Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 56

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 55

Để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 sắp tới, việc luyện đề là rất quan trọng. Nhằm giúp các em ôn thi hiệu quả, Tailieufree giới thiệu Chuyên mục Ôn thi THPT Quốc gia bao gồm nhiều đề thi khác nhau, là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Câu 1. Chất có tính chất lưỡng tính là

 A. NaOH.

 B. NaHCO3.

 C. KNO3.

 D. NaCl.

Câu 2. Nhóm các chất nào sau đều tác dụng với dd Fe(NO3)3 là

 A. Fe, Cu, Ag.

 B. Fe, Al, Cu.

 C. Al, Ag, Mg.

 D. Fe, Mg, Ag.

Câu 3. Trong đời sống, muối hiđrocacbonat X có nhiều ứng dụng trong thực tế, một trong những ứng dụng đó là sản xuất nước giải khát. Muối X đó là

 A. NaHCO3.

 B. KHCO3.

 C. Ba(HCO3)2.

 D. Mg(HCO3)2.

Câu 4. Các oxit sau: FeO, MgO, Fe3O4, ZnO những oxit nào phản ứng với HNO3 có tạo ra khí?

 A. FeO, Fe3O4.

 B. MgO, FeO.

 C. Fe3O4, ZnO.

 D. MgO, ZnO.

Câu 5. Oxit kim loại bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao là

 A. Al2O3.

 B. K2O.

 C. CuO.

 D. MgO.

Câu 6: Nước có chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

 A. Ca2+, Mg2+.

 B. Cu2+, Fe2+.

 C. Zn2+, Al3+.

 D. K+, Na+.

Câu 7: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+trong dung dịch?

 A. Fe.

 B. Mg.

 C. Na.

 D. Cu.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng?

 A. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.

 B. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

 C. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.

 D. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.

Câu 9. Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp:

 A. điện phân dung dịch.

 B. điện phân nóng chảy.

 C. thủy luyện.

 D. nhiệt luyện.

Câu 10. Cho hỗn hợp gồm Na và Al tan vào nước thấy hỗn hợp tan hết. Nhận xét đúng là

 A. Al tan hoàn toàn trong nước dư.

 B. Số mol khí thoát ra bé hơn số mol Al và Na.

 C. H2O dư và số mol Al lớn hơn số mol Na.

 D. H2O dư và số mol Al bé hơn hoặc bằng số mol Na.

Câu 11. Khi nhiệt độ tăng độ dẫn điện của kim loại

 A. Tăng.

 B. Giảm.

 C. Không đổi.

 D. Không dẫn điện.

Câu 12. Cho các phát biểu sau:

a. Kim loại sắt có tính nhiễm từ.

b. Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.

c. CrO3 là một oxit axit.

Số phát biểu đúng là

 A. 1.    

 B. 2.    

 C. 3.    

 D. tất cả đều sai.

Câu 13. Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là

 A. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.

 B. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.

 C. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.

 D. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB.

Câu 14. Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là

 A. hematit; pirit ; manhetit; xiđerit.

 B. xiđerit; manhetit; pirit; hematit.

 C. xiđerit; hematit; manhetit; pirit.

 D. pirit; hematit; manhetit; xiderit.

Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

 A. Crom có màu lục xám.

 B. Crom là một kim loại cứng (chỉ kém hơn kim cương), cắt được thủy tinh.

 C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890°C).

 D. Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).

Câu 16. Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng?

 A. 26Fe: [Ar] 4s13d7.

 B. 26Fe2+: [Ar] 4s23d4.

 C. 26Fe2+: [Ar] 3d44s2 .

 D. 26Fe3+: [Ar] 3d5.

Câu 17. Để nhận biết 2 chất rắn BaSO4 và AgCl, ta cho 2 chất

 A. Tác dụng với dung dịch HCl.

 B. Vào dung dịch quỳ tím.

 C. Ra ngoài ánh sáng.

 D. Tác dụng với dung dịch NaOH.

Câu 18. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm:

 A. IA.

 B. IIIA.

 C. IVA.

 D. IIA.

Câu 19.Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử cho dưới đây để nhận biết các khí SO2, O2, HCl ?

 A. Giấy quỳ tím khô.

 B. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein.

 C. Que đóm còn than hồng.

 D. Giấy quỳ tím ẩm.

Câu 20. Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột Al cần dùng là

 A. 8,10 gam.

 B. 1,35 gam.

 C. 5,40 gam.

 D. 2,70 gam.

Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

 A. 1,12.

 B. 2,24.

 C. 4,48.

 D. 3,36.

Câu 22: Trong các chất sau, chất nào có tính chất lưỡng tính ?

 A. Cr2O3.

 B. Al.

 C. Fe2O3.

 D. Cr.

Câu 23. Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

 A. 57,4.

 B. 28,7.

 C. 10,8.

 D. 68,2.

Câu 24. Cho 0,11 mol khí CO2 đi qua dung dịch NaOH sinh ra 11,44g hỗn hợp 2 muối. Số gam mỗi muối trong hỗn hợp là

 A. 0,84 và 10,6.

 B. 0.42 và 11,02.

 C. 1,68 và 9,76.

 D. 2,52 và 8,92.

Câu 25: Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Khối lượng muối tạo thành là

 A. 8,18 g.

 B. 6,5 g.

 C. 10,07 g.

 D. 8,35 g.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1. B

 NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

 NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Câu 2. B

 Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

 Al + Fe(NO3)3 → Al(NO3)3 + Fe

 Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.

Câu 3. A

Câu 4. A

Trong FeO và Fe3O4 nguyên tố Fe chưa đạt số oxi hóa cao nhất. Do đó FeO và Fe3O4 phản ứng với HNO3 tạo ra khí.

Câu 5. C

CO khử được các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động.

→ CO + CuO → Cu + CO2.

Câu 6. A

Câu 7. B

 Mg + Fe2+ → Fe + Mg2+

Câu 8. B

Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 9. B

Câu 10. D

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 4)

Vậy để Al tan hết thì H2O dư, số mol Al bé hơn hoặc bằng số mol Na.

Câu 11. B

Câu 12. C

Câu 13. A

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 4)

Vậy M ở ô 20 (z = 20), chu kỳ 4 (có 4 lớp e), nhóm IIA (2e hóa trị, nguyên tố s).

Câu 14. C

Câu 15. A

Crom có màu trắng ánh bạc.

Câu 16. D

Các cấu hình electron:

 Fe (Z = 26): [Ar]3d64s2.

 Fe2+: [Ar]3d6.

 Fe3+: [Ar]3d5.

Câu 17. C

Khi ra ánh sáng AgCl bị phân hủy.

Câu 18. A

Kim loại kiềm thuộc nhóm IA.

Câu 19. D

Sử dụng quỳ tím ẩm:

+ Quỳ tím ẩm không đổi màu → O2.

+ Quỳ tím ẩm chuyển sang màu hồng → SO2.

+ Quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ, sau đó mất màu → HCl.

Câu 20. D

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 4)

Câu 21. B

Bảo toàn electron có: 3.nAl = 3.nNO → nNO = 0,1 mol

VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Câu 22. A

Câu 23. D

Gọi số mol FeCl2 là x (mol) → số mol NaCl là 2x (mol)

nhh = 24,4 (gam) → 127x + 117x = 24,4 → x = 0,1 (mol).

Cho AgNO3 vào dung dịch X có:

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 4)

Khối lượng chất rắn là: m = 0,4.143,5 + 0,1.108 = 68,2 gam.

Câu 24. A

Theo bài ra hai muối thu được là NaHCO3 (x mol) và Na2CO3 ( y mol).

Bảo toàn C có: nkhí = x + y = 0,11 (1)

mmuối = 11,44 (g) → 84x + 106y = 11,44 (2)

Từ (1) và (2) có x = 0,01 và y = 0,1

Khối lượng NaHCO3 và Na2CO3 lần lượt là 0,84 gam và 10,6 gam.

Câu 25. A

Ta có mCu = 2,94 gam , mFe = 1,96 gam, nFe = 0,035 mol; nCu = 0,046 mol.

→ Sau phản ứng còn 2,3 gam < 2,94 gam → chất rắn không tan là Cu,dung dịch sau phản ứng chứa Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 4)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *