Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 – Đề 62

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 – Đề 61

Để chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2022 sắp tới, việc luyện đề là rất quan trọng. Nhằm giúp các em ôn thi hiệu quả, Tailieufree giới thiệu Chuyên mục Ôn thi THPT Quốc gia bao gồm nhiều đề thi khác nhau, là tài liệu hữu ích cho các em ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.

Đề bài

Câu 41: Axetilen là tên gọi của hợp chất có công thức phân tử

A. C2H2.                       B. C2H4.

C. C3H4.                       D. C2H6.

Câu 42: Đun nóng tripanmitin trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được sản phẩm gồm C3H5(OH)3 và

A. C17H33COONa.      B. C15H31COONa.

C. C15H31COOH.        D. C17H35COOH.

Câu 43: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Polistiren.        B. Polietilen.

C. Nilon-6.           D. Poli(metyl metacrylat).

Câu 44: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Xenlulozo.                 B. Fructozo.

C. Glucozo.                   D. Saccarozo.

Câu 45: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Cu.                            B. Fe.

C. Mg.                            D. Al.

Câu 46: Cho 27,6 gam hỗn hợp CH3COOH, C6H5OH, NH2CH2COOH tác dụng vừa đủ 350 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là

A. 41,60.                        B. 35,30.

C. 32,65.                        D. 38,45.

Câu 47: Chất X có công thức cấu tạo: HOOC-CH2-NH-CO-CH(CH3)-NH2. Cho các phát biểu sau về X:

X là đipepit tạo thành từ alanin và glyxin.

X có phản ứng màu biure.

X không làm đổi màu quỳ tím.

Phân tử khối của chất X là 164 đvC.

Khi đun nóng X trong dung dịch NaOH vừa đủ, đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm 2 muối.

Số phát biểu đúng là

A. 4.                               B. 2.

C. 5.                               D. 3.

Câu 48: Thực hiện các thí nghiệm sau:

Cho kim loại K vào dung dịch HCl.

Đốt bột Al trong khí Cl2.

Cho Na2CO3 vào dung dịch BaCl2.

Cho NaOH vào dung dịch Mg(NO3)2.

Điện phân Al2O3 nóng chảy, có mặt Na3AlF6.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là

A. 3.                               B. 4.

C. 2.                               D. 1.

Câu 49: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội?

A. Al.                                      B. Fe.

C. Cu.                                      D. Cr.

Câu 50: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc II?

A. CH3NH2.                 B. CH3CH2NH2.

C. C2H5NHCH3.          D. (CH3)3N.

Câu 51: Cho các phát biểu sau:

Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ thu được khí O2 ở anot.

Cho H2 dư qua hỗn hợp Fe2O3 và Al2O3 đun nóng thu được Al, Fe.

Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa.

Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.

Cho dung dịch FeCl2 dư vào dung dịch AgNO3, thu được chất rắn chỉ có AgCl.

Số phát biểu không đúng là

A. 5.                               B. 3.

C. 4.                               D. 2.

Câu 52: Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2.   

B. Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. Fe(NO3)2 và AgNO3.        

D. AgNO3 và Cu(NO3)2.

Câu 53: Cho 2,74 gam Ba vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,06M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 4,410.                        B. 4,818.

C. 4,518.                        D. 5,130.

Câu 54: Chất nào sau đây chỉ phản ứng với dung dịch HCl, không phản ứng với dung dịch NaOH?

A. AlCl3.                       B. NaHCO3.

C. CaCO3.                     D. Al(OH)3.

Câu 55: Công thức hóa học của crom(VI) oxit là

A. Cr(OH)3.                   B. CrO3.

C. CrCl3.                       D. Cr2O3.

Câu 56: Hợp chất Fe(OH)3 là chất rắn có màu

A. tím.                           B. nâu đỏ.

C. lục thẫm.                   D. vàng.

Câu 57: Lạm dụng rượu bia quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân, gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ mắc bệnh ung thư nào sau đây?

A. Ung thư vú.               B. Ung thư gan.

C. Ung thư phổi.            D. Ung thư vòm họng.

Câu 58: Số đồng phân đơn chức, mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8O2 có phản ứng tráng bạc là

A. 1.                               B. 4.

C. 2.                               D. 3.

Câu 59: Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là

A. 1s22s32p3.           B. 1s22s22p4.

C. 1s22s22p3.           D. 1s22s22p5.

Câu 60: Chất hữu cơ X có đặc điểm: phản ứng với kim loại Na giải phóng khí H2, hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Tên gọi của X là

A. fomandehit.               B. propan-1,3-điol.

C. phenol.                      D. etylen glicol.

Câu 61: Cho các phát biểu sau:

Saccarozo, tinh bột và xenlulozo đều có phản ứng thủy phân.

Glucozo, saccarozo đều hòa tan được Cu(OH)2 và có phản ứng tráng bạc.

Tinh bột và xenlulozo là đồng phân của nhau.

Phân tử xenlulozo được cấu tạo bởi nhiều gốc β – glucozo.

Thủy phân tinh bột trong môi trường axit sinh ra fructozo.

Số phát biểu đúng là

A. 4.                               B. 2.

C. 5.                               D. 3.

Câu 62 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trộn dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl thấy xuất hiện kết tủa.

B. Dung dịch NaCl dẫn được điện.

C. Dung dịch H2SO4 làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

D. Dung dịch KOH có pH > 7.

Câu 63: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

Z

Cu(OH)2

Tạo dung dịch màu xanh lam

X, Z

Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng

Kết tủa Ag

T

Dung dịch Br2

Kết tủa trắng

Y

Quỳ tím

Quỳ chuyển sang màu hồng

X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Metyl fomat, axit glutamic, fructozo, anilin.

B. Axit glutamic, metyl fomat, fructozo, phenol.

C. Fructozo, axit glutamic, phenol, metyl fomat.

D. Metyl fomat, axit glutamic, anilin, fructozo.

Câu 64: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ:

Khí Y là?

A. CO2.                         B. H2.

C. SO2.                          D. Cl2.

Câu 65: Cho 28,9 gam hỗn hợp A gồm ancol etylic và phenol tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Phần trăm khối lượng ancol etylic trong hỗn hợp A là

A. 65,05%.                    B. 15,91%.

C. 31,83%.                    D. 34,95%.

Câu 66: Cho 30,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, Mg, MgO và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4 gam hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tỉ khối của Y so với He là 6,5. Khối lượng của FeSO4 trong dung dịch Z là

A. 22,4 gam.                            B. 30,4 gam.

C. 26,8 gam.                            D. 30,0 gam.

Câu 67: Cho 34 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở đều thuộc hợp chất thơm (tỉ khối hơi của X so với O2 luôn bằng 4,25 với mọi tỉ lệ mol của 2 este). Cho X tác dụng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được dung dịch Y gồm hai muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng 2 muối trong Y lần lượt là

A. 46,58% và 53,42%.

B. 35,6% và 64,4%.

C. 56,67% và 43,33%.  

D. 55,43% và 55,57%.

Câu 68: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối Y và một ancol Z. Đun nóng lượng ancol Z ở trên với axit H2SO4 đặc ở 179oC thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%.

B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.

C. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam.

D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.

Câu 69: Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,03 mol) gồm đipeptit X, tripepetit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ lượng khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình đựng nước vôi trong tăng 13,23 gam so với ban đầu và có 0,84 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 6,08.                          B. 5,72.

C. 6,92.                          D. 7,01.

Câu 70: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và một oxit của sắt trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:

– Phần 1: Tác dụng với HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 233,7 gam muối và a mol khí NO.

– Phần 2: Tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 2M, thu được 1,5a mol H2 và 16,8 gam chất rắn không tan.

Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 206.                           B. 251.

C. 230.                           D. 352.

Câu 71: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở là X ( x mol) và Y ( y mol), đều tạo bởi glyxin và analin. Đun nóng 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và thu được dung dịch chứa m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y thì đều thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y  là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là

A. 340,8.                        B. 399,4.

C. 409,2.                        D. 396,6.

Câu 72: (ID: 257069) Hợp chất X có công thức phân tử C9H16O4. Từ X thực hiện các phản ứng ( theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O

(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

(c) nX3   + nX4 → nilon- 6,6 + 2nH2O

(d) 2X2 + X1 → X5 + 2H2O

Khối lượng phân tử của X5 là

A. 188.                           B. 190.

C. 230.                           D. 202.

Câu 73: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4 và C2H2, thu được 8,96 lít ( đktc) khí CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được 24 gam kết tủa. giá trị của m là

A. 4,5.                                     B. 7,4.

C. 5,8.                                      D. 4,2.

Câu 74: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin no, mạch hở X bằng một lượng oxi vừa đủ thu được 7V lít hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, N2, H2O ( các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Số đồng phân cấu tạo của X là

A. 2.                               B. 4.

C. 1.                               D. 3.

Câu 75: Dùng CO dư để khử hoàn toàn m gam FexOy, dẫn toàn bộ khí sinh ra qua 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M thu được 9,85 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hoàn toàn m gam FexOy bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25 gam muối khan.giá trị của m là

A. 11,6.                          B. 8,0.

C. 14,4.                          D. 10,8.

Câu 76: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X chứa m gam NaOH và a mol  Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Giá trị của n và a lần lượt là

A. 64 và 0,9.        B. 32 và 0,9.

C. 64 và 0,8.        D. 64 và 1,2.

Câu 77: Dung dịch X gồm MgSO4 và Al2(SO4)3. Cho 400 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu được 65,36 gam kết tủa.Mặt khác, nếu cho 200 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 151,41 gam kết tủa. Nếu thêm m gam NaOH vào 500 ml dung dịch X, thu được 70 gam kết tủa. giá trị lớn nhất của m là

A. 104.                           B. 128.

C. 120.                           D. 136.

Câu 78: Cho 7,55 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Cu tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,8 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch Y chứa các muối có khối lượng là

A. 30,8 gam.        B. 69,55 gam.

C. 38,55 gam.       D. 15,3 gam.

Câu 79: Cho 30,3 gam Cu vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M một thời gian thu được 49,14 gam chất rắn X và dung dịch Y. Nhúng thanh kim loại A nặng 34,92 gam vào dung dịch Y khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 38,73 gam chất rắn Z. Kim loại A là

A. Al.                   B. Fe.         

C. Cr.                   D. Zn.

Câu 80: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch chứa hai chất tan NaNO3 và 1,08 mol HCl. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2, có tỉ khối so với He  bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam chất rắn. Khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là

A. 5,40 gam.                  B. 2,70 gam.

C. 4,05 gam.                  D. 3,24 gam.

Lời giải chi tiết

41

42

43

44

45

A

B

C

A

C

46

47

48

49

50

B

D

A

C

C

51

52

53

54

55

D

B

B

C

B

56

57

58

59

60

B

B

C

C

D

61

62

63

64

65

B

A

A

A

D

66

67

68

69

70

B

C

A

A

D

71

72

73

74

75

D

C

C

A

B

76

77

78

79

80

B

B

A

D

D

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận