Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi sắp tới.
Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 – Đề 14
Để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 sắp tới, việc luyện đề là rất quan trọng. Nhằm giúp các em ôn thi hiệu quả, Tailieufree giới thiệu Chuyên mục Ôn thi THPT Quốc gia bao gồm nhiều đề thi khác nhau, là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1.Thời gian diễn ra hội nghị Yalta
A.Từ ngày 4 – 11/2/1945
B.Từ ngày 4-11/2/1944
C.Từ ngày 4-11/4/1942
D.Từ ngày 4-11/4/1945
Câu 2.Đặc trưng của trật tự thế giới mới sau thế chiến II là
A.Thế giới chia thành 2 phe: TBCN và XHCN
B. Thế giới chia thành 2 phe do Mỹ và Liên Xô đứng đầu
C. Thế giới chia thành 2 phe TBCN và XHCN do Mỹ và Liên Xô đứng đầu
D.Trật tự 2 cực Yalta.
Câu 3. Sự kiện được xem là khởi đầu cho “chiến tranh lạnh” là:
A.Tổng thống Mỹ Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn với Mỹ.
B.Tổng thống Mỹ Truman đề nghị Quốc Hội Mỹ viện trợ khẩn cấp cho Hy lạp và Thổ Nhĩ Kỳ
C. Mỹ thành lập khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
D.Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall (6/1947).
Câu 4. Sự kiện nào cho thấy chiến tranh lạnh diễn ra trong lãnh vực quân sự?
A. Mỹ thành lập khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên Xô lập liên minh Warsaw
B. Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall (6/1947). Liên Xô lập Hội đồng tương trợ kinh tế
C.Mỹ tham chiến tại Việt Nam D.Mỹ tham chiến tại Triều Tiên.
Câu 5. Xu hướng trong quan hệ ngoại giao quốc tế vào thập niên 70 của thế kỷ XX là gì?
A.Hòa hoãn Đông Tây mặc dù còn nhiều diễn tiến phức tạp
B.Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô
C.Mâu thuẫn Đông Tây và khởi đầu chiến tranh lạnh
D.Từ đối đầu chuyển qua đối thoại hòa bình.
Câu 6. Trong các câu sau, câu nào không phải là nguyên nhân khiến chiến tranh lạnh kết thúc?
A.Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô kéo dài 40 năm làm cho 2 nước suy giảm vị thế.
B.Sự vươn lên của Nhật Bản và Tây Âu là thách thức cho Mỹ và Liên Xô
C.Mỹ và Liên Xô phải thoát ra khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình
D.Xu thế quốc tế mới là từ đối đầu chuyển sang đối thoại.
Câu 7. Sự kiện cho thấy trật tự 2 cực Yalta sụp đổ là gì?
A.Chế độ XHCN tan rã ở Đông Âu và Liên Xô.
B.Hội đồng tương trợ kinh tế SEV tuyên bố giải thể.
C.Tổ chức hiệp ước Warsaw ngừng hoạt động.
D.Tổng thống Mỹ G.H.W Bush gặp tổng thống Liên Xô M.Gorbachov tại Malta.
Câu 8. Cuộc chiến tranh cục bộ nào là sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe trong chiến tranh lạnh
A.Chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954)
B. Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)
C. Chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975)
D.Chiến tranh vùng Vịnh (1990 – 1991).
Câu 9. Hội nghị Yalta quyết định “…” Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ
A.tham chiến chống Nhật tại châu Á
B.tham chiến chống Đức ở Đông Âu
C.tham chiến chống Ý ở châu Phi.
D.tham chiến chống Nhật tại Mãn Châu.
Câu 10. Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong 4 thập niên nửa sau thế kỷ XX là gì?
A. Chiến tranh Đông Dương
B. Chiến tranh Triều Tiên.
C. Chiến tranh lạnh.
D. Chiến tranh Việt Nam.
Câu 11. Nối bảng A là tên các cuộc chiến tranh cục bộ trong thời chiến tranh lạnh với bảng B là thời gian
Bảng A |
Bảng B |
1. Chiến tranh Đông Dương |
a. 1950 – 1953 |
2.Chiến tranh Triều Tiên |
b.1945 – 1954 |
3. Chiến tranh Việt Nam |
c. 1954 – 1975 |
Hãy chọn phương pháp nối đúng nhất trong các phương pháp nối sau:
A. 1a- 2c- 3b
B. 1b – 2a – 3c
C. 1c – 2b – 3a
D.1b – 2c – 3a
Câu 12. Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào lãnh vực nào?
A.Kinh tế
B.Chính trị
C. Quân sự
D. Giáo dục
Câu 13. Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh
A.chịu tổn thất nặng nề nhất trong thế chiến II: 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 7 vạn làng mạc, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá nặng nề
B.Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
C.Là nước thắng trận trong thế chiến II nên có nhiều thuận lợi
D.Là nước thắng trận sau thế chiến II nên có tiềm lực kinh tế – tài chính và lực lượng quân sự to lớn.
Câu 14. Thành tựu khoa học kĩ thuật nào của Liên Xô đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí hạt nhân của Mỹ
A.1957 Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B.1961 Liên Xô phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
C.1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
D.1951 Liên Xô chế tạo thành công tên lửa có đầu đạt hạt nhân.
Câu 15. Chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kỳ xây dựng CNXH là gì?
A.Thực hiện chính sách “toàn cầu” với âm mưu làm bá chủ thế giới.
B.Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đầy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
C.Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN.
D.Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước
Câu 16. Thể chế chính trị của liên bang Nga là:
A.Xã hội chủ nghĩa
B.Tổng thống liên bang
C. Cộng hòa
D.Dân chủ
Câu 17. Thành tựu khoa học kĩ thuật nào của Liên Xô ra đời năm 1961
A.Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
B.Liên Xô phóng thành công tên lửa đạn đạo
C.Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik
D.Liên Xô phòng thành công tàu vũ trụ Phương Đông
Câu 18. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc sau thế chiến II là cuộc chiến giữa hai lực lượng nào?
A.Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
B.Trung Hoa dân quốc và Trung Hoa cộng sản
C. Đảng cộng sản và Quốc dân Đảng
D.Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông
Câu 19. Thời gian nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập?
A.Ngày 20/7/1946
. Ngày 20/7/1947
C. Ngày 1/10/1949
D. Ngày 1/10/1946
Câu 20. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa gì đối với cách mạng thế giới
A.Đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập – tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội
B.Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
C.Tăng cường lực lượng cho hệ thống xã hội chủ nghĩa
D.Góp phần phát triển hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Câu 21. Người khởi xướng đường lối đổi mới ở Trung Quốc là:
A.Mao Trạch Đông
B.Tưởng Giới Thạch
C.Đặng Tiểu Bình
D.Lưu Thiếu Kỳ
Câu 22. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong giai đoạn cải cách và mở cửa là gì?
A.Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
B.Ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam cũng như cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước Á, Phi, Mỹ latinh
C.Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, khôi phục ngoại giao với Indonesia, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các quốc gia trên thế giới
D.Thu hồi chủ quyền với Hongkong (1997), Macao (1999)
Câu 23. Sắp xếp các sự kiện của sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dưới đây theo thứ tự thời gian:
1. Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chiến tranh chống Đảng cộng sản Trung Quốc.
2. Nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông
3. Quân giải phóng Trung Quốc chuyển sang phản công lần lượt giải phóng các vùng do Đảng quốc dân kiểm soát.
4. Lực lượng Đảng Quốc dân rút chạy sang Đài Loan
A.1-2-3-4
B.1-3-4-2
C.3-1-4-2
D.3-4-1-2
Câu 24. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho thấy … (1) … của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của… (2)…, xóa bỏ tàn dư … (3)… đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên … (4)… Những từ nào sau đây điền vào chỗ trống là thích hợp nhất?
A. (1) cuộc cách mạng giải phóng dân tộc – (2) đế quốc – (3) phong kiến -(4)giai đoạn phát triển
B. (1) cuộc cách mạng dân tộc dân chủ – (2) phong kiến – (3) đế quốc – (4) xã hội chủ nghĩa
C. (1) cách mạng giải phóng dân tộc – (2) phong kiến – (3) đế quốc – (4) giai đoạn phát triển
D. (1) cuộc cách mạng dân tộc dân chủ (2) đế quốc – (3) phong kiến – (4) xã hội chủ nghĩa.
I. TỰ LUẬN
Câu 1. Chú cừu Đô-li là một trong những phát minh trong một cuộc cách mạng lớn làm thay đổi thế giới con người. Hãy cho biết đó là phát minh gì, trong cuộc cách mạng nào?
Câu 2. Nêu đặc điểm của cuộc cách mạng.
Câu 3. Cuộc cách mạng này có những tác động gì đối với con người? Từ những tác động đó hãy trình bày quan điểm của em về việc nên hay không nên sử dụng các thành tựu của cuộc cách mạng này trong giáo dục.