Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn GDCD – Đề 16

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn GDCD – Đề 15

Để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn GDCD học năm 2022 sắp tới, việc luyện đề là rất quan trọng. Nhằm giúp các em ôn thi hiệu quả, Tailieufree giới thiệu Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD bao gồm nhiều đề thi khác nhau, là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Dưới đây là Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2022 môn GDCD – Đề 16

Câu 1. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân và tổ chức là đặc điểm phân biệt sự khác nhau

A. Giữa pháp luật với xã hội

B. Giữa pháp luật với đạo đức

C. Giữa pháp luật với chính trị

D. Giữa pháp luật với kinh tế

Câu 2. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ

A. Các giá trị kinh tế

B. Các giá trị đạo đức

C. Niềm tin của con người

D. Giá trị cuộc sống

Câu 3. Luật Giao thông đường bộ quy định mọi người tham gia giao thông không phải dừng lại khi đèn đỏ là thể hiện đặc trưung nào dưới đây của pháp luật

A. Tính nghiêm minh của pháp luật

B. Tính quy phạm phổ biến

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

D. Tính thống nhất

Câu 4. Căn cứ vào quy định của pháp luật liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xử phạt hành chính đối với công ty B về hành vi làm hàng giả. Trường hợp này cho thấy, pháp luật có vai trò nào dưới đây đối với Nhà nước

A. Là phương tiện để Nhà nước trừng trị kẻ phạm tội

B. Là phương tiện để Nhà nước quản lí xã hội

C. Là công cụ thực hiện chính sách

D. Là công cụ bảo vệ vị trí của Nhà nước

Câu 5. Công ty sản xuất nước mắm Y đang kinh doanh có hiệu quả thì bị báo X đăng tin nước mắm của công ty có chứa chất gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trên cơ sở pháp luật, Công ty Y đã đề nghị báo X cải chính thông tin sai lệch đã đăng. Trường hợp này cho thấy, pháp luật có vai trò nào dưới đây đối với công dân

A. Bảo vệ mọi quyền lợi của công dân

B. Luôn đứng về phía người sản xuất kinh doanh

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân

Câu 6. Thực hiẹn pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống trở thành hành vi

A. Hợp pháp của các cá nhân, tổ chức

B. Đúng của tất cả mọi người

C. Chính thức của cá nhân, tổ chức

D. Cần thiết của mọi công dân

Câu 7. Vi phạm pháp luạt là hành vi không có dấu hiệu nào dưới đây

A. Trái pháp luật

B. Tự tiện

C. Có lỗi

D. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện

Câu 8. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi

A. Vi phạm pháp luật của mình

B. Coi thường pháp luật

C. Thiếu hiểu biết pháp luật

D. Thiếu suy nghĩ

Câu 9. Ở hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây, thì chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật

A. Thi hành pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Sử dụng pháp luật

D. Áp dụng pháp luật

Câu 10. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là biểu hiện của hình thức

A. Sử dụng pháp luật

B. Thi hành pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Câu 11. Người kinh doanh không kinh doanh những mặt hàng, ngành nghề bị cấm kinh doanh là biểu hiện của hình thức nào dưới đây

A. Sử dụng pháp luật

B. Tuân thủ pháp luật

C. Vận dụng pháp luật

D. Thi hành pháp luật

Câu 12. Ông K xây nhà, để vật liệu trên hè phố nên đã bị Thanh tra giao thông xử phạt hành chính. Hành vi của ông K đã vi phạm

A. Dân sự

B. Kỉ luật

C. Hành chính

D. Trật tự

Câu 13. H mới 17 tuổi, chưa đủ tuổi kết hôn, nhưng do có mối quan hệ họ hàng nên đã được CHủ tịch Ủy ban nhân dân xã kí quyết định vào Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn. Trong trường hợp này, ai trong số những người dưới đây vi phạm pháp luật

A. Gia đình H

B. Cán bộ phụ trách tự pháp xã

C. H và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

D. Bố mẹ H và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã

Câu 14. Hai ông N và M là cán bộ được giao quản lí tài sản nhà nước nhưng đã vô trách nhiệm để thất thoát một số tài sản có giá trị lớn. Hai ông N và M đều bị Tòa án xử phạt. Quyết định xử phạt của Tòa án là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây

A. Về nghĩa vụ cá nhân

B. Về trách nhiệm công vụ

C. Về trách nhiệm pháp lí

D. Về nghĩa vụ quản lí

Câu 15. Tòa án nhân dân tỉnh D xét xử vụ án tham nhũng đã quyết định áp dụng hình phạt tù đối với 3 cán bộ về tội”Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Hình phạt mà Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây

A. Về nghĩa vụ trước pháp luật

B. Trước Tòa án

C. Về trách nhiệm pháp lí

D. Về chấp hành hình phạt

Câu 16. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây của công dân

A. Trong kinh tế thị trường

B. Trong kinh doanh

C. Trong tìm kiếm cơ hội kinh doanh

D. Trong lao động

Câu 17. Biểu hiện nào dưới đây là nội dung của bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân

A. Vợ chồng yêu thương, chung thủy với nhau

B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm uy tín của nhau

C. Vợ chồng quan tâm lẫn nhau cả về vật chất và tinh thần

D. Vợ chồng yêu thương chăm sóc lẫn nhau

Câu 18. Hợp đồng lao động được kí kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động là biểu hiện bình đẳng

A. Về thực hiện quyền lao động

B. Trong giao kết hợp đồng lao động

C. Trong sản xuất kinh doanh

D. Trong lao động

Câu 19. Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con

A. Con có bổn phận vâng lời, phụng dưỡng cha mẹ

B. Con có bổn phận nghe theo mọi ý kiến của cha mẹ

C. Con có bổn phận chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ

D. Con có bổn phận yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ

Câu 20. Ông K dùng tiền từ tài sản chung của vợ chồng để kinh doanh mà không bàn bạc với vợ mình. Việc làm của ông K là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ dưới đây

A. Quan hệ chi tiêu trong gia đình

B. Quan hệ nhân thân

C. Quan hệ kinh tế trong gia đình

D. Quan hệ tài sản

Câu 21. Chị L và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng ông T bố chị M không đồng ý và đã cản trở hai người vì chị L theo đạo Thiên Chúa, còn anh M theo đạo Phật Hành vi của ông T là biểu hiện

A. Lạm dụng quyền hạn

B. Không thiện chí với tôn giáo khác

C. Phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo

D. Không tôn trọng người khác

Câu 22. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

A. Kinh tế

B. Chính trị

C. Văn hóa, giáo dục

D. Tự do tín ngưỡng

Câu 23. Tự ý bắt và giam, giữ người vì nghi ngờ không có căn cứ là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

C. Quyền được bảo đảm an toàn tính mạng

D. Quyền được tự do

Câu 24. Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp

A. Được pháp luật cho phép

B. Nghi ngờ nơi ẩn nấu của tội phạm

C. Cần kiểm tra tài sản bị mất

D. Cần điều tra tội phạm

Câu 25. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, đồng tình với cái tốt là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền tham gia ý kiến

B. Quyền tự do ngôn luận

C. Quyền tự do tư tưởng

D. Quyền tự do báo chí

Câu 26. H bị mấy học sinh lớp khác đánh hội đồng. M chứng kiến cảnh này nhưng không can ngăn mà còn quay video, sau đó đưa lên Facebook cùng những lời bình luận xấu về H. Hành vi của M đã bị phạ quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền bí mật đời tư

B. Quyền được bảo đảm an toàn về danh dự của cá nhân

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm

D. Quyền được bảo đảm an toàn cuộc sống

Câu 27. L lưu giữ hình ảnh kỉ niệm về tình yêu với bạn trai. X là bạn của L đã tự tiện nở máy tính của L, copy file ảnh này và đưua cho Y; Y đã đăng những ảnh này lên Facebook với lời bình luận không tốt. Theo em, trong trường hợp này L phải làm theo cách nào dưới đây để bảo vệ quyền của mình

A. Tố cáo X và Y với cơ quan công an

B. Nói xấu X và Y kể hết sự việc trên Facebook

C. Im lặng, không nói gì

D. Nói chuyện với cả hai người và yêu cầu gỡ những hình ảnh này

Câu 28. Quyền bầu cửu là quyền của ai dưới đây

A. Mọi công dân

B. Người đủ 18 tuổi trở lên

C. Chỉ những người từ 21 tuổi trở lên

D. Chỉ những cán bộ, công chức nhà nước

Câu 29. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng cách nào dưới đây

A. Được giới thiệu ứng cử

B. Tự vận động tranh cử

C. Đăng kí ứng cử trên báo chí

D. Nhờ người khác giới thiệu mình

Câu 30. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng Hiến pháp là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền tự do ngôn luận

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

C. Quyền góp ý xây dựng Hiến pháp và pháp luật

D. Quyền được tham gia

Câu 31. Khiếu nại là quyền của ai dưới đây

A. Người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại

B. Người vi phạm pháp luật

C. Người có tài năng nhưng không được trọng dụng

D. Người bị thiệt thòi trong cơ quan

Câu 32. Thấy trong khu dân cư của mình có cơ sở chế biến thực phâm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân trong khu dân cư cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây để thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trên địa bàn dân cư mình

A. Yêu cầu cơ sở chế biến ngừng hoạt động

B. Yêu cầu cơ sở chế biến thực phẩm bồi thường vì gây ô nhiễm

C. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Phường để ngừng hoạt động của cơ sở này

D. Đe dọa những người làm việc trong cơ sở này

Câu 33. Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào Dự thảo Luật Giáo dục. Có nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh. Vậy các bạn học sinh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền tự do ngôn luận

B. Quyền được tham gia

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội

D. Quyền bày tỏ ý kiến

Câu 34. Chị M là nhân viên của Công ty X có con nhỏ 10 tháng tuổi hay ốm nên mấy lần phải xin nghỉ ngơi. Vì cho rằng chị không thích hợp với công việc hiện tại, Giám đốc Công ty ra quyết định kỉ luật với hình thức ” chuyển công tác khác”. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị M có thể làm theo cách nào dưới đây

A. Viết đơn đề nghị Giám đốc xem xét lại

B. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên

C. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên

D. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty

Câu 35. Việc công dân được khuyến khích bồi dưỡng để phát triển tài năng là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền được phát triển

B. Quyền được ưu tiên

C. Quyền được có điều kiện học tập tốt

D. Quyền đối với học sinh giỏi

Câu 36. những người học xuất sắc có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp là nội dung quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền được chăm sóc

B. Quyền được phát triển

C. Quyền được học sớm

D. Quyền tự do cá nhân

Câu 37. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng sở thích và điều kiện của mình là nội dung quyền nào dưới đây của công dân

A. Quyền học tập

B. Quyền học tập hạn chế

C. Quyền học thường xuyên

D. Quyền lựa chọn ngành nghề

Câu 38. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo pháp luật, đều được hoạt động kinh daonh sau khi có Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là thể hiện

A. Quyền tự do kinh doanh

B. Quyền tự do tìm kiếm

C. Quyền nghiên cứu thị trường

D. Quyền xây dựng kinh tế

Câu 39. Công ty sản xuất ống nhựa B áp dụng các biện pháp để xử lí tốt nước thải công nghiệp trong quá trình sản xuất. Việc làm của Công ty B là đã thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh

A. Giữ gìn môi trường của Công ty

B. Bảo vệ môi trường

C. Bảo vệ danh dự, uy tín cho Công ty

D. Bảo vệ an toàn sức khỏe cho nhân dân

Câu 40. Ông M đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến làm cháy một khu rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên. Hành vi của ông M là trái pháp luật về

A. Bảo vệ môi trường

B. Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

C. Bảo vệ và phát triển rừng

D. Bảo vệ nguồn lợi rừng

Đáp án:

Luyện thi môn Giáo dục công dân | Ôn thi đại học môn Giáo dục công dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *