Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 – Đề 35

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 – Đề 34

Đây là bộ đề thi mang tính chất thực tiễn cao, giúp các thầy cô và các em học sinh luyện thi THPT Quốc Gia môn Lịch sử có một tài liệu bám sát đề thi để đạt được thành tích cao, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và nhà trường. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi hay được các thầy cô trên cả nước sưu tầm và sáng tác, ôn luyện qua sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức từ đó thêm yêu thích và học giỏi môn học này.

Đề bài

Câu 1: Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?

A. Bạo lực để giành độc lập dân tộc.

B. Duy tân để phát triển đất nước.

C. Cải cách kinh tế, xã hội.

D. Đấu tranh chính trị kết hợp avới đấu tranh vũ trang.

Câu 2: Trong phong trào yêu nước công khai ở nước ta, sự kiện nào nổi bật trong năm 1925?

A. Cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.

B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. Xuất bản tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

D. Đám tang Phan Châu Trinh.

Câu 3: Điều gì thể hiện tính cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931?

A. Phong trào đã sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang và giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân phong kiến.

B. Phong trào đã sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang và thực hiện liên minh công – nông.

C. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam và hình thành khối liên minh công – nông.

D. Phong trào đã sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang và thành lập chính quyền cách mạng Xô viết ở một số địa phương.

Câu 4: Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam là một nước

A. nửa thuộc địa.

Bphong kiến độc lập.

C. thuộc địa.

D. nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Câu 5 : Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?

A. Liên minh chặt chẽ với Tây Âu

C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

B. Mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á

D. Mở rộng quan hệ với Trung Quốc

Câu 6: Chiến thắng quân sự nào của quân và dân miền Nam đã làm phá sản cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”’ của Mĩ?

A. Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).

C. Chiến thắng Ba Gia (Quảng Ngãi).

B. Chiến thắng Đồng Xoài (Biên Hòa).

D. Chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa).

Câu 7: Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?

A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935).

B. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936).

C. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30 của thế kỉ XX).

DNghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).

Câu 8: Tính sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được thể hiện ở những điểm nào?

A. Cương lĩnh thấu suốt con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc và CNXH

B. Cương lĩnh thấm nhuần về quan điểm giai cấp, thấm đượm tính dân tộc và nhân văn

C. Nội dung của Cương lĩnh rất đúng với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiển Việt Nam

D. Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp củng như thể hiện được vấn đề đoàn kết dân tộc

Câu 9: Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào (3/1951) được thành lập từ các tổ chức nào của 3 nước Đông Dương?

A. Mặt trận đoàn kết Campuchia – Mặt trận dân tộc thống nhất Lào – Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Khơ Me Ítxarắc – Mặt trận Lào Ítxala – Mặt trận Liên Việt.

C. Mặt trận dân tộc thống nhất Khơ Me – Mặt trận Lào yêu nước – Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Khơ Me Ítxarắc – Mặt trận Lào Ítxala – Mặt trận Việt Minh.

Câu 10: Trong các sự kiện chính trị sau đây, sự kiện nào có tính chất quyết định nhất có tác dụng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến lên?

A. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3-1952).

B. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946).

C. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt-Miên-Lào (3-1951).

D. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951).

Câu 11: Nhận xét nào dưới đây là không đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.

B. Đây là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

C. Đây là cuộc cách mạng diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu, bằng phương pháp hòa bình.

D. Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị.

Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi?

A. Sự ra đời của nhà nước Dim-ba-bu-ê và Na-mi-bi-a.

B. Cách mạng An-giê-ri giành thắng lợi.

C. Nước Cộng hòa Nam Phi được thành lập.

D. Cách mạng Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la thắng lợi.

Câu 13: UNESCO là tên gọi tổ chức nào của Liên hợp quốc ?

A. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc.

B. Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

C. Tổ chức Lao động quốc tế

D. Tổ chức y tế thế giới

Câu 14: Khối liên minh công- nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?

A. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1930.

C. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

B. Phong trào cách mạng 1930- 1931.

D. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

Câu 15: “Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng”, nội dung bức điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về chiến dịch nào?

A. Việt Bắc thu – đông năm 1947.

B. Chiến dịch Thượng Lào năm 1953.

C. Biên giới thu – đông năm 1950.

D. Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 16: Điểm mấu chốt của kế hoạch Nava là gì?

A. Phân tán quân để chủ động đối phó với các mũi tiến công của quân ta.

B. Tập trung binh lực ở đồng bằng Bắc Bộ, mở mũi tiến công lên Tây Bắc và Bắc Lào.

C. Tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.

D. Tăng cường binh lực, mở trận quyết chiến chiến lược, giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh.

Câu 17: Nguyên nhân then chốt dẫn đến thất bại của cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc là

A. do bị phái thủ cựu, đứng đầu là Thái hậu Từ Hi làm cuộc chính biến.

B. do vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của phái thủ cựu trong giai cấp phong kiến.

C. do không dựa vào lực lượng nhân dân mà chủ yếu dựa vào quan lại, sĩ phu có tư tưởng tiên tiến.

D. do phong trào phát triển chủ yếu trong các tầng lớp trí thức phong kiến tiến bộ.

Câu18:Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu  nhằm

A. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.

B. buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chến tranh.

C. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.

D. giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.

Câu 19: Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là

A. chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.

B. chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.

C. chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.

D. chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

Câu 20: Trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX, nhân tố chủ yếu nào chi phối các quan hệ quốc tế?

A. Cuộc chạy đua chiến tranh lạnh

B. Nhiều tổ chức liên kết khu vực được hình thành

C. Sự hình thành hai phe : Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa

D. Các xung đột vẫn tiếp diễn ở nhiều khu vực

Câu 21: Tại sao Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 05/1941 lại chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh?

A. Vì muốn tập hợp đoàn kết các lực lượng yêu nước chống kẻ thù chung.

B. Vì muốn giúp việc thành lập mặt trận ở các nước Lào và Camphuchia.

C. Vì để chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang.

D. Vì muốn giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

Câu 22: Sự kiện nào dưới đây mở ra bước ngoặt mới cho chính sách “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam?

A. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (1995).

B. Việt Nam tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1978).

C. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977).

D. Việt Nam tham gia tổ chức WTO (2007).

Câu 23: Chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là

A. Chiến dịch Biên giới.

B. Chiến dịch Việt Bắc.

C. Chiến dịch Thượng Lào.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 24: Tại sao trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng lại đưa một số cán bộ của Đảng ra hoạt động công khai?

A. Tình hình thế giới thay đổi có lợi cho cách mạng nước ta.

B. Chính phủ Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.

C. Tình hình trong nước thay đổi, lực lượng cách mạng lớn mạnh.

D. Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản.

Câu 25: Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị?

A. Đảng Quốc đại đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Anh.

B. Đảng Quốc đại trở thành đảng cầm quyền.

C. Đảng Quốc dân Đại hội (Quốc đại) thành lập.

D. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng chính trong xã hội.

Câu 26: Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, nước ta cần phải làm gì?

A. Khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế.

B. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

C. Tiến hành cải cách sâu rộng.

D. Thành lập các công ty lớn.

Câu 27: Đặc điểm nào mang tính khách quan, quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp công nhân?

A. Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.

C. Có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân.

B. sống tập trung ở nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.

D. Có ý thức tổ chức, kỉ luật cao.

Câu 28: “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng,  gậy gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây?

A. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

B. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh.

D. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 29: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mỹ ở miền Nam Việt Nam nằm trong học thuyết nào của chiến lược toàn cầu?

A. Ngăn đe thực tế.

B. Bên miệng hố chiến tranh.

C. Chính sách thực lực.

D. Phản ứng linh hoạt.

Câu 30: Vì sao phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi lại được mở đầu từ khu vực Bắc Phi?

A. Vì tinh thần yêu nước của nhân dân ở đây cao hơn các khu vực khác.

B. Vì khu vực này có trình độ phát triển cao hơn các khu vực khác.

C. Vì chủ nghĩa thực dân ở đây yếu hơn các khu vực khác.

D. Vì khu vực này bị bóc lột nặng nề hơn các khu vực khác.

Câu 31: Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định

A. đẩy mạnh cải cách ruộng đất và thực hành tiết kiệm.

B. đẩy mạnh sản xuất và chấn chỉnh chế độ thuế khóa.

C. phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.

D. mở cuộc vận động tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.

Câu 32: Khu vực được các cường quốc rất quan tâm trong việc phân chia phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta là

A. châu Á, Mĩ latinh.

B. châu Á, châu Âu.

C. Châu Á, châu Phi.

D. châu Âu, Mĩ latinh.

Câu 33: Đánh giá nào sau đây về phong trào cách mạng 1930 – 1931 là chính xác?

A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.                                                            

B. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 là một phong trào quần chúng rộng lớn với hình thức đấu tranh phong phú và đa dạng.

C. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với hình thức đấu tranh quyết liệt đã làm tan rã phần lớn hệ thống chính quyền cấp cơ sở của địch.

D. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã đóng góp quan trọng vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh trên thế giới.

Câu 34Tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật là gì?

A. Cách mạng tư sản không triệt để.

C. Cách mạng dân chủ tư sản triệt để.

B. Cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

D. Cách mạng tư sản triệt để.

Câu 35: Hoạt động quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là

A. xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan tuyên tuyền của Hội.

B. cử Hội viên đi học tại trường Đại học phương Đông (Liên Xô).

C. mở lớp huấn luyện chính trị để trang bị lí luận cách mạng cho hội viên.

D. đưa hội viên về Việt Nam gây dựng tổ chức cách mạng.

Câu 36: Sự kiện nào mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp?

A. Xả súng vào đám đông ngày 2/9/1945 khi nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn tổ chức mít tinh mừng ngày độc lập.

B. Đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và Cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn ngày 23/9/1945.

C. Quấy nhiễu nhân ngày tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6/1/1946.

D. Câu kết với thực dân Anh ngay khi đặt chân xâm lược nước ta.

Câu 37: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ nước ta sau Hiệp ước 1862 là

A. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.

B. khởi nghĩa Trương Định.

C. khởi nghĩa Trương Quyền.

D. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.

Câu 38: Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc ở nước nào của châu Phi?

A. Ai Cập

B. Tuy-ni-di

C. Ăng-gô-la

D. An-giê-ri

Câu 39: Để đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, phương pháp đấu tranh bằng bạo lực cách mạng lần đầu tiên được Đảng Lao động Việt Nam đề ra tại

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960).

B. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng (7-1973).

C. Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1 -1959).

D. Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa I từ ngày 20 đến 26-3-1955.

Câu 40: Hội nghị nào đã xác định hình thái khởi nghĩa của cách mạng tháng Tám ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa?

A. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 08/1945.

B. Hội nghị quân sự Bắc kì tháng 04/1945.

C. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 11/1939.

D. Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 05/1941.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

A

A

D

B

C

6

7

8

9

10

D

D

D

B

D

11

12

13

14

15

C

D

A

B

D

16

17

18

19

20

C

C

C

D

A

21

22

23

24

25

D

A

A

B

C

26

27

28

29

30

C

A

A

D

B

31

32

33

34

35

C

B

A

A

C

36

37

38

39

40

B

B

D

C

D

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận