Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Hóa – Đề 50

Blog chia sẻ Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Hóa năm 2022, giúp bạn ôn luyện và chuẩn bị cho thật tốt cho kì thi THPT sắp tới.

Xem thêm: Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Hóa – Đề 49

Đề bài

Câu 1. Cho các bệnh sau:

(1) Máu khó đông

(2) Bạch tạng

(3) Pheninketo niệu

(4) Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm

(5) Mù màu

Có bao nhiêu bệnh được biểu hiện ở cả nam và nữ với xác suất ngang nhau?

A. 2                                        

B. 3

C. 4                                        

D. 1

Câu 2. Gen quy định nhóm máu ở người gồm 3 alen: IA, IB, IO. Trong trường hợp biết nhóm máu của bố, mẹ sẽ xác định được kiểu gen của bố, mẹ nếu con có nhóm máu

A. AB                                    

B. A

C. O                                      

D. B

Câu 3. Hình trên mô tả bệnh nhân bị

A. hội chứng Đao.

B. bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

C. bệnh máu khó đông.

D. hội chứng Claiphentơ.

Câu 4. Đặc điểm di truyền của bệnh mù màu đỏ và xanh lục là

A. tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là ngang nhau.

B.  mẹ bình thường có thể sinh con trai bị bệnh.

C. khi cả bố và mẹ bình thường thì chắc chắn sinh con trai bình thường.

D. bố bị bệnh chắc chắn sinh con trai bị bệnh.

Câu 5. Ở người, tính trạng thuận tay là do một loocut trên NST thường chi phối, alen A qui định thuận tay phải là trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Ở một quần thể người đang cân bằng di truyền, người ta nhận thấy có 16% dân số thuận tay trái. Theo lý thuyết, xác suất để một cặp vợ chồng thuận tay phải trong quần thể nói trên sinh ra đứa con đầu lòng thuận tay trái là

A. 13,92%                             

B. 25%

C. 10,24%                             

D. 8,16%

Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư?

A. Cơ chế gây bệnh do đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.

B. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào.

C. Đột biến gây bệnh chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục.

D. Bệnh được hình thành do đột biến gen ức chế khối u và gen quy định các yếu tố sinh trưởng.

Câu 7. Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là bệnh phêninkêtô niệu. Người bệnh không chuyển hóa được axit amin phêninalanin thành tirôzin làm axit amin phêninalanin ứ đọng trong máu,  chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

(2) Bệnh có khả năng chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm.

(3) Bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí.

(4) Bệnh do gen đột biến không tạo được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin.

A. 1                                        

B. 4

C. 2                                        

D. 3

Câu 8. Cho các bệnh và tật di truyền sau:

(1) Bệnh phêninkêto niệu.  (2) Hội chứng Đao.

(3) Hội chứng Tơcnơ. (4) Bệnh máu khó đông.

(5) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm  (6) Bệnh Đao

Những bệnh hoặc hội chứng bệnh nào có nguyên nhân do đột biến gen:

A. (1), (3), (6).                   

B. (1), (4), (6)

C. (2), (4), (5).                   

D. (1), (4), (5).

Câu 9. Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là

A. Đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau.

B. Thế hệ sau kém phát triển  dần.

C. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình

D. Thế hệ sau có những biểu hiện suy giảm trí tuệ.

Câu 10. Những biện pháp được dùng để bảo vệ vốn gen loài người:

(1) Tạo môi trường sạch.

(2) Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

(3) Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra nhiều cá thể giống nhau.

(4) Sử dụng liệu pháp gen. Số biện pháp đúng:

A. 2                                        

B. 4

C. 1                                        

D. 3

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

B

2

C

3

A

4

B

5

D

6

C

7

D

8

D

9

C

10

D

Câu 1

Các bệnh được biểu hiện ở cả nam và nữ với xác suất ngang nhau là: bạch tạng,thiếu máu hình cầu lưỡi liềm, pheninketo niệu.

Mù màu và máu khó đông do gen lặn trên X nên xác suất xuất hiện ở nam cao hơn ở nữ.

Chọn B

Câu 2

Nếu con có nhóm máu O thì ta có thể xác định kiểu gen của bố mẹ, khi đó bố mẹ sẽ có kiểu gen dị hợp về nhóm máu đã biết.

Chọn C

Câu 3

Người trên ảnh có các đặc điểm: cổ ngắn, mắt xếch , khoảng cách 2 mắt xa ta có thể kết luận người này mắc hội chứng Đao.

Chọn A

Câu 4

Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X quy định nên tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là khác nhau, mẹ nình thường có thể sinh con trai bị bệnh do người mẹ mang gen gây bệnh, người con nhận NST X mang gen gây bệnh từ mẹ và Y từ bố.

Ý A,C,D đều sai.

Chọn B

Câu 5

Phương pháp:

Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1

Cách giải:

A :  thuận tay phải trội hoàn toàn so với a : thuận tay trái aa = 16% →   fa = √0,16 =0,4

→  fA = 1 – fa = 0,6

Cấu trúc di truyền của quần thể là:  0,36 AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1

Đẻ sinh được con thuận tay trái , 2 vợ chồng thuận tay phải cần có KG Aa

Xác suất 1 người có KG Aa là 0,480,48+0,36=47

XS để một cặp vợ chồng thuận tay phải sinh ra đứa con đầu lòng thuận tay trái là 47×47×14=8,16%

Chọn D  

Câu 6

Nhận định sai về bệnh ung thư là: C vì đa số bệnh ung thư xuất hiện ở các tế bào xôma

Chọn C

Câu 7

Các phát biểu đúng về bệnh phêninkêtô niệu là: (1), (3), (4)

Ý (2) sai vì không thể chữa trị hoàn toàn.

Chọn D

Câu 8

Những bệnh, hội chứng do đột biến gen là: 1, 4 ,5

(2), (3), (6) là do đột biến số lượng NST

Chọn D

Câu 9

Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình

Chọn C

Câu 10

Những biện pháp dùng để bảo vệ vốn gen loài người là :1.2.4

Chọn D

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận