Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 – Đề 29

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 – Đề 28

Đây là bộ đề thi mang tính chất thực tiễn cao, giúp các thầy cô và các em học sinh luyện thi THPT Quốc Gia môn Lịch sử cử có một tài liệu bám sát đề thi để đạt được thành tích cao, mang lại vinh dự cho bản thân, gia đình và nhà trường. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi hay được các thầy cô trên cả nước sưu tầm và sáng tác, ôn luyện qua sẽ giúp các em có thêm nhiều kiến thức từ đó thêm yêu thích và học giỏi môn học này.

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1925?

A. An Nam trẻ.

B. Đời sống công nhân.

C. Nhân đạo.

D. Diễn đàn bản xứ.

Câu 2. Địa bàn hoạt động chủ yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng là ở

A. Bắc Kì (Việt Nam).

B. Trung Kì (Việt Nam).

C. Nam Kì (Việt Nam).

D. Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 3. Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Để lập ra các hội ái hữu thay cho Công hội đỏ, Nông hội đỏ.

B. Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của Chính phủ Pháp.

D. Thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội.

Câu 4. Phong trào đấu tranh nào của nhân dân Việt Nam được coi là cuộc tập dượt lần thứ nhất của Đảng và quần chúng cho Cách mạng tháng Tám (1945)?

A. Phong trào cách mạng 1931 – 1931.                  

B. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925.

C. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.                                 

D. Phong trào vận động giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

Câu 5. Với chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã

A. đáp ứng đúng nguyện vọng số một của nhân dân Việt Nam. 

B. thực hiện đúng chủ trương của Luận cương chính trị tháng 10 – 1930.

C. tập trung giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam. 

D. bắt đầu nhận ra khả năng chống đế quốc của trung và tiêu địa chủ.

Câu 6. Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết căn bản nạn đói ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi 

A. “Người cày có ruộng”.

B. “Tăng gia sản xuất”. 

C. “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

D. “Nhường cơm sẻ áo”. 

Câu 7. Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là

A. đảm bảo an ninh quốc gia.

B. giữ vững chủ quyền dân tộc.

C. đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương được hoạt động công khai.

Câu 8. Cuôc̣ chiến đấu của quân dân Hà Nội (từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/2/1947) đã

A. đẩy quân Pháp rơi vào tình thế phòng ngự bị động.

B. tiêu diệt được một bộ phận sinh lực của quân Pháp.

C. giải phóng được một địa bàn chiến lược quan trọng.

D. buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài.

Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ ở Đông Dương trong những năm 1951 – 1954? 

A. Ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội. 

B. Đưa quân đội tham chiến trực tiếp. 

C. Từng bước thay chân quân Pháp.

D. Quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương. 

Câu 10. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao giành thắng lợi?

A. Chiến thắng Việt Bắc thu – đông 1947. 

B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.

C. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.

D. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

II. Tự luận

Câu 1: Trình bày ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931? Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện như thế nào trong phong trào này?

Câu 2: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã có những quyết định gì? Nêu ý nghĩa lịch sử của Đại hội.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I. Trắc nghiệm

1-A

2-A

3-D

4-A

5-A

6-B

7-B

8-B

9-B

10-D

II. Tự luận

Câu 1: 

* Ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 – 1931

– Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.

– Khối liên minh công – nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.

– Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

– Để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm.

– Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (năm 1945).

* Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong phong trào cách mạng 1930 – 1931

– Tập trung lực lượng, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh, tạo nên một phong trào thống nhất, rộng khắp,…

– Xây dựng khối liên minh công – nông.

– Thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh,…

– Lãnh đạo quần chúng nhân dân sử dụng bạo lực cách mạng để giành và giữ chính quyền.

Câu 2:

a. Những quyết định của Đại hội II

– Thông qua: “Báo cáo chính trị” và báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam”.

– Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng Mác – Lê-nin riêng. Ở Việt Nam, đưa Đảng ra hoạt động công khai, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.

– Đề ra những chính sách cơ bản về: mở rộng khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế; phát triển kinh tế – tài chính, văn hóa – giáo dục,… để đẩy mạnh cuộc kháng chiến thắng lợi.

– Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.

b. Ý nghĩa: 

– Đánh dấu bước phát triển của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.

– Thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp phát triển => là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *