Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 – Đề 36

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn GDCD năm 2022 – Đề 35

Đề thi thử GDCD THPT Quốc Gia là chuyên đề: Tổng hợp các đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn GDCD mới nhất, tuyển chọn đề thi mới nhất, hướng dẫn giải đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD, hỗ trợ giải đáp thắc mắc của học sinh. Nhiều năm qua, Tailieufree luôn cập nhật những gì mới nhất của Bộ qua các đề thi thử. Nhiều thầy cô và các em học sinh sau khi bám sát trang này đã có kinh nghiệm làm bài, kinh nghiệm trọng tâm đề thi. Nên qua các kỳ thi, điểm số môn GDCD rất cao.

Câu 1: Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó, ông K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Bà S và ông K.

B. Anh H, bà S và ông K.

C. Anh H, bà S và chị M.

D. Anh H và ông K.

Câu 2: Ông A tự ý sử dụng lòng đường làm bãi trông giữ xe và để mất xe đạp của chị N. Tại nhà ông A, do tranh cãi về mức tiền bồi thường, anh M chồng chị N đã đập vỡ lọ hoa của ông A nên bị anh Q con trai ông A đuổi đánh. Anh M lái xe mô tô vượt đèn đỏ bỏ chạy và đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Anh M và chị N.

B. Ông A, anh M và chị N.

C. Ông A và anh M.

D. Ông A, anh M và anh Q.

Câu 3: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông M và anh S.

B. Ông K và ông M.

C. Ông K, ông M và anh S.

D. Ông K, bà N và anh S.

Câu 4: Ông A nhận một trăm triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng quầy hàng kinh doanh của mình cho bà B. Vì được trả giá cao hơn nên ông A đã chuyển nhượng quầy hàng trên cho anh H và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà B. Bức xúc, bà B cùng chồng là ông P đón đường đập nát xe mô tô của ông A và đánh trọng thương ông A khiến ông phải nhập viện điều trị một tháng. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông A, bà B và ông P.

B. Ông A, anh H, bà B và ông P.

C. Ông A và anh H.

D. Bà B và ông P.

Câu 5: Yếu tố nào tạo nên nội dung của pháp luật?

A. Các quy tắc xử sự chung.

B. Văn bản pháp luật.

C. Quy phạm pháp luật.

D. Cả A, B, C.

Câu 6: Các đặc trưng của pháp luật là?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A, B, C.

Câu 7: Đặc trưng nào của pháp luật để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A, B, C.

Câu 8: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật thể hiện ở đặc trưng nào?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A, B, C.

Câu 9: Đặc trưng nào của pháp luật để phân biệt pháp luật và đạo đức?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Cả A, B, C.

Câu 10: Bản chất của pháp luật là?

A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

B. Bản chất giai cấp và bản chất thống trị.

C. Bản chất thống trị và cưỡng chế.

D. Bản chất cưỡng chế và tự nguyện.

Câu 11: Nhà nước đại diện cho giai cấp nào?

A. Giai cấp thống trị.

B. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp địa chủ.

D. Giai cấp cầm quyền.

Câu 12: Pháp luật mang bản chất xã hội vì?

A. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội.

B. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.

C. Pháp luật vì sự phát triển của xã hội.

D. Cả A, B, C.

Câu 13: Pháp luật do quan hệ nào quy định?

A. Quan hệ chính trị.

B. Quan hệ đạo đức.

C. Quan hệ kinh tế.

D. Cả A, B, C.

Câu 14: Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ nào?

A. Giữa đường lối chính trị của đảng cầm quyền và pháp luật của đạo đức.

B. Giữa các cá nhân trong xã hội.

C. Giữa pháp luật và đạo đức.

D. Giữa kinh tế và chính trị.

Câu 15: Ông A có con gái tên T đang học lớp 11 đã đạt giải học sinh giỏi quốc gia năm học 2017. Khi biết tin T yêu H là thanh niên không nghề nghiệp lại nghiện hút, ông A đã rất bất ngờ. Ông vừa tìm cách giám sát con gái chặt chẽ, vừa thuê D đánh H. Trong một lần ông A về quê, T rủ H đến nhà chơi. Thấy trên bàn trang điểm có chiếc nhẫn kim cương, H lấy trộm và mang bán được 500 triệu đồng rồi xui người yêu cùng bỏ trốn. Trong trường hợp trên, những ai phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Ông A, D và H.

B. Ông A, D, H và T.

C. Ông A, D và T.

D. Ông A, T và H.

Câu 16: Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T.

B. Anh S và Đ.

C. Anh H, M, S và Đ.

D. Anh H, S và Đ.

Câu 17: Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D.

B. Vợ chồng chị N và chị D.

C. Vợ chồng chị V và chị D.

D. Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D.

Câu 18: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Ông A và ông T.

B. Ông A và ông B.

C. Ông B và bố con ông A.

D. Ông A, ông B và ông T.

Câu 19: Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Anh K và anh M.

B. Ông H, ông B, anh K và anh M.

C. Ông H và ông B

D. Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M.

Câu 20: Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông B đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Ông X, anh K và anh N.

B. Anh K, anh N và ông B.

C. Ông X, anh N và ông B.

D. Anh K, anh N và anh S.

Câu 21: Sau khi trúng xổ số 1 tỉ đồng, anh S đã lập tức hoàn thiện hồ sơ cho con gái học lớp 9 đi du học mặc dù vợ, con anh đều phản đối. Trong trường hợp này, anh S đã vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?

A. Tài sản.

B. Nhân thân.

C. Nhân sự.

D. Tài chính.

Câu 22: Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn anh B chồng chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. vốn đã nghi ngờ từ trước, chị A cùng con rể đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi phạm quyền bình đằng trong hôn nhân và gia đình?

A. Chị A, anh B và chị H.

B. Chị A và con rể.

C. Chị A, anh B, con rể và chị H.

D. Chị A, anh B và con rể.

Câu 23: Bác sĩ H được thừa kế riêng một mảnh đất kế bên ngôi nhà gia đĩnh chị đang ở. Khi em trai kết hôn, bác sĩ H tặng lại vợ chồng người em mảnh đất đó dù chồng chị không tán thành. Bác sĩ H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?

A. Kinh doanh.

B. Giám hộ.

C. Tài sản.

D. Nhân thân.

Câu 24: Sau khi cùng vợ nộp đơn thuận tình li hôn ra Tòa án, anh B bàn với chị K kế hoạch tổ chức tiệc cưới. Được tin này, vốn đã nghi ngờ chị K có ý đồ chiếm đoạt tài sản của gia đình, lại được bà nội tên s đã nhiều lần xúi giục nên con trai anh B đã đón đường lăng mạ, sỉ nhục bố và chị K. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Chị K và bố con anh B.

B. Bà S và con trai anh B.

C. Bà S và bố con anh B.

D. Anh B và chị K.

Câu 25: Cô giáo H đã cho Hội khuyến học phường X mượn ngôi nhà cô được thừa kế riêng làm địa điểm mở lóp học tình thương mặc dù chồng cô muốn dành ngôi nhà đó để gia đình nghỉ ngơi vào cuối tuần. Cô giáo H không vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây?

A. Đối lập.

B. Nhân thân.

C. Tham vấn.

D. Tài sản.

Câu 26: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở khi tự ý vào nhà người khác để thực hiện hành vi nào dưới đây?

A. Tuyên truyền thông tin nội bộ.

B. Giới thiệu sản phẩm đa cấp.

C. Tiến hành vận động tranh cử.

D. Cấp cứu người bị điện giật.

Câu 27: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

B. Lực lượng bưu chính viễn thông.

C. Đội ngũ phóng viên báo chí.

D. Nhân viên chuyển phát nhanh.

Câu 28: Cử tri kiến nghị với Đại biểu Quốc hội về vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình công cộng là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Tự chủ phán quyết.

B. Tự do ngôn luận.

C. Quản lí cộng đồng.

D. Quản lí nhân sự.

Câu 29: Thấy con gái mình là chị M bị anh A đe dọa giết phải bỏ nhà đi biệt tích nên ông B đã kể chuyện này với anh D con rể mình. Bức xúc, anh D đã nhờ chị Q bắt cóc con của anh A để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói nhiều ngày tại nhà chị Q, anh A đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

A. Anh A, anh D và chị Q.

B. Ông B, anh D và chị Q.

C. Anh A, ông B và anh D.

D. Anh A, anh D, ông B và chị Q.

Câu 30: Anh D trưởng công an xã nhận được tin báo ông C thường xuyên cho vay nặng lãi nên yêu cầu anh A giam giữ ông C tại trụ sở xã để điều tra. Trong hai ngày bị bắt giam, ông C nhiều lần lớn tiếng xúc phạm, gây gổ dọa đánh anh A. Ngay sau khi trốn thoát, ông C đã bắt cóc và bỏ đói con anh D nhiều ngày rồi tung tin anh A là thủ phạm. Ông C và anh D cùng vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 31: Phát hiện A đang bẻ khóa để lấy trộm xe máy, công an viên B xông vào bắt giữ rồi đưa người và tang vật về trụ sở Công an phường. Vì A kháng cự quyết liệt, anh B đã buông lời nhục mạ và đánh gãy tay A. Trong trường hợp này, anh B không vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về tính mạng.

B. Được bảo hộ về nhân phẩm.

C. Được bảo hộ về sức khỏe.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 32: Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ?

A. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

B. Hiến pháp và pháp luật của nhà nước.

C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

D. Quyền tự do dân chủ của công dân.

Câu 33: Bình đẳng giữa các dân tộc là … trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc. Trong dấu “…” là?

A. Yếu tố quan trọng.

B. Cơ sở quan trọng.

C. Nguyên tắc.

D. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu.

Câu 34: Công dân đi bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã thể hiện bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Giáo dục.

Câu 35: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thể hiện?

A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B. Tham gia vào bộ máy nhà nước.

C. Tham gia thảo luận, góp ý các vẫn đề chung của cả nước.

D. Cả A, B, C.

Câu 36: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa, giáo dục.

D. Quốc phòng – an ninh.

Câu 37: Một hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy được gọi là?

A. Tín ngưỡng.

B. Mê tín.

C. Tôn giáo.

D. Phong tục tập quán.

Câu 38: Các địa điểm: chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là?

A. Cơ sở tôn giáo.

B. Địa điểm tôn giáo.

C. Cơ sở tín ngưỡng.

D. Địa điểm tín ngưỡng.

Câu 39: Ở nước ta hiện nay, đạo nào được nhiều người theo nhất?

A. Đạo Phật.

B. Đạo Cao đài.

C. Đạo Kito.

D. Đạo Thiên chúa.

Câu 40: Quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được dựa trên?

A. Tinh thần tôn trọng pháp luật.

B. Phát huy giá trị văn hóa.

C. Đạo đức, tôn giáo được Nhà nước đảm bảo.

D. Cả A, B, C.

Đáp án

Câu Đáp án Câu Đáp án
1 D 21 B
2 C 22 B
3 B 23 C
4 D 24 B
5 A 25 D
6 D 26 D
7 A 27 A
8 A 28 B
9 B 29 A
10 A 30 D
11 D 31 D
12 D 32 A
13 C 33 D
14 A 34 B
15 A 35 D
16 A 36 C
17 D 37 C
18 D 38 A
19 B 39 A
20 A 40 D

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *