Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 55

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 54

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2022 môn Hóa học bao gồm 10 đề thi khác nhau, có đáp án được biên soạn theo Đề Tham Khảo Tốt Nghiệp THPT 2022 môn Hóa học, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em ôn thi THPT Quốc gia. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Câu 1: Sắt không tan được trong dung dịch nào sau đây?

 A. H2SO4 loãng, nguội.

 B. H2SO4 đặc, nguội.

 C. HNO3 đặc, nóng.

 D. HCl đặc, nguội.

Câu 2. Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn

 A. Fe.

 B. K.

 C. Na.

 D. Ca.

Câu 3. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có cấu hình electron bất thường ?

 A. Fe.

 B. Cr.

 C. Al.

 D. Na.

Câu 4. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch

 A. NaOH.

 B. Na2SO4.

 C. NaCl.

 D. CuSO4.

Câu 5. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?

 A. Fe2+ và Cu2+.

 B. Fe2+ và Ag+.

 C. Zn và Fe2+.

 D. Zn và Cr3+.

Câu 6. Hợp chất sắt (III) không thể hiện tính oxi hoá khi cho:

 A. Fe2O3 tác dụng với Al.

 B. Fe tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3.

 C. Zn tác dụng với dung dịch FeCl3.

 D. dung dịch Fe(NO3)3 tác dụng với dung dịch NH3.

Câu 7. Hòa tan Fe trong HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Khối lượng Fe bị hòa tan bằng

 A. 0,56 gam.

 B. 1,12 gam.

 C. 1,68 gam.

 D. 2,24 gam.

Câu 8: Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hỗn hợp này trong một lượng dung dịch HCl (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3) là khí NO duy nhất). Giá trị của m là ?

 A. 6,72

 B. 5,60

 C. 5,96.

 D. 6,44.

Câu 9. Ngâm hỗn hợp A gồm 3 kim loại Fe, Ag và Cu trong dung dịch chỉ chứa chất tan B thấy Fe, Cu phản ứng hoàn toàn nhưng lượng Ag không đổi. Chất B là

 A. AgNO3.

 B. Fe(NO3)3.

 C. Cu(NO3)2.

 D. HNO3.

Câu 10. Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

 A. FeO.

 B.Fe2O3.

 C. Fe3O4.

 D. Fe(OH)2.

Câu 11. Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit kim loại Y. Kim loại X, Y lần lượt là

 A. Cu, Fe.

 B. Fe, Cu.

 C. Cu, Ag.

 D. Ag, Cu.

Câu 12. Cấu hình electron của 26Fe3+ là

 A. 1s22s22p63s23p63d34s2.

 B. 1s22s22p63s23p63d44s1.

 C. 1s22s22p63s23p63d64s2.

 D. 1s22s22p63s23p63d5.

Câu 13. Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu; NaOH; Br2; AgNO3; KMnO4; MgSO4; Mg(NO3)2; Al ?

 A. 5.

 B. 6.

 C. 7.

 D. 8.

Câu 14. Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,56 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là

 A. 2,8.

 B. 1,4.

 C. 5,6.

 D. 11,2.

Câu 15. Cho dãy chuyển hoá sau: Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3)

X, Y, Z lần lượt là

 A. Cl2, Ag, HNO3.

 B. HCl, Cl2, AgNO3.

 C. Cl2, Fe, HNO3.

 D. Cl2, Fe, Cu(NO3)2.

Câu 16. Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là

 A. 26 gam.

 B. 24 gam.

 C. 28 gam.

 D. 22 gam.

Câu 17. Cho các chất rắn: Cu, Fe, Ag và các dung dịch : CuSO4, FeSO4, FeCl3. Khi cho chất rắn vào dung dịch (một chất rắn + một dung dịch). Số trường hợp xảy ra phản ứng là

 A. 4.

 B. 3.

 C. 6.

 D. 2.

Câu 18. Cho cân bằng hóa học sau: Cr2O72- + H2O 2 CrO42- + 2H+.

Màu vàng cam của dung dịch K2Cr2O7 chuyển thành dung dịch màu vàng hoặc có kết tủa vàng tươi nếu

 A. thêm dung dịch NaOH hoặc thêm dung dịch BaCl2.

 B. thêm dung dịch H2SO4 loãng hoặc dung dịch NaCl.

 C. thêm dung dịch H2SO4 loãng hoặc dung dịch BaCl2.

 D. thêm dung dịch NaOH hoặc dung dịch HCl.

Câu 19. Cho phản ứng oxi hóa khử sau:

FeS + H2SO4 (đặc nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.

Sau khi đã cân bằng hệ số các chất đều là số nguyên, tối giản thì số phân tử FeS bị oxi hóa và số phân tử H2SO4 đã bị khử tương ứng là bao nhiêu?

 A. 2 và 10.

 B. 2 và 7.

 C. 1 và 5.

 D. 2 và 9.

Câu 20. Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl (dư) thoát ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là

 A. 7,84.

 B. 4,48.

 C. 3,36.

 D. 10,08.

Câu 21. Tính chất vật lý nào dưới đây không phải là tính chất vật lý của Fe?

 A. Kim loại nặng.

 B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.

 C. Dẫn điện và nhiệt tốt.

 D. Có tính nhiễm từ.

Câu 22. Dung dịch muối FeCl3 không tác dụng với kim loại nào dưới đây?

 A. Zn.

 B. Fe.

 C. Cu.

 D. Ag.

Câu 23. Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao?

 A. H2.

 B. CO.

 C. Al.

 D. Na.

Câu 24. Cho CO dư qua hỗn hợp các oxit sau: Al2O3, Fe2O3, CuO, nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được là

 A. Al2O3, Fe, Cu.

 B. Al2O3, FeO, Cu.

 C. Al2O3, Fe2O3, Cu.

 D. Al, Fe, Cu.

Câu 25. Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử là

 A. 2.

 B. 3.

 C. 5.

 D. 4.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1. B

Fe bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội.

Câu 2. A

Tính khử của Cr mạnh hơn Fe.

Câu 3. C

 Cr (Z = 24): [Ar] 3d5 4s1.

Câu 4. A

 Fe3+ + 3OH → Fe(OH)3 ↓

Câu 5. A

Giữa Fe2+ và Cu2+ không xảy ra phản ứng.

Câu 6. D

Fe(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3NH4NO3

Câu 7. C

Bảo toàn electron có: 3.nFe = nNO2 + 3.nNO → nFe = 0,03 mol

→ mFe = 0,03.56 = 1,68 gam.

Câu 8. A

nHCl cần = 2nO trong oxit = 0,24 mol → nHCl đã dùng (dư 25%) = 0,3 mol.

→ nHCl dư = 0,3 – 0,24 = 0,06 mol

Dung dịch sau phản ứng có: Fe3+ (a mol); Fe2+ (b mol); H+ (0,06 mol); Cl (2.0,03 + 0,3 = 0,36 mol).

Bảo toàn điện tích có: 3a + 2b + 0,06 = 0,36 → 3a + 2b = 0,3 (1)

Cho dung dịch AgNO3 dư vào X

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3)

Có mAgCl = 0,36.143,5 = 51,66 < 53,28 nên kết tủa còn có Ag Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3)

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3)

→ b = 0,045 + 0,015 = 0,06 (mol)

Thay vào (1) được a = 0,06 (mol)

Bảo toàn Fe có nFe = a + b = 0,12 (mol) → m = 0,12.56 = 6,72 gam.

Câu 9. B

 Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2

 Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Câu 10. B

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3)

Câu 11. B

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3)

Câu 12. D

Fe (z = 26) 1s22s22p63s23p63d64s2

Fe → Fe3+ + 3e

→ Cấu hình electron của Fe3+: 1s22s22p63s23p63d5.

Câu 13. C

Dung dịch X chứa: FeSO4; Fe2(SO4)3; H2SO4 dư

→ X tác dụng được với: Cu; NaOH; Br2; AgNO3; KMnO4; Mg(NO3)2; Al.

Câu 14. B

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3)

Câu 15. C

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3)

Câu 16. A

Ta có: nO (oxit pư) = nCO = 0,25 (mol)

mcr sau = mcr bđ – mO (oxit pư) = 30 – 0,25.16 = 26 gam.

Câu 17. B

 Các phản ứng xảy ra là:

 Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

 Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Câu 18. A

Câu 19. B

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3)

Câu 20. A

Bảo toàn khối lượng có: mtrước = msau → mAl = 23,3 – 15,2 = 8,1 gam

Đề thi Học kì 2 Hóa học lớp 12 có đáp án (Đề 3)

X gồm Al2O3: 0,1 mol; Cr: 0,2 mol và Al dư: 0,1 mol

Cho X vào HCl dư, bảo toàn electron có:

2.nCr + 3.nAl = 2.nkhí → nkhí = 0,35 mol

V = 0,35.22,4 = 7,84 lít.

Câu 21. B

Fe có màu trắng hơi xám.

Câu 22. D

Ag không tác dụng với FeCl3.

Câu 23. B

Chất khử oxit sắt trong lò cao là CO.

Câu 24. A

CO khử được oxit của các kim loại sau Al trong dãy hoạt động hóa học.

→ Chất rắn sau phản ứng gồm: Al2O3, Fe, Cu.

Câu 25. C

Các chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:

FeCl2; Fe(NO3)2; FeSO4: do Fe có số oxi hóa trung gian.

FeCl3 do Fe3+ có tính oxi hóa; Cl có tính khử.

Fe(NO3)3 do dựa trên phản ứng nhiệt phân.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận