Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.
Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 56
Bộ đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 bao bồm nhiều đề thi từ các trường khác nhau, có bảng ma trận và đề cương ôn tập kèm theo đáp án chi tiết để các bạn học sinh có thể tham khảo cũng như đối chiếu kết quả bài làm của chính mình ngay sau khi làm xong. Bộ đề thi giúp các em học sinh củng cố kiến thức, luyện đề và rèn luyện kĩ năng cho các kỳ thi quan trọng sắp tới.
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:
C = 12, H = 1, O = 16, Al = 27, Ca = 40, Cl = 35,5, Mg = 24.
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 loãng.
B. HNO3 loãng.
C. HNO3 đặc nguội.
D. H2SO4 đặc nóng.
Câu 2: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. boxit.
B. đá vôi.
C. thạch cao sống.
D. thạch cao nung.
Câu 3: Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 gam Al. Hiệu suất của quá trình điện phân là
A. 60%.
B. 70%.
C. 80%.
D. 90%.
Câu 4: Tôn là sắt được tráng kim loại nào sau đây?
A. Cr.
B. Zn.
C. Sn.
D. Ni.
Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho CaO vào nước.
(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 6: Dẫn 4,48 lít khí CO2 ở đktc vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 10g.
B. 20g.
C. 30g.
D. 40g.
Câu 7: Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3. Sau khi cân bằng phương trình thì tổng hệ số (số nguyên tối giản) của tất cả các chất là
A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 9.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.
B. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.
C. CrO3 là oxit axit.
D. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.
Câu 9: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. CO2 và O2.
B. CO2 và CH4.
C. CH4 và H2O.
D. N2 và CO.
Câu 10: Phương trình hóa học nào sau đây là sai?
A. Cu + 2FeCl3 (dung dịch) → CuCl2 + 2FeCl2.
B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
C. H2 + CuO → Cu + H2O.
D. Fe + ZnSO4 (dung dịch) → FeSO4 + Zn.
Câu 11: Oxi hóa hoàn toàn 15,1g hỗn hợp bột các kim loại Cu, Zn, Al bằng oxi thu được 22,3g hỗn hợp oxit. Cho các oxit tan bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl. Khối lượng muối khan thu được là
A. 47,05g.
B. 63,9g.
C. 31,075g.
D. Đáp án khác.
Câu 12: Cho m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là
A. 1,8.
B. 2,4.
C. 3,6.
D. 6,0.
Câu 13: Phương pháp điều chế Al là
A. Điện phân dung dịch AlCl3.
B. Dùng Na đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3.
C. Điện phân nóng chảy Al2(SO4)3.
D. Điện phân nóng chảy Al2O3.
Câu 14: Kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Cu.
B. Ag.
C. Al.
D. Fe.
Câu 15: Chất tác dụng với dung dịch Na2CO3 tạo khí thoát ra là
A. HCl.
B. Na2SO4.
C. FeSO4.
D. BaCl2.
II. Phần tự luận
Câu 1: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí: CO, CO2, SO2 đựng trong các bình riêng biệt, mất nhãn.
Câu 2: Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Tính khối lượng sắt đã phản ứng.
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 đến dư vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m.
Đáp án & Thang điểm
1. Phần trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đ/a | C | C | C | B | A | B | C | B | B | D | A | A | D | B | A |
Câu 1: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc, nguội. Chọn đáp án C.
Câu 2: CaSO4.2H2O được gọi là thạch cao sống. Chọn đáp án C.
Câu 3:
Câu 4: Tôn là sắt được tráng kim loại Zn. Chọn đáp án B.
Câu 5:
(a) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
(b) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
(c) CaO + H2O → Ca(OH)2
(d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl. Chọn đáp án A.
Câu 6:
m↓ = 0,2.100 = 20 gam. Chọn đáp án B.
Câu 7: Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4
Tổng hệ số (số nguyên tối giản) của tất cả các chất là 5. Chọn đáp án C.
Câu 8: Phát biểu sai: Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng. Chọn đáp án B.
Câu 9: CO2 và CH4 đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chọn đáp án B.
Câu 10: Phương trình sai: Fe + ZnSO4 (dung dịch) → FeSO4 + Zn. Chọn đáp án D.
Câu 11: mO (oxit) = 22,3 – 15,1 = 7,2 gam → nO (oxit) = 0,45 mol
nHCl = 2.nO (oxit) = ngốc axit = 0,9 mol.
mmuối = mKL + mgốc axit = 15,1 + 0,9.35,5 = 47,05 gam. Chọn đáp án A.
Câu 12: Bảo toàn e: 2.nMg = 3.nNO → nMg = 0,075 mol → m = 0,075.24 = 1,8 gam. Chọn đáp án A.
Câu 13: Phương pháp điều chế Al là: Điện phân nóng chảy Al2O3. Chọn đáp án D.
Câu 14: Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. Chọn đáp án B.
Câu 15: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O. Chọn đáp án A.
2. Phần tự luận
Câu 1: Dẫn từng khí lần lượt qua ống nghiệm đựng nước brom, khí nào làm mất màu nước brom là SO2
Hai khí còn lại dẫn qua ống nghiệm đựng nước vôi trong, khí nào làm xuất hiện vẩn đục trắng là CO2
SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4
CO2 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 + H2O
Câu 2: Tính được số mol Cu(NO3)2: 0,02 mol, số mol AgNO3: 0,02 mol
Phản ứng xảy ra theo thứ thự:
mthanh sắt = 100 + (0,02.108 – 0,01.56) =101,6 gam < 101,72 gam.
Xảy ra tiếp phản ứng:
mthanh sắt = 100 + 0,02.108 + a.64 – 56.(0,01 + a) = 101,72
→ a = 0,015 mol
mFe pư = (0,01 + 0,015).56 = 1,4 gam.
Câu 3: Tính được số mol NO2: 0,06 mol
Gọi số mol Al và Cu lần lượt là x và y mol
→ 27x + 64y = 1,23 (1)
Dung dịch Y gồm: Al(NO3)3: 0,01 mol; Cu(NO3)2: 0,015 mol và có thể có HNO3 dư
PTHH tạo kết tủa: