Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử – Đề số 43

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử – Đề số 42

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia môn Lịch sử năm 2022 bao gồm 10 đề thi khác nhau, có đáp án được biên soạn theo Đề Tham Khảo Tốt Nghiệp THPT 2022 môn Lịch Sử, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em ôn thi THPT Quốc gia. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Đề bài

Câu 1: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là

A. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công.

B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18-6-1919).

C. Đọc luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).

D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).

Câu 2: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?

A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.

B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống Pháp.

C. Quốc tế này đề ra đường lối cho Cách mạng Việt Nam.

D. Quốc tế này chủ trương thành lập mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.

Câu 3. Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX là:

A. Mĩ – Anh – Pháp.

B. Mĩ – Liên xô – Nhật Bản.

C. Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản.

D. Mĩ- Đức – Nhật Bản.

Câu 4. “Kế hoạch Mác-san” (1948) còn được gọi là:

A. Kế hoạch phục hưng châu Âu

B. Kế hoạch khôi phục châu Âu

C. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu

D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu

Câu 5. Đồng tiền chung (EURO) được chính thức đưa vào sử dụng ở nhiều nước EU vào:

A. Ngày 1/1/1993

B. Ngày 1/1/1999

C. Ngày 1/1/2000

D. Ngày 1/1/2002.

Câu 6. Kết quả lớn nhất của quân và dân ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là gì?

A. Bảo vệ được cơ quan đầu não kháng chiến của ta.

B. Bộ đội ta được trưởng thành lên trong chiến đấu.

C. Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên địch.

D. Làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc địch phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.

Câu 7. Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950

A. Trận đánh ở Cao Bằng.

B. Trận đánh ở Đông Khê.

C. Trận đánh ở Thất Khê.

D. Trận đánh ở Đình Lập.

Câu 8. Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đó là:

A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản

B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để

C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc

D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.

Câu 9. Quan hệ EU – Việt Nam được thiết lập vào năm nào

A. Năm 1995.                    

B. Năm 1990.

C. Năm 1991.                    

D. Năm 1992.

Câu 10.  Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là gì?

A. Đã tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

B. Khai thông biên giới Việt Trung với chiều dài 750km..

C. Nối liền căn cứ địa việt Bắc với đồng bằng liên khu III, IV

D. Ta đã giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ

Câu 11. Khối quân sự NATO là tên viết tắt của

A. Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á

B. Khối quân sự ở Nam Thái Bình Dương

C. Khối quân sự ở Trung Cận Đông

D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Câu 12. Nguyễn Ái Quốc rời Pari đi Liên Xô vào thời gian nào?

A. Tháng 6 năm 1922.

B. Tháng 6 Năm 1923.

C. Tháng 12 năm 1923.

D. Tháng 6 năm 1924.

Câu 13. Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?

A. Đánh tan quân Pháp ở miền Bắc.

B. Tiêu diệt sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung.

C. Phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp.

D. Bảo vệ thủ đô Hà Nội.

Câu 14. Để học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác  Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở đâu?

ALiên Xô.                      

B. Pháp.

C. Trung Quốc.                

D. Anh.

Câu 15. Tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam là?

A. Kennơđi.                       

B. Nichxon.

C. Clintơn.                          

D. G. Bush.

Câu 16. Việc đầu tư rút ngắn khoảng cách về sự phát triển khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản có nét khác biệt so với các nước tư bản khác là

A. mua bằng phát minh sáng chế và chuyển giao công nghệ.

B. đầu tư cho giáo dục, xem đó là quốc sách hàng đầu.

C. đầu tư chi phí cho nghiên cứu khoa học

D. khuyến khích các nhà khoa học trên thế giới sang Nhật làm việc

Câu 17. Được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn – mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai vào ngày?

A. 15/9/1945                      

B. 23/1/1940

C. 23/9/1945                      

D. 23/9/1946

Câu 18. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu vào thời gian nào?

A. Ngày 8-9-1945.

B. Ngày 18-12-1945.

C. Ngày 18-12-1946.

D. Ngày 19- 12-1946.

Câu 19. Nguyên nhân quan trọng giúp nền kinh tế Nhật đạt mức “thần kì” sau chiến tranh là

A. áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật.

B. vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của nhà nước.

C. các công ty Nhật Bản có tầm nhìn xa, quản lý tốt, biết len lỏi vào thị tường thế giớ.i

D. Yếu tố con người được nhà nước Nhật Bản quan tâm, đầu tư hàng đầu.

Câu 20. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?

A. Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxai.

B. Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.

Câu 21. Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong Đông xuân 1953-1954 là tiến công vào

A. vùng đồng bằng Bắc Bộ, nơi tập trung quân cơ động của Pháp.

B. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu

C. Điện Biên Phủ trung tâm của kế hoạch quân sự Nava.

D. toàn bộ chiến trường Việt Nam, Lào, Camphuchia

Câu 22. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lí cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động.

B. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.

C. Quân sự hóa nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh.

D. Điều kiện tự nhiện và xã hội thuận lợi.

Câu 23. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất của thế giới trong thời gian nào?

A. Từ 1945 đến 1975.

B. Từ 1950 đến 1975.

C. Từ 1975 đến 1991.

D. Từ 1991 đến 2000.

Câu 24. Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1930 là gì?

A. Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

B. Thành lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.

D. Khởi thảo cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 25. Con đường tìm chân lí cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là gì?

A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.

B. Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.

C. Đi sang phương châu Mĩ tìm đường cứu nước.

D. Đi sang phương châu Phi tìm đường cứu nước.

Câu 26. Sự kiện trực tiếp nào đưa đến quyết định của Đảng và chính phủ toàn quốc kháng chiến chống Pháp?

A. Hội nghị Đà Lạt không thành công (18-5-1946).

B. Hội nghị Phôngtennơblô.

C. Pháp chiếm Hải Phòng (11-1946).

D. Tối hậu thư của Pháp ngày 18-12-1946 đòi ta giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng.

Câu 27. Sau 1945, nước ta phải đối mặt với nhiều kẻ thù, nhưng kẻ thù chủ yếu là?

A. Tưởng.                         

B. Anh.

C. Pháp.                             

D. Nhật.

Câu 28. Với thắng lợi của chiến dịch nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân ta đã giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ với

A. Chiến dịch Việt Bắc 1947.

B. Chiến dịch Biên giới 1950.

C. Chiến dịch Quang Trung 1951.

D. Chiến dịch Hòa Bình 1952.

Câu 29. Từ năm 1951, Đảng đã hoạt động công khai với tên gọi mới là?

A. Đảng cộng sản Việt Nam.

B. Việt Nam cộng sản Đảng.

C. Đảng Lao động Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 30. Khẩu hiệu nào do Đảng và chính phủ nêu lên trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950?

A. “Tốc chiến, tốc thắng để nhanh chóng kết thúc chiến dịch”.

B. “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

C. “Tất cả cho chiến dịch để chiến thắng”.

D. “Tất cả để đánh giặc Pháp xâm lược”.

Câu 31. Đặc điểm của quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1925 là gì?

A. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.

C. Quá trình thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.

D. Quá trình chuẩn bị thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam.

Câu 32. Chiến dịch Biên giới bắt đầu vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Ngày 16/9/1950 – Đông Khê. 

B. Ngày 16/9/1950 – Thất Khê.

C. Ngày 6/9/1950 – Đông Khê.

D. Ngày 6/9/1950 – Thất Khê.

Câu 33. Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính đảng vô sản ở Việt Nam?

A. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, con đường cách mạng vô sản.

B. Người đã trình bày trước Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V lập trường, quan điểm về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa.

C. Người ta tiếp nhận được ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và đã có công truyền bá vào nước ta.

D. Sau những năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài Người đã hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc thực dân.

Câu 34. Một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là gì?

A. Truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam.

B. Truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam.

C. Tập hợp giai cấp tư sản dân tộc tham gia cách mạng.

D. Tập hợp thanh niên, tri thức yêu nước tham gia cách mạng.

Câu 35. Mục tiêu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là gì?

A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ phong kiến

B. Đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc

C. Đánh đuổi giặc Pháp lập nên nuớc Việt Nam độc lập

D. Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua thiết lập dân quyền

Câu 36. Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926 – 1929) có ý nghĩa gì đối với sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam?

A. Là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc, dân chủ.

B. Là yếu tố dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Đã tập hợp đông đảo các lực lượng xã hội chống đế quốc, phong kiến.

D. Tiếp nhận các trào lưu tư tưởng tiến bộ truyền bá vào Việt Nam.

Câu 37. Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc?

A. Do yêu cầu cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối.

B. Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ cần có tổ chức lãnh đạo.

C. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

D. Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

Câu 38. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã truyền bá lí luận nào dưới đây vào Việt Nam?

A. Chủ nghĩa Mác – Lênin.

B. Lí luận giải phóng dân tộc.

C. Chủ nghĩa Tam dân.

D. Tư tưởng đấu tranh giai cấp.

Câu 39. Biểu hiện nào đưới đây không phản ánh đúng sự phát triển của phong trào công nhân (1926-1929)?

A. Trở thành nòng cốt trong phong trào dân tộc.

B. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế là chủ yếu.

C. Phong trào đấu tranh đòi mục tiêu về kinh tế và chính trị.

D. Phong trào phát triển mạnh có sự đoàn kết giữa các ngành, các địa phương.

Câu 40. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc chưa thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam vì lí do nào dưới đây?

A. Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản.

B. Pháp tăng cường đàn áp phong trào cách mạng.

C. Lực lượng cách mạng chưa được tập hợp, giác ngộ đầy đủ.

D. Công nhân chưa trưởng thành, Chủ nghĩa Mác – Lênin chưa được truyền bá rộng rãi.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

D

11

D

21

B

31

A

2

A

12

B

22

A

32

A

3

C

13

B

23

A

33

C

4

A

14

B

24

A

34

A

5

D

15

C

25

A

35

D

6

A

16

A

26

D

36

B

7

B

17

C

27

C

37

B

8

A

18

D

28

B

38

B

9

B

19

D

29

C

39

B

10

D

20

B

30

B

40

D

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 81, suy luận.

Cách giải:

Ngày 25-12-1920, Nguyễn Ái Quốc đứng về đa số đại biểu Đại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc đã trở thành đảng viên cộng sản.

=> Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước chân chính trở thành một đảng viên cộng sản.

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 81, suy luận. 

Cách giải:

Sự phản bội của Quốc tế II đòi hỏi giai cấp công nhân thế giới phải thành lập tổ chức cách mạng của mình. Tháng 3-1919, tại Mátxcơva, Lênin và các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới đã thành lập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản). Sự ra đời của tổ chức cách mạng này đã mang lại cho sự nghiệp cách mạng vô sản và giải phóng dân tộc trên thế giới sức mạnh với khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại”. Quốc tế Cộng sản cũng đã trở thành hậu thuẫn vững chắc cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đông Dương, một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.

=> Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản tại Đại hội Tua (tháng 12/1920) vì Quốc tế cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 72.

Cách giải:

Đến thập niên 70 của thế kỉ XX, trên thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới là: Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 8.

Cách giải:

Kế hoạch Macsan còn được gọi là kế hoạch phục hưng châu Âu.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 52.

Cách giải:

Ngày 1/1/2002, đồng tiền chung châu Âu (EURO) chính thức được đưa vào sử dụng ở nhiều nước EU, thay cho đồng bản tệ.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 134, suy luận.

Cách giải:

Tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương, thực hiện tiến công căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

=> Kết quả lớn nhất mà ta đạt được trong chiến dịch Việt Bắc là: bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 137, suy luận.

Cách giải:

Trong chiến dịch Biên giới, trận Đông Khê là trận mở màn, có vai trò quan trọng, chiếm được Đông Khê sẽ tạo điều kiện cắt đứt hệ thống phòng ngự trên Đường số 4.

Chọn: B

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 88.

Cách giải:

Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã xác định con đường cách mạng Việt Nam là: tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 52.

Cách giải:

Năm 1990, quan hệ Việt Nam – EU chính thức được thiết lập, mở ra thời kì phát triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa hai bên.

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: Phân tích kết quả của chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, nhận xét.

Cách giải:

Trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. Đây là trận chủ động tiến công đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi. Kết quả này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giai đoạn sau của cuộc kháng chiến, buộc Pháp phải đề ra các kế hoạch mới nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường.

Chọn: D

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 59.

Cách giải:

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương viết tắt là NATO.

Chọn: D

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 82.

Cách giải:

Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10-1923) và Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924).

Chọn: B

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 136.

Cách giải:

Tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Chọn: B

Câu 14.

Phương phápsgk trang 82, suy luận.

Cách giải:

Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công. Nguyễn Ái Quốc từ Luân Đôn (Anh) trở về Pari (Pháp) hoạt động cách mạng. Sau khi xác định được con đường cứu nước mới cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng tháng Mười Nga ở Pháp.

Chọn: B

Câu 15.

Phương pháp: Liên hệ lịch sử ngoại giao Việt Nam – Mĩ

Cách giải:

B. Clintơn là tổng thống Mĩ đầu tiên sang thăm Việt Nam.

Chọn: C

Câu 16.

Phương pháp: sgk trang 54, suy luận.

Cách giải:

Khác với các nước tư bản khác, Nhật Bản luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển khoa học – kĩ thuật bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD.

Chọn: A

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 125.

Cách giải:

Đên 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Chọn: C

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 130.

Cách giải:

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ vào ngày 19-12-1946.

Chọn: D

Câu 19.

Phương pháp: Phân tích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản, đánh giá.

Cách giải:

Nếu như đối với sự phát triển kinh tế của Mĩ thì khoa học – kĩ thuật là nguyên nhân quan trọng nhất vì Mĩ là quốc gia đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Tuy nhiên, đối với Nhật Bản lại khác, một đất nước thất bại trong cuộc chiến tranhh thế giới thứ hai nên phải gánh chịu hậu quả nặng nề; tài nguyên thiên nhiên lại nghèo nàn, cơ cấu kinh tế chưa cân đối và sự canh tranh quyết liệt của các nước tư bản. Chính vì thế, sức mạnh của con người Nhật Bản đóng vai trò quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển thần kì của đất nước Nhật Banr ở giai đoạn 1960 – 1973.

Chọn: D

Câu 20.

Phương pháp: sgk trang 81.

Cách giải:

Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản.

Chọn: B

Câu 21.

Phương pháp: sgk trang 147.

Cách giải:

Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong Đông xuân 1953-1954 là tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

Chọn: B

Câu 22.

Phương pháp: sgk trang 42, suy luận.

Cách giải:

Khác với Nhật Bản, con người được coi là vốn quý, là nhân tố quyết định hàng đầu thì đối với Mỹ, nơi khởi nguồn của cách mạng khoa học – kĩ thuật thì nhân tố quyết định hàng đầu đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ là ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

Chọn: A

Câu 23.

Phương pháp: sgk trang 42.

Cách giải:

Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới (1945 – 1975), Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất thế giới. Từ những năm 70 của thế kỉ XX trở đi có thêm Nhật Bản và Tây Âu.

Chọn: A

Câu 24.

Phương pháp: Nhận xét công lao của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1930, đánh giá.

Cách giải:

Từ năm 1911 – 1930, Nguyễn Ái Quốc có nhiều công lao đối với cách mạng Việt Nam:

1. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản.

2. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng.

3. Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.

4. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

=> Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Chọn: A

Câu 25.

Phương pháp: So sánh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc với các bậc tiền bối: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,… nhận xét.

Cách giải:

– Phan Bội Châu: sang Nhật Bản là để học tập, ông tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang học tập tại các trường của Nhật Bản. Tuy nhiên, bản chất của các nước đế quốc và giống nhau, sau đó Phan Bội Châu và học sinh Việt Nam bị trục xuất về nước do Pháp câu kết với Nhật.

– Phan Châu Trinh: dựa vào Pháp để cải cách đất nước, phát triển sức mạnh thực lực, đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.

– Nguyễn Ái Quốc: đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước cho dân tộc mình, không phải là cầu viện hay dựa vào phương Tây để đánh Pháp. Bởi muốn giành độc lập chỉ có thể dựa vào lực lượng của bản thân mình. Đó là cuộc cách mạng tự giải phóng.

Chọn: A

Câu 26.

Phương pháp: sgk trang 130, suy luận.

Cách giải:

Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Sự kiện này đã tác động trực tiếp khiến hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng trong hai ngày 18 và 19-2-1946 đã quyết định phát động cả nước kháng chiến.

Chọn: D

Câu 27.

Phương pháp: Dựa trên đặc điểm và hành động của từng kẻ thù, suy luận.

Cách giải:

Sau năm 1945, Việt Nam phải đối mặt với ngoại xâm và nội phản, trong đó Pháp là kẻ thù chủ yếu và nguy hiểm nhất:

– Pháp đã có dã tâm xâm lược Việt Nam từ trước đó, sau Cách mạng tháng tám 1945 Pháp vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

– Pháp có nhiều hành động chống phá cách mạng nước ta.

+ Ngày 2-9-1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, thực dân Pháp đã xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.

+ Ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp đem quân đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn => mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

Chọn: C

Câu 28.

Phương pháp: sgk trang 138.

Cách giải:

Với chiến thắng Biên giới, quân đội ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

Chọn: B

Câu 29.

Phương pháp: sgk trang 140.

Cách giải:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2/1951), đã quyết định ở Việt Nam Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam.

Chọn: C

Câu 30.

Phương pháp: Phân tích sự chuẩn bị của Đảng và nhân dân trước và trong chiến dịch­, liên hệ.

Cách giải:

Trong quá trình hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Để đáp ứng yêu cầu to lớn của cuộc kháng chiến, không những chỉ cần huy động hàng chục nghìn nhân công mà còn phải tổ chức thêm một lực lượng trẻ, để phục vụ kháng chiến. Lực lượng này bao gồm những thanh niên tình nguyện, đội quân chủ lực trong dân công mở đường, bảo vệ cầu, vận chuyển lương thực đạn dược… Vì mục tiêu “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng”, Hồ Chủ Tịch đã trực tiếp chỉ thị cho Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành lập đội thanh niên xung phong để phục vụ chiến trường. Ngày 15/7/1950, đội thanh niên xung phong được thành lập. Chiến dịch Biên giới mở đầu những trang sử vẻ vang của đội. Ngày 19/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới vùng biên giới để kiểm tra việc sửa chữa cầu đường từ Thái Nguyên đi Cao Bằng, thăm lực lượng thanh niên xung phong mở đường và một số đơn vị vận tải, kho tàng dọc tuyến.

Chọn: B

Câu 31.

Phương pháp: Dựa trên hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

–  Chuẩn bị về tư tưởng chính trị: lý luận giải phóng dân tộc được truyền bá vào nhân dân, đã có những bài giảng cho thanh niên, trí thức yêu nước về lí luận giải phóng dân tộc để về nước truyền bá lại trong nhân dân => thay đổi nhận thức của các giai cấp => phát triển phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

– Chuẩn bị về tổ chức: tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản, từ tổ chức này sau đó đã phát triển và phân hóa thành ba tổ chức cộng sản khác nhau, đặt ra yêu cầu cần thống nhất thành một Đảng Cộng sản duy nhất. 

=> Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chọn: A

Câu 32.

Phương pháp: sgk trang 137.

Cách giải:

Mở đầu chiến dịch Biên giới, ngày 16-9-1950, các đơn vị quân đội ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vị trí Đông Khê.

Chọn: A

Câu 33.

Phương pháp: Phân tích hoạt động của Nguyễn Ái Quốc, đánh giá.

Cách giải:

Sau khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, góp phần chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.

Chọn: C 

Câu 34.

Phương pháp: sgk trang 84, suy luận.

Cách giải:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã truyền bá lí luận giải phóng dân tộc đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam, đặc biệt là tổ chức phong trào “vô sản hóa” vào năm 1928. Đây là một trong những vai trò quan trọng của Hội.

Chọn: A

Câu 35.

Phương pháp: sgk trang 85.

Cách giải:

Mục tiêu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là: Đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

Chọn: D

Câu 36.

Phương pháp: sgk trang 89, suy luận.

Cách giải:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của ba yếu tố: phong trào công nhân + phong trào yêu nước + Chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

=> Sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam (1926 – 1929) là một yếu tố quan trọng dẫn tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chọn: B

Câu 37.

Phương pháp: Dựa vào tình hình Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, suy luận.

Cách giải:

Cuối những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác phát triển, kết thành một làn sóng dân tộc, dân chủ ngày càng lan rộng. Sự phát triển đó đặt ra yêu cầu phải có một tổ chức mới thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tiếp tục lãnh đạo quần chúng đấu tranh => Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời vào năm 1929 để đáp ứng nhu cầu khách quan trên của cuộc vận động giải phóng dân tộc.

Chọn: B

Câu 38.

Phương pháp: sgk trang 84.

Cách giải:

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên truyền bá lí luận giải phóng dân tộc đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Chọn: B

Câu 39.

Phương pháp: Nhận xét phong trào công nhân giai đoạn 1926 – 1929, đánh giá.

Cách giải:

– Các đáp án A, C, D: đều là đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1926 – 1929.

– Đáp án B: từ cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925), phong trào công nhân đã bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác => Phong trào đấu tranh chủ yếu đòi mục tiêu kinh tế là đặc điểm của phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1924.

Chọn: B

Câu 40.

Phương pháp: Phân tích tình hình và phong trào đấu tranh ở Việt Nam năm 1925, đánh giá.

Cách giải:

 Một chính đảng muốn thành lập cần hội tụ các nhân tố sau:

+ Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá sâu rộng.

+ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.

– Tuy nhiên, đến thời điểm năm 1925, nhưng yếu tố trên vẫn chưa hội tụ đầy đủ.

+ Hạt giống của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa thực sự ăn sâu bám rễ vào mảnh đất cách mạng Việt Nam.

+ Phong trào công nhân đến năm 1925 tuy có bước phát triển song vẫn chưa vượt qua khuôn khổ của cuộc đấu tranh mang tính tư phát.

=> Xét thực tế cách mạng Việt Nam trong năm 1925, công nhân chưa trưởng thành, chủ nghĩa Mác Lê-nin chưa được truyền bá rộng rãi nên chưa thành lập được một chính đảng vô sản ở Việt Nam.

Chọn: D

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận