Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 – Đề 34

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 – Đề 33

Để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 sắp tới, việc luyện đề là rất quan trọng. Nhằm giúp các em ôn thi hiệu quả, Tailieufree giới thiệu Chuyên mục Ôn thi THPT Quốc gia bao gồm nhiều đề thi khác nhau, là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Giai cấp nông dân Việt Nam có mối quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp

A. địa chủ.

B. tư sản.

C. công nhân.

D. tiểu tư sản.

Câu 2. An Nam Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức

A. Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Đảng Lập hiến.

D. Tân Việt Cách mạng đảng.

Câu 3. Khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam? 

A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.    

B. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1930.        

D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939. 

Câu 4. Yếu tố quyết định dẫn đến sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là gì?

A. Chính phủ Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6/1936).

B. Nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935).

C. Nghị quyết của Hội nghị BCH Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (7/1936).

D. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

Câu 5. Để thúc đẩy sự phát triển của cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã đề ra khẩu hiệu

A. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

B. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian”.

C. “Giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”.

D. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”.

Câu 6. Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là

A. Mặt trận Liên Việt.

B. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 7. Khó khăn nghiêm trọng nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. nạn đói.

B. giặc dốt.

C. tài chính.

D. giặc ngoại xâm.

Câu 8. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

A. Pháp cho quân đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ (23/9/1945).

B. Pháp đánh chiếm một số vị trí ở Lạng Sơn, hải Phòng (tháng 11/1946).

C. Pháp đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính (tháng 12/1946).

D. Pháp gửi tối hậu thư, đòi quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội (18/12/1946).

Câu 9. Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5/1949) là mốc mở đầu cho

A. chính sách xoay trục của Mĩ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

B. sự hình thành liên minh quân sự giữa hai cường quốc Pháp và Mĩ.

C. thời kì Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.

D. quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

Câu 10. Trong đông xuân 1953 – 1954, Việt Nam tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm

A. làm thất bại kế hoạch tập trung binh lực của thực dân Pháp.

B. giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.

C. tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân sự của thực dân Pháp.

D. buộc thực dân Pháp phải đàm phán để kết thúc chiến tranh.

Câu 11. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực

A. công nghiệp chế tạo máy.                                           

B. nông nghiệp.

C. giao thông vận tải.                                                               

D. thương nghiệp.

Câu 12. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đảng duy nhất lấy tên là 

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.                                          

B. Đảng Lao động Việt Nam. 

C. Đảng Dân chủ Việt Nam.                                            

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 13. Trong những năm 1929 – 1933, nền kinh tế Việt Nam 

A. lâm vào tình trạng khủng hoảng.

B. thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

C. có sự phục hồi và phát triển trở lại.

D. phát triển và trở thành đối thủ cạnh tranh với Pháp

Câu 14. Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 – 1939 là do đời sống của họ

A. có phần ổn định.                                                                   

B. được cải thiện hơn.

C. khó khăn, cực khổ.                                                                

D. không quá khó khăn.

Câu 15. Một trong những quyết định của Hội nghị Quân sự Bắc Kì (15/4/1945) là

A. Mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị.

B. thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

C. phát động cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

D. ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Câu 16. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mâu thuẫn giữa

A. giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

B. giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.

C. toàn thể nhân dân với đế quốc xâm lược và phản động tay sai.

D. nhân dân lao động với thực dân Pháp và các giai cấp bóc lột.

Câu 17. Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.

B. Tạo cơ sở để các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Việt Nam. 

C. Tạo cơ sở thực lực để ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

D. Góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới. 

Câu 18. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (19/12/1946) là do

A. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác.

B. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất.

C. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng để tiến hành xâm lược Việt Nam.

D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa.

Câu 19. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí

A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. 

B. án ngữ Hành lang Đông – Tây của thực dân Pháp. 

C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. 

D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. 

Câu 20: Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là do

A. sự lãnh đạo của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.

B. tinh thần đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu và sản xuất của nhân dân.

C. sự phát triển của mặt trận dân tộc thống nhất và lực lượng vũ trang.

D. hệ thống hậu phương không ngừng được củng cố, phát triển.

II. Tự luận

Câu 1: Cho đoạn trích sau:

“Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

…. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập IV (1945 – 1946), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.480)

a. Cho biết tên, tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn kiện có đoạn trích trên.

b. Đoạn trích trên thể hiện những nội dung cơ bản nào của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? Tại sao Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ trương kháng chiến như vậy?

Câu 2: Lí giải vì sao bước sang năm 1953, Pháp đưa ra kế hoạch quân sự Na-va? Nêu nội dung và nhận xét về bản chất của kế hoạch đó.

Câu 3:Hoàn thành bảng so sánh chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu – đông 1950?

[Năm 2021] Đề thi Học kì 1 Lịch sử lớp 12 có đáp án (6 đề)

Câu4: Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *