Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 33

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 32

Bộ đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 bao bồm nhiều đề thi từ các trường khác nhau, có bảng ma trận và đề cương ôn tập kèm theo đáp án chi tiết để các bạn học sinh có thể tham khảo cũng như đối chiếu kết quả bài làm của chính mình ngay sau khi làm xong. Bộ đề thi giúp các em học sinh củng cố kiến thức, luyện đề và rèn luyện kĩ năng cho các kỳ thi quan trọng sắp tới.

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng

A. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

B. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.

C. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

D. Chất béo không tan trong nước.

Câu 2: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A. 5.               

B. 4.                   

C. 3.                          

D. 2.

Câu 3: Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là

A. R(OH)x(CHO)y         

B. CxHyOz                 

C. Cn(H2O)m              

D. CnH2O

Câu 4: Phản ứng nào sau đây chuyển hoá glucozơ và fructozơ thành một sản phẩm duy nhất

A. Phản ứng với Cu(OH)2                               

B. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3

C. Phản ứng với Na                                        

D. Phản ứng với H2/Ni, t0

Câu 5: Xenlulozơ thuộc loại

A. polime       

B. polisaccarit            

C. đisaccarit               

D. monosaccarit

Câu 6: Một cacbohiđrat X có công thức đơn giản nhất là CH2O. Cho 18 gam X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư, đun nóng) thu được 21,6 gam bạc kim loại. Công thức phân tử của X là

A. C12H22O11.                

B. C6H12O6.               

C. (C6H10O5)n .          

D. C5H10O5.

Câu 7: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?

A. Anilin               

B. Metylamin             

C. Amoniac               

D. Đimetylamin

Câu 8: Công thức cấu tạo của glyxin là:

A. CH3 – CH2 – COOH                                   

B. H2N – CH2 – CH2 – COOH

C. H2N– CH2 – COOH                                    

D. CH3 – CH2 – CH2 – COOH.

Câu 9: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. propen.                     

B. isopren.                 

C. toluen                    

D. stiren

Câu 10: Polipeptit [-NH-CH(CH3)-CO-]n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

A. valin                         

B. glixin                    

C. alanin                    

D. Anilin

Câu 11: Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên?

A. Cao su isopren, Tơ visco, nilon – 6, keo dán gỗ

B. Nhựa bakelit, tơ tằm, tơ axetat.

C. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, keo dán gỗ

D. Tơ visco, tơ tằm, phim ảnh

Câu 12: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là

 A. 2                  

B. 3                           

C. 5                           

D. 4

Câu 13: Hợp chất NH2-CH2-COOH có tên gọi là:

A. Valin.                 

B. Lysin.                  

C. Alanin                 

D. Glyxin

Câu 14: Để trung hòa 50 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 23,6% cần dùng 200ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là

A. C3H9N.                    

B. CH5N.                   

C. C2H7N.                 

D. C3H7N.

Câu 15: Cho axit HNO3 đậm đặc vào dung dịch lòng trắng trứng và đun nóng, xuất hiện màu

A. xanh lam                  

B. vàng                      

C. tím                        

D. trắng

Câu 16: Tơ nào sau đây cùng loại với len

A. Bông           

B. Capron                  

C. Visco                    

D. Xenlulozơ axetat

Câu 17: Thuốc thử có thể nhận biết 3 chất hữu cơ: axit aminoaxetic, axit propionic, etylamin là

A. NaOH.            

B. CH3OH/HCl.         

C. quì tím.                 

D. HCl.

Câu 18: Khi phân tích cao su thiên nhiên ta thu được monome có công thức tương tự như

A. Butadien-1,3            

B. Propilen.               

C. Butilen                  

D. Isopren

Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hoá CH4 → C2H2 →  C2H3Cl → PVC.

Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V mkhí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)

A. 358,4.                       

B. 448,0.                     

C. 286,7.                 

D. 224,0.

Câu 20: α – Amino axit là amino axit mà nhóm amino gắn ở cacbon thứ

A. ba.                            

B. hai.                        

C. tư.                         

D. nhất.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 0,05 mol N2, 0,3 mol CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C4H9N.                  

B. C2H7N.            

C. C3H7N.          

D. C3H9N.

Câu 22: Cho m gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 26,35 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 20,60.                    

B. 20,85.              

C. 25,80.            

D. 22,45.

Câu 23: Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất?

A. Ag                             

B. Al                      

C. Cr                   

D. Fe

Câu 24: Trong điều kiện thường kim loại nào sau đây là chất lỏng?

A. Hg                      

B. Cu                     

C. Na                    

D. Mg

Câu 25: Chọn câu trả lời đúng. Tính oxi hóa của các ion được xếp theo thứ tự giảm dần như sau:

A. Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Al3+ > Mg2+        

B. Mg2+ > Al3+ > Fe2+ > Fe3+ > Cu2+

C. Al3+ > Mg2+ > Fe3+ > Fe2+ > Cu2+        

D. Fe3+ > Fe2+ > Cu2+ > Al3+ > Mg2+

Câu 26: Cho một luồng khí H2 dư đi qua ống sứ chứa CuO, PbO, CaO, Al2O3, Fe2O3 nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn còn lại trong ống sứ là

A. Cu, Pb, Ca, Al2O3, Fe                      

B. CuO, PbO, Ca, Al, Fe

C. Cu, Pb, CaO, Al2O3, Fe                    

D. Cu, PbO, CaO, Al, Fe

Câu 27: Khi cho Na vào dung dịch CuSO4 có hiện tượng

A. Có khí bay ra và có kết tủa màu xanh lam  

B. Có khí bay ra và có kết tủa Cu màu đỏ

C. Có kết tủa Cu màu đỏ                                 

D. Có khí bay ra

Câu 28: Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là

A. 7,2.            

B. 3,2.               

C. 6,4.                

D. 5,6.

Câu 29: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.

B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.

D. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng.

Câu 30: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. CH2=CH-CH2-COO-CH3.                                

B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.

C. CH3-COO-CH=CH-CH3.                                 

D. CH3-CH2-COO-CH=CH2.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *