu 2: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O
MgSO3 + H2SO4 → MgSO4 + SO2 + H2O
dd Y gồm: Fe SO4; ZnSO4; MgSO4 và H2SO4 dư
Khí Z gồm H2 và SO2
Z + dd nước vôi trong dư:
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Vậy G là CaSO3
Y + dd NaOH dư
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + Na2SO4
MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + Na2SO4
ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2 ↓ + Na2SO4
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
Kết tủa Q gồm: Mg(OH)2 và Fe(OH)2
dd R gồm: Na2SO4, Na2ZnO2, NaOH dư
Nung Q ngoài không khí
Câu 3:
Theo bài ra Al dư, Đặt nCr2O3 pư = x mol, nAl dư = y mol
→ 52.2x + 102.x + 27y = 46,6 : 2
→ 206x + 27y = 23,3
Phần 1 :
Giải hệ được : x = 0,1 mol; y = 0,1 mol
→ chất rắn mối phần chứa 0,2 mol Cr; 0,1 mol Al; 0,1 mol Al2O3.
Bảo toàn điện tích có:
nHCl = nCl– = 3.nAl3+ + 2.nCr+ = 3.2.0,1 + 3.0,1 + 2.0,2 = 1,3 mol
V = 0,15.22,4 = 3,36 lít.