Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 31

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 30

(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)

Câu 1: Hai chất đồng phân của nhau là:

A. Glucozơ và mantozơ.                                 

B. Fructozơ và glucozơ.

C. Fructozơ và mantozơ.                                

D. Saccarozơ và glucozơ.

Câu 2: Quả chuối xanh có chứa chất X làm iot chuyển thành màu xanh. Chất X là:

A. Glucozơ.                                                   

B. Tinh bột.                

C. Xenlulozơ.                                                

D. Fructozơ.

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là

A. etanol, etanal.    

B. glucozơ, etanol.      

C. glucozơ, etyl axetat.                                 

D. glucozơ, etanal.

Câu 4: Có các phát biểu sau đây:

(1) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

(2) Mantozơ bị khử bởi dd AgNO3 trong NH3.

(3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

(4) Saccarozơ làm mất màu nước brom.

(5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.

(6) Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím.

(7) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở. 

Số phát biểu đúng là:

A. 6.              

B. 5.             

C. 3.                

D. 4.

Câu 5: Cho 340,2 kg xenlulozơ tác dụng dung dịch HNO3 đặc dư. Biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%. Khối lượng xenlulozơ trinitrat thu được là

A. 504,90 kg.         

B. 501,93 kg.           

C. 498,96 kg.         

D. 493,02 kg.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?

A. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước.   

B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc                                .

C. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen.                        

D. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng.

Câu 7: Trong các chất sau, dung dịch chất nào không làm chuyển màu quỳ tím?

A. HOOC – CH2 – CH2CH(NH2)COOH       

B. H2N – CH2 – COOH                                  

C. H2N – CH2CH2CH2CH2 – CH(NH2) – COOH                             

D. CH3 – CHOH – COOH 

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O2, thu được 4,48 lít CO2 và 1,12 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức phân tử của X là

A. C2H7N.          

B. C4H11N.               

C. C3H9N.                

D. C2H5N.

Câu 9: Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và NH2CH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 16,6.                    

B. 17,9.                    

C. 19,4.                    

D. 9,2.

Câu 10: Tripeptit là hợp chất

A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit           

B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau      

C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau       

D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit

Câu 11: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

A. H2N – CH2 – CO – NH – CH2 – CH2 – COOH                            

B. H2N – CH2 – CO – NH – CH(CH3) – COOH                               

C. H2NCH2CONH – CH(CH3) – CO – NH – NH2 – COOH             

D. H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH(CH3)COOH

Câu 12: Để nhận biết các chất lỏng dầu hỏa, dầu mè, giấm ăn và lòng trắng trứng gà ta có thể tiến hành theo thứ tự nào sau đây:

A. Dùng quỳ tím, dùng vài giọt HNO3 đặc, dùng dung dịch NaOH  

B. Dùng dung dịch Na2CO3, dùng dung dịch HCl, dùng dung dịch NaOH               

C. Dùng dung dịch Na2CO3, dùng dung dịch iot, dùng Cu(OH)2

D. dùng phenolphtalein, dùng HNO3 đặc, dùng H2SO4 đặc

Câu 13: Amino axit mà muối của nó được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt) là

A. alanin             

B. tyrosin             

C. axit glutamic               

D. valin

Câu 14: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSOtheo phương pháp thủy luyện có thể dùng kim loại nào sau đây?

A. Ca                     

B. Na            

C. Ag              

D. Fe

Câu 15: Trong các tơ sau, tơ nào là tơ tổng hợp:

A. Tơ visco        

B. Tơ axetat           

C. Tơ nilon-6,6           

D. Xenlulozơ

Câu 16: Chảo không dính được phủ bằng:

A. Polietilen                               

B. Polipropilen           

C. Politetrafloroetilen                 

D. Poliisopren

Câu 17: Trong các polime sau:

Sợi bông (1)                  tơ tằm (2),                   len (3),                  tơ visco (4),

Tơ enang (5),                tơ axetat (6),               tơ nilon-6,6 (7)

Tơ thuộc loại poliamit gồm:

A. (2), (3), (4), (6)      

B. (1), (2), (5)             

C. (1), (4), (6)             

D. (2), (3), (5), (7)

Câu 18: Polime không có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. sợi bông    

B. tơ tằm      

C. tơ xenlulozơ triaxetat   

D. tơ visco

Câu 19: Loại tơ thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là:

A. tơ nilon-6               

B. tơ capron               

C. tơ nilon-6,6           

D. tơ nitron

Câu 20: Polime dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit là:

A. Amilozơ                 

B. Glicogen                

C. Cao su lưu hóa       

D. Xenlulozơ

Câu 21: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A. Fe3O4.                    

B. FeO.                       

C. Fe.                         

D. Fe2O3.

Câu 22: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:

A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.

B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.

D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

Câu 23: Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. dung dịch FeO3 dư                                    

B. dung dịch AgNO3 dư

C. dung dịch HCl đặc                                    

D. dung dịch HNO3 dư

Câu 24: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?

A. HCl              

B. HNO3 loãng          

C. H2SO4 loãng            

D. KOH

Câu 25: Phát biểu nào đúng?

A. Liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do gắn kết các ion dương kim loại với nhau.

B. Lớp ngoài cùng của kim loại thường có từ 1 đến 5 electron.

C. Tính chất vật lý chung của kim loại như: Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim… là do các ion dương kim loại ở các nút mạng tinh thể gây ra.

D. Tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn và có cấu tạo mạng tinh thể.

Câu 26: Cho các phát biểu sau:

(a) Đipeptit Gly-Ala có phản ứng màu biure.

(b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh.

(c) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.

(d) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.

(e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(g) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.

Số phát biểu đúng là

A. 6.                        

B. 4.                         

C. 5.                         

D. 3.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn amin đơn chức X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 ( các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A. C3H9N.                

B. C4H11N.               

C. C4H9N.                

D. C3H7N.

Câu 28: Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng 16 gam bột Fe2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ X vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 10.                      

B. 30.                       

C. 15.                       

D. 16.

Câu 29: Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lit khí H2 (đktc). Khối lượng Mg trong X là

A. 0,60 gam.            

B. 0,90 gam.             

C. 0,42 gam.            

D. 0,48 gam.

Câu 30: Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Giá trị m là:

A. 3,36 gam                

B. 3,6 gam                

C. 2,88gam              

D. 4,8 gam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *