Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.
Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn Hóa học – Đề 28
Bộ đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 bao bồm nhiều đề thi từ các trường khác nhau, có bảng ma trận và đề cương ôn tập kèm theo đáp án chi tiết để các bạn học sinh có thể tham khảo cũng như đối chiếu kết quả bài làm của chính mình ngay sau khi làm xong. Bộ đề thi giúp các em học sinh củng cố kiến thức, luyện đề và rèn luyện kĩ năng cho các kỳ thi quan trọng sắp tới.
(Cho C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, F = 19, Si = 27, N = 14, S = 32)
Câu 1: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. HCOOCH3.
B. CH3COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. C2H5COOCH3.
Câu 2: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là:
A. Cu(OH)2
B. Dung dịch brom.
C. Dung dịch AgNO3 trong NH3
D. Quỳ tím
Câu 3: Công thức cấu tạo của xenlulozơ là:
A. [C6H5O2(OH)3]n
B. [C6H7O2(OH)3]n
C. [C6H7O3(OH)3]n
D. [C6H8O2(OH)3]n
Câu 4: Khi thủy phân saccarozơ trong môi trường axit vô cơ, đun nóng thì thu được
A. Ancol etylic.
B. Glucozơ và fructozơ.
C. Glucozơ.
D. Fructozơ.
Câu 5: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 6: Để sản xuất 29,7 gam xenlulozơ trinitrat (H = 75%) bằng phản ứng giữa dung dịch HNO3 60% với xenlulozơ thì khối lượng dung dịch HNO3 cần dùng là:
A. 42 kg
B. 25,2 kg
C. 31,5 kg
D. 23,3 kg
Câu 7: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là:
A. H2N-CH2-COOH
B. CH3NH2
C. C6H5NH2
D. CH3COOH
Câu 8: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?
A. Metyletylamin.
B. Etylmetylamin.
C. Isopropanamin.
D. Isopropylamin.
Câu 9: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 10: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái sang phải là:
A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2
B. C6H5NH2, CH3NH2, NH3
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2
D. NH3, C6H5NH2, CH3NH2
Câu 11: Cho 37,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phảnứng, khối lượng muối thu được là:
A. 55,75 gam.
B. 45,45 gam.
C. 35,65 gam.
D. 75,15 gam.
Câu 12: Hỗn hợp X gồm 2 đồng phân, công thức C2H7NO2 tác dụng đủ với dung dịch NaOH/to, thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z chứa hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm, tỉ khối hơi so với hiđro là 13,75). Khối lượng muối trong dung dịch Y là:
A. 8,9 gam
B. 14,3 gam
C. 16,5 gam
D. 15,7 gam
Câu 13: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, C2H4, CH3-CH3, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH, CH2=CHCN. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 14: Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=CHCOOCH3.
B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. C6H5CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 15: Tơ nilon – 6 thuộc loại
A. Tơ nhân tạo.
B. Tơ bán tổng hợp.
C. Tơ thiên nhiên.
D. Tơ tổng hợp.
Câu 16: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. CH3CH2OH và CH3CHO
B. CH3OH và CH2=CH2
C. CH3CH2OH và CH3-CH=CH2
D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2
Câu 17: Trùng ngưng axit α – aminocaproic thu được m (kg) polime và 12,6 kg H2O với hiệu suất phản ứng 90%. Giá trị của m là:
A. 71,19
B. 79,1
C. 87,9
D. 91,7
Câu 18: Phân tử khối trung bình của PVC và nilon – 6,6 lần lượt là 7062,5 đvC và 29832 đvC. Hệ sốpolime hoá của PVC và nilon – 6,6 lần lượt là:
A. 113 và 132
B. 114 và 129
C. 114 và 133
D. 113 và 130
Câu 19: Để sản xuất 950 kg poli(vinyl clorua) từ khí thiên nhiên (chứa 95% CH4). Biết hiệu suất quá trình điều chế là 40%. Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần dùng là:
A. 1344 lít
B. 1702,4 lít
C. 1792 lít
D. 896 lít
Câu 20: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Dẫn nhiệt
B. Cứng
C. Dẫn điện
D. Ánh kim
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hóa +1.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm (từ liti đến xesi) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
C. Kim loại kiềm dùng để điều chế một số kim loại khác bằng phương pháp thủy luyện.
D. Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
Câu 22: Cho các phản ứng sau:
1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
2) Zn + 2CrCl3 → ZnCl2 + 2CrCl2
3) 3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + NO + 2H2O
Thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion là:
A. Zn2+, Cr3+, Fe3+, Ag+,NO3– / H+
B. NO3– / H+, Ag+, Fe3+, Zn2+, Cr3+
C. Zn2+, Cr3+, Fe3+, NO3–/ H+, Ag+
D. NO3–/ H+, Zn2+, Fe3+, Cr3+, Ag+
Câu 23: Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+. Ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất
A. Ag+
B. Cu2+
C. Fe2+
D. Au3+
Câu 24: Dãy các kim loại đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. Na, K, Ba
B. Na, Al, Fe
C. Mg, K, Be
D. Ca, Na, Zn
Câu 25: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt nhôm
A. Na
B. Al
C. Ca
D. Fe
Câu 26: Kim loại Cu không phản ứng được với dung dịch
A. Fe(NO3)3
B. AgNO3
C. HNO3
D. Pb(NO3)2
Câu 27: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là:
A. Al, Mg, Fe
B. Fe, Al, Mg
C. Fe, Mg, Al
D. Mg, Fe, Al
Câu 28: Để khử hoàn toàn 19,36 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng 7,392 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là:
A. 14,08 gam.
B. 15,08 gam.
C. 10,05 gam.
D. 10,45 gam.
Câu 29: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu vào dung dịch chứa 256 gam dung dịch CuSO4 20%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và còn lại chất rắn chứa
A. Cu
B. Cu, Fe
C. Cu, Zn, Fe
D. Zn, Cu
Câu 30: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là
A. 25,86.
B. 26,40.
C. 27,70.
D. 27,30.