Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.
Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2022 – Đề 25
Hi vọng BST Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Vật Lý sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức, rèn luyện và nâng cao khả năng giải bài tập Vật lí nhanh và chính xác để tự tin đạt kết quả cao trong kì thi quan trọng này. Chúc các em ôn thi thật tốt!
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.
B. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.
C. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.
D. Điện từ trường không lan truyền được trong điện môi nhưng lan truyền được trong chân không.
Câu 2. Một bức xạ đơn sắc có tần số 4.1014 Hz. Biết chiết suất của thuỷ tinh đối với bức xạ trên là 1,5 và tốc độ ánh sáng trong chân không bằng 3.108 m/s. Bước sóng của nó trong thuỷ tinh là
A. 0,64 µm.
B. 0,50 µm.
C. 0,55 µm.
D. 0,75 µm
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng?
A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
B. Hiện tượng quang điện ngoài.
C. Hiện tượng quang điện trong.
D. Hiện tượng quang phát quang.
Câu 4. Trong thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe là 5 mm khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh 2 m. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,58 µm. Tìm vị trí vân sáng bậc 3 trên màn ảnh:
A. ± 0,696 mm.
B. ± 0,812 mm.
C. 0,696 mm.
D. 0,812 mm
Câu 5. Tại hai điểm A, B cách nhau 1000 m trong không khí, đặt hai ăngten phát sóng điện từ giống hệt nhau. Nếu di chuyển đều một máy thu sóng trên đoạn thẳng AB thì tín hiệu mà máy thu được trong khi di chuyển sẽ
A. như nhau tại mọi vị trí.
B. lớn dần khi tiến gần về hai nguồn,
C. nhỏ nhất tại trung điểm của AB.
D. lớn hay nhỏ tuỳ vào từng vị trí.
Câu 6. Bức xạ có bước sóng khoảng từ 10-9 m đến 4.10-7 m là sóng nào dưới đây:
A. Tia Rơnghen
B. Ánh sáng nhìn thấy
C. Tia tử ngoại
D. Tia hồng ngoại
Câu 7. Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5 m, bề rộng miền giao thoa là 1,25 cm. Tổng số vân sáng và vân tối có trong miền giao thoa là
A. 19 vân.
B. 17 vân.
C. 15 vân.
D. 21 vân
Câu 8. Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ, trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là:
A. Một chùm phân kì màu trắng
B. Một chùm phân kì nhiều màu
C. Một tập hợp nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu
D. Một chùm tia song song
Câu 9. Thí nghiệm giao thoa Iâng trong không khí, chiếu vào hai khe ánh sáng đơn sắc, khoảng vân quan sát được trên màn là i. Nhúng toàn bộ thí nghiệm vào trong nước thì:
A. Khoảng vân quan sát được là i.
B. Không thể quan sát được hiện tượng giao thoa.
C. Khoảng vân quan sát được lớn hơn i.
D. Khoảng vân quan sát được nhỏ hơn i.
Câu 10. Trong thí nghiệm giao thoa Iâng về ánh sáng đơn sắc. Khoảng vân i sẽ thay đổi như thế nào khi cho khe S di chuyển dọc theo đường trung trực của hai khe S1, S2 ?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào chiều chuyển động khe S
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là 20 mA hoặc 10 mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L3 = (9L1 + 4L2) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là bao nhiêu?
Bài 2. Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh áng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc λ1 = 0,4 µm (màu tím) λ2 = 0,48 µm (màu lam) và λ3 = 0,6 µm (màu cam thì tại tại M và N trên màn là hai vị trí trên màn có vạch sáng cùng màu với màu của trung tâm. Nếu giao thoa thực hiện lần lượt với các ánh sáng λ1, λ2 và λ3 thì số vân sáng trong khoảng MN (không tính M và N) lần lượt là x, y và z. Nếu x = 17 thì y và z bằng bao nhiêu?
Bài 3. Mạch dao động của một máy phát sóng vô tuyến gồm cuộn cảm và một tụ điện phẳng mà khoảng cách giữa hai bản tụ có thể thay đổi. Khi khoảng cách giữa hai bản tụ là 4,8 mm thì máy phát ra sóng có bước sóng 300 m, để máy phát ra sóng có bước sóng 240 m thì khoảng cách giữa hai bản phải tăng thêm bao nhiêu?
Đáp án:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Sóng điện từ (điện từ trường) lan truyền được trong môi trường vật chất và cả trong chân không. Điện môi là một môi trường vật chất
Chọn đáp án D.
Câu 2.
Chọn đáp án B
Câu 3.
Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định ánh sáng có tính chất sóng.
Chọn đáp án A.
Câu 4.
Chọn đáp án A.
Câu 5.
Trong khoảng AB có sự giao thoa của hai sóng kết hợp do hai nguồn kết hợp A, B phát ra nên nếu máy thu gặp vị trí cực đại thì tín hiệu mạnh, còn gặp cực tiểu thì tín hiệu yếu.
Chọn đáp án D.
Câu 6.
Bức xạ có bước sóng khoảng từ 10-9m đến 4.10-7m là tia tử ngoại.
Chọn đáp án C
Câu 7.
Chọn đáp án B.
Câu 8.
Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ, trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là một tập hợp nhiều chùm tia song song, mỗi chùm có một màu.
Chọn đáp án C
Câu 9.
Nhúng toàn bộ thí nghiệm vào trong nước thì khoảng vân quan sát được nhỏ hơn i, tuân theo công thức khoảng vân (n là chiết suất của môi trường nước)
Chọn đáp án D
Câu 10.
Khoảng vân i sẽ không đổi.
Chọn đáp án C
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Bài 2.
Bài 3.