Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.
Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 43
Để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 sắp tới, việc luyện đề là rất quan trọng. Nhằm giúp các em ôn thi hiệu quả, Tailieufree giới thiệu Chuyên mục Ôn thi THPT Quốc gia bao gồm nhiều đề thi khác nhau, là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.
Cho nguyên tử khối một số nguyên tố:
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, S = 32, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64, Ag = 108.
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây không có sự phù hợp giữa tên quặng sắt và công thức hợp chất chính có trong quặng?
A. Manhetit chứa Fe2O3.
B. Pirit sắt chứa FeS2 .
C. Hematit nâu chứa Fe2O3.nH2O
D. Xiđerit chứa FeCO3.
Câu 2: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 108,0.
B. 67,5.
C. 54,0.
D. 75,6.
Câu 3: Để luyện được 500 tấn thép cacbon (thành phần gồm Fe và C) chứa 1,4% C, cần dùng x tấn quặng hematit đỏ chứa 0% tạp chất trơ. Hiệu suất quá trình là 75%. Giá trị của x là
A. 939,05.
B. 528,21.
C. 1878,10.
D. 1056,43.
Câu 4: Hỗn hợp X gồm: Al, Al2O3, Al(OH)3. X tan hoàn toàn trong
A. H2SO4 đặc, nguội, dư.
B. dd NaOH dư.
C. dd CuCl2 dư.
D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 5: Cho phản ứng sau: a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d N2O + e H2O. Sau khi cân bằng, tổng giá trị của (a + b + d) là
A. 41.
B. 23.
C. 25.
D. 14.
Câu 6: Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).
– Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 22,75
B. 21,40.
C. 29,40.
D. 29,43.
Câu 7: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. Nhôm là kim loại thụ động trong HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc, nguội.
B. Nhôm có tính dẫn điện tốt.
C. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
D. Có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
Câu 8: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong nhuộm vải … Công thức hoá học của phèn chua là
A. Na2SO4.2Al2(SO4)3.24H2O.
B. 2K2SO4.FeSO4.24H2O.
C. NaFe(SO4)2.12H2O.
D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 9: Fe phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. NaOH; C; CuCl2; Cl2.
B. H2SO4 (đặc, nguội); FeCl3.
C. HNO3 loãng; S.
D. Al2O3; HNO3 đặc.
Câu 10: Quặng nào sau đây là tốt nhất để luyện Gang?
A. Fe2O3.
B. FeS2.
C. Fe2O3.nH2O.
D. Fe3O4.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhôm là một kim loại lưỡng tính.
B. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
C. AlCl3, Al2O3 đều là chất lưỡng tính.
D. Al(OH)3 tan trong dung dịch NH3 dư.
Câu 12: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng.
B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng.
D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng.
Câu 13: Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí của Al?
A. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
B. Kim loại nhẹ.
C. Có tính nhiễm từ.
D. Màu trắng, dẻo.
Câu 14: Khi nung Fe với iốt trong môi trường trơ thu được sản phẩm X. Công thức của X là
A. Fe3O4 .
B. Fe2I.
C. FeI2.
D. FeI3.
Câu 15: Xét 2 phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
.Hai chất X, Y theo thứ tự lần lượt là
A. HCl, FeCl3.
B. Cl2 , HCl.
C. CuCl2 , Cl2.
D. Cl2 , FeCl3.
Câu 16: Có các kim loại Cu, Al, Fe và các dung dịch muối CuCl2, Fe(NO3)3, AgNO3 . Kim loại tác dụng được với 2 trong 3 dung dịch muối là
A. Cu.
B. Al .
C. Fe.
D. Al, Fe.
Câu 17: Khi cho bột sắt vào dd AgNO3 dư, hãy cho biết có những phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm?
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag↓(1)
Fe + 3Ag+ → Fe3+ + 3Ag↓(2)
Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+ (3)
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓(4)
A. (2) và (3).
B. (1) và (3).
C. (1).
D. (1) và (4).
Câu 18: Quặng chính để sản xuất Al là?
A. Boxit.
B. Saphia.
C. Đất sét.
D. Mica.
Câu 19: Al không tan trong dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nóng.
B. NaOH.
C. H2SO4 loãng.
D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 20: Đốt Fe dư trong hơi Brom thu được hỗn hợp gồm 2 chất rắn. Hãy cho biết thành phần của chất rắn đó:
A. FeBr2 và Fe.
B. FeBr3, Br2.
C. FeBr3 và Fe.
D. FeBr2 và FeBr3.
Câu 21:Biết cấu hình của Fe3+ là: [Ar]3d5. Tổng số e trong nguyên tử của Fe là
A. 26.
B. 23.
C. 15.
D. 56.
Câu 22: Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe3O4 trong bình kín (không có không khí) đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp X. Cho X vào nước vôi trong dư, thấy không có khí thoát ra. Vậy hỗn hợp X gồm
A. Al2O3, Fe2O3, Fe.
B. Al2O3, Fe.
C. Al2O3, Fe3O4, Al.
D. Al2O3, Fe, Al.
Câu 23: Cho các hợp kim sau: Al-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li, số hợp kim Fe bị ăn mòn trước là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 24: Cho m gam hỗn hợp G gồm: Na, Al, Fe vào nước dư thu được 4,48 lít khí (ở đktc).
Mặt khác cho m gam G ở trên vào dung dịch NaOH dư thu được 7,84 lít khí (ở đktc) và dung dịch X, chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào H2SO4 đặc, nóng thu được 5,04 lít khí (ở đktc).
Giá trị của m là
A. 23,9.
B. 47,8.
C. 16,1.
D. 32,2
Câu 25: Quá trình tạo Gang và tạo xỉ xảy ra ở bộ phận nào của Lò cao?
A. Thân lò.
B. Phía trên của nồi lò.
C. Bụng lò.
D. Nồi lò.
Câu 26: Cho các khẳng định sau:
(1) Al là kim loại nặng hơn Ba.
(2) Al là kim loại dẫn điện bằng 2/3 Cu và nhẹ bằng 1/3 Cu.
(3) Al là kim loại dẻo nhất trong các kim loại.
(4) Trong điện phân Al2O3 nóng chảy, Al sinh ra ở trạng thái lỏng.
Khẳng định đúng là
A. (2) và (4).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (1), (3) và (4).
Câu 27: Cho m gam Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,04 lít khí ở đktc. Giá trị của m là
A. 8,4.
B. 12,6.
C. 6,3.
D. 5,04.
Câu 28: Cho 0,01 mol Fe vào 50ml dung dịch AgNO3 1M khi phản ứng kết thúc khối lượng AgNO3 thu được là
A. 3,6.
B. 3,24.
C. 2,16.
D. 1,08.
Câu 29: Tính chất nào sau đây là tính chất chung của các hợp chất: FeO, Fe3O4, Fe2O3?
A. Tính lưỡng tính.
B. Tính oxi hóa và tính khử.
C. Tính khử.
D. Tính oxi hoá.
Câu 30: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 6,72.
C. 1,493.
D. 2,24.
Đáp án & Thang điểm
Câu 1. A
Manhetit chứa Fe3O4.
Câu 2. D
Vậy khí X có thể có: CO; CO2 và O2
Đặt số mol của CO; CO2 và O2 có trong 2,24 lít khí X lần lượt là a, b và c (mol)
Có MX = 16.2 = 32 → mX = 28a + 44b + 32c = 32.0,1 = 3,2 (gam) (2)
Sục X vào Ca(OH)2 dư:
→ n↓ = b = 0,02 (mol) (3)
Từ (1); (2) và (3) có: a = 0,06; b = 0,02 và c = 0,02.
Bảo toàn O có số mol O2thu được sau điện phân là:
→ mAl = 2800.27 = 75600 gam = 75,6 kg.
Câu 3. A
Ta có sơ đồ:
Fe2O3 → 2Fe
160g → 2.56g
x tấn → 500.98,6% tấn
Câu 4. B
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Câu 5. A
8 Al + 30 HNO3 → 8 Al(NO3)3 + 3 N2O + 15 H2O
→ a + b + d = 8 + 30 + 3 = 41.
Câu 6. A
Hỗn hợp sau phản ứng phản ứng với NaOH → sau khi nung nóng hỗn hợp có Al dư. Chất rắn Y gồm Al dư; Fe; Al2O3
Phần 2: Áp dụng định luật bảo toàn electron:
Phần 1: Áp dụng định luật bảo toàn electron:
Câu 7. C
Nhôm bền trong môi trường không khí và nước do nhôm có màng oxit Al2O3 bảo vệ.
Câu 8. D
Phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 9. C
Câu 10. D
Quặng có hàm lượng sắt cao nhất khi luyện gang sẽ có hiệu quả cao nhất.
→ Quặng tốt nhất đề luyện gang là Fe3O4.
Câu 11. B
A sai vì không có khái niệm kim loại lưỡng tính.
C sai vì AlCl3 không phải là chất lưỡng tính.
D sai vì Al(OH)3 không tan trong NH3 dư.
Câu 12. D
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng của nhôm với oxit kim loại
→ Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng không phải là phản ứng nhiệt nhôm.
Câu 13. C
Nhôm không có tính nhiễm từ.
Câu 14. C
Câu 15. C
Câu 16. A
Cu + CuCl2 → không phản ứng
2Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.
Câu 17. D
Câu 18. A
Quặng chính để sản xuất nhôm là quặng boxit.
Câu 19. D
Al bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội.
Câu 20. C
Câu 21. A
Fe → Fe3+ + 3e
→ Cấu hình electron của Fe là: [Ar]3d64s2.
Vậy số electron trong nguyên tử Fe là: 26.
Câu 22. B
Do khi cho X vào nước vôi trong dư không thấy có khí thoát ra nên trong X không có Al dư.
Lại có phản ứng hoàn toàn nên X là Al2O3 và Fe.
Câu 23. C
Fe bị ăn mòn trước khi điện cực còn lại là chất có tính khử yếu hơn
Hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn trước là: Fe-C (III); Sn-Fe (IV).
Câu 24. C
Gọi số mol Na, Al và Fe có trong m gam G lần lượt là x, y và z (mol)
Do khi cho G vào nước thu được số mol khí ít hơn khi cho G vào NaOH dư nên khi cho G vào nước dư chỉ có Na phản ứng hết.
PTHH:
Cho G vào KOH dư, Na và Al phản ứng hết, chất rắn Y là Fe không phản ứng.
Thay (1) vào (2) được: y = 0,2 (mol).
Cho Y vào H2SO4 đặc, nóng có phản ứng:
Vậy m = 0,1. 23 + 0,2.27 + 0,15.56 = 16,1 (gam).
Câu 25. C
Quá trình tạo gang và xỉ xảy ra ở bụng lò.
Câu 26. A
(1) sai Al nhẹ hơn Ba.
(3) sai vì Au dẻo hơn Al.
Câu 27. B
Câu 28. B
Câu 29. D
FeO, Fe3O4, Fe2O3 đều có tính oxi hóa.
Câu 30. D
Bảo toàn electron có: 3.nFe = 3.nNO → nNO = nFe = 0,1 mol
→ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.