Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 – Đề 33

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 – Đề 32

Đây là bộ đề thi mang tính chất thực tiễn cao, giúp các thầy cô và các em học sinh luyện thi THPT Quốc Gia môn Lịch sử cử có một tài liệu bám sát đề thi để đạt được thành tích cao, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và nhà trường. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi hay được các thầy cô trên cả nước sưu tầm và sáng tác, ôn luyện qua sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức từ đó thêm yêu thích và học giỏi môn học này.

Câu 1. Ngay sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thành công, để giải quyết nạn mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào nào?

A. Cải cách giáo dục.                

B. Bổ túc văn hóa. 

C. Bình dân học vụ.                  

D. Thi đua “Dạy tốt, học tốt”.

Câu 2. Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước những khó khăn, thử thách nào?

A. Nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, giặc ngoại xâm và nội phản.

B. Khối đoàn kết dân tộc bị chia rẽ sâu sắc, lực lượng chính trị suy yếu.

C. Các đảng phái trong nước đều cấu kết với quân Trung Hoa Dân quốc.

D. Quân Pháp trở lại Đông Dương theo quy định của Hội nghị Pốtxđam.

Câu 3. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

A. tự do.      

B. tự trị.      

C. dân chủ.  

D. độc lập.

Câu 4. “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào? 

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.    

B. Việt Nam Quốc dân Đảng.   

C. Hội Phục Việt. 

D. Hội Hưng Nam. 

Câu 5. Tác giả của cuốn sách “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là

A. Trường Chinh. 

B. Võ Nguyên Giáp.       

C. Hồ Chí Minh.   

D. Lê Duẩn.

Câu 6. “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/ 3/ 1945) là bản chỉ thị của

A. Tổng bộ Việt Minh.

B. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

C. BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. BTV Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 7. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam đầu năm 1930 quyết định thành lập một đang duy nhất lấy tên là 

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.             

B. Đảng Lao động Việt Nam. 

C. Đảng Dân chủ Việt Nam.               

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 8. Thực hiện kế hoạch Na-va, từ thu – đông 1953 thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đâu?

A. Tây Bắc.                    

B. Tây Nguyên.    

C. Đồng bằng Bắc Bộ.    

D. Nam Đông Dương.

Câu 9. Hội nghị lâng thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) đã chủ trương thành lập 

A. Mặt trận Liên Việt.                        

B. Mặt trận Phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.     

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 10. Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Việt Nam trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 là

A. đòi độc lập dân tộc và tự do dân chủ.

B. đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

C. đánh đổ đế quốc để giành độc lập tự do.

D. giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho nông dân.

Câu 11. Ngày 19/8/1945 diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (Tuyên Quang).

B. Vua Bảo Đại thoái vị, trao lại ấn, tín cho chính quyền cách mạng.

C. Khởi nghĩa giành chính quyền giành thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.

D. Võ Nguyên Giáp xuất quân, tiến về bao vây quân Nhật ở Thái Nguyên.

Câu 12.  Những giai cấp mới ra đời ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. tư sản và tiểu tư sản.                      

B. công nhân và tư sản.

C. công nhân và tiểu tư sản.               

D. địa chủ và tư sản dân tộc.

Câu 13. Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.

C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.

D. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam.

Câu 14. Sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở Việt Nam được đánh dấu bởi sự kiện

A. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945).

B. Đại hội Quốc dân được tiến hành ở Tân Trào (16/8/1945).

C. Vua Bảo Đại thoái vị, trao lại ấn, tín cho chính quyền cách mạng (30/8/1945).

D. Khởi nghĩa giành chính quyền giành thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội (19/8/1945).

Câu 15. Cuôc̣ chiến đấu của quân dân Hà Nội từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947 đã

A. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

B. tiêu diệt được một bộ phận sinh lực của quân Pháp.

C. giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.

D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

Câu 16. Mặt trận nào giữ vai trò trực tiếp chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám 1945?

A. Mặt trận Liên Việt.                        

B. Mặt trận Việt Minh.

C. Mặt trận Thống nhất Đông Dương. 

D. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Câu 17. Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954)?

A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946.       

B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.

D. Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè năm 1953.    

Câu 18. Khi về Việt Nam (đầu năm 1941), Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đó là nơi có

A. lực lượng chính trị được tổ chức và phát triển. 

B. các đội du kích địa phương hoạt động mạnh. 

C. hệ thống đường giao thông phát triển đồng bộ. 

D. lực lượng dân quân tự vệ phát triển mạnh.

Câu 19. “Pháo đài bất khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp và Mĩ khi nói về

A. hành lang Đông – Tây.          

B. hệ thống phòng ngự trên đường số 4.

C. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.   

D. phòng tuyến quân sự xi măng cốt sắt.

Câu 20. Chiến dịch nào dưới đây là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)?

A. Thượng Lào năm 1954.        

B. Điện Biên Phủ năm 1954.

C. Việt Bắc thu – đông năm 1947.       

D. Biên giới thu – đông năm 1950.

Câu 21. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã

A. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai. 

B. bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân.

C. xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo. 

D. khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930. 

Câu 22. Vừa mới ra đời giai cấp công nhân Việt Nam đã được tiếp thu

A. học thuyết của chủ nghĩa Mác-lênin.

B. tư tưởng của cách mạng tháng Mười Nga.

C. tư tưởng của các trào lưu cứu nước ở các nước thuộc địa.

D. truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của dân tộc.

Câu 23. Nguyên nhân quyết định nhất đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Việt Nam là

A. toàn quân toàn dân đoàn kết dũng cảm chiến đấu.

C. tình đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương.

B. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. sự ủng hộ giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân khác.

Câu 24. Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920) là mốc đánh dấu

A. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới.

B. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

C. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam.

D. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.

Câu 25. Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) là

A. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

B. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.

C. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương.

D. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương.

Câu 26. Nội dung nào không phản ánh đúng sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng?

A. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo; địa bàn hoạt động hẹp.

B. Thành phần đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng phức tạp. 

C. Không xây dựng được bất kì một cơ sở nào trong quần chúng.

D. Không đề ra được một cương lĩnh thể hiện rõ mục đích và lập trường chính trị.

Câu 27. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)?

A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. 

B. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.

C. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.

D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết.

Câu 28. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm Đảng Cộng sản Đông Dương có thế rút ra từ phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?

A. Lãnh đạo quần chúng giành chính quyền bằng bạo lực.

B. Lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

C. Bài học về xây dựng khối liên minh công – nông.

D. Bài học về xây dựng chính quyền cách mạng.

Câu 29. Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định từ sau ngày

A. Nhật tiến vào Đông Dương đến trước khi Nhật đảo chính Pháp.

B. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh.

C. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

Câu 30. Thành công của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (1946) ở Việt Nam chứng tỏ

A. sự ủng hộ to lớn của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. 

B. quyền lực nhà nước chính thức thuộc về cơ quan hành pháp.

C. nhân dân có tinh thần đoàn kết và ý thức làm chủ đất nước.

D. nhân dân bước đầu giành chính quyền, làm chủ đất nước. 

Câu 31. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân đội Việt Nam thực hiện. 

A. lấy nhiều đánh ít.                 

B. lấy lực thắng thế. 

C. lấy nhỏ đánh lớn.                 

D. lấy ít địch nhiều. 

Câu 32. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Lật đổ chế độ phong kiến tồn tại gần một ngàn năm ở Việt Nam.

B. Mở ra kỉ nguyên độ lập, tự do, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. Đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập và tự do.

D. Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 33. Nội dung nào dưới đây là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng.          

B. Đề ra phương hướng chiến lược. 

C. Xác định phương pháp đấu tranh.   

D. Xác định giai cấp lãnh đạo. 

Câu 34. Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạn 1930 – 1931 vì

A. đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân và tay sai. 

B. đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10/1930. 

C. đây là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô viết ở nước Nga.

D. đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội. 

Câu 35. Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là không đúng?

A. Là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc. 

B. Có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới. 

C. Có tính chất dân tộc điển hình. 

D. Có tính chất dân chủ.

Câu 36. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, các thế lực ngoại xâm và nội phản đều có âm mưu

A. biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.           

B. mở đường cho Mĩ xâm lược Việt Nam.

C. chống phá cách mạng Việt Nam.                       

D. giúp Trung Hoa Dân quốc chiếm Việt Nam.

Câu 37. Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava? 

A. Lừa địch để đánh địch.                  

B. Đánh điểm, diệt viện. 

C. Đánh vận động và công kiên.         

D. Điều địch để đánh địch. 

Câu 38. So với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp có điểm gì khác biệt?

A. Đánh thuế rất nặng vào hàng hóa nước ngoài.

B. Đầu tư vào những ngành bỏ vốn ít, lợi nhuận nhiều.

C. Hạn chế đầu tư vốn vào các ngành công nghiệp nặng.

D. Tập trung vốn đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp.

Câu 39. Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam có thể rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Chớp thời cơ, dựa vào sức mạnh của toàn dân để tiến hành Tổng khởi nghĩa.

B. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

C. Tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng trong một mặt trận dân tộc thống nhất.

D. Tập hợp, tổ chức lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh công khai, hợp pháp.

Câu 40. Việc ba tổ chức cộng sản có sự chia rẽ, sau đó được hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) để lại kinh nghiệm gì cho cách mạng Việt Nam?

A. Xây dựng khối liên minh scông nông vững chắc.

B. Xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi.

C. Kết hợp hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.

D. Luôn chú trọng đấu tranh chống tư tưởng cục bộ.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận